Ngôi chùa gắn với đàn voi chiến của Hà Nội xưa

Ngôi chùa này xưa kia nằm trên bãi nuôi voi chiến của nhà Lê – Trịnh. Không chỉ thờ Phật, chùa còn thờ cả những người có công huấn luyện voi chiến ở kinh thành Thăng Long xưa.
Nằm trên phố Ngô Sĩ Liên, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, chùa Phổ Giác là một ngôi chùa cổ có một lịch sử thú vị khi gắn liền với những chú voi ở Hà Nội xưa.
Theo sử sách, chùa được khởi dựng bên bờ hồ Hoàn Kiếm trong khoảng năm 1770-1774, dưới thời Hậu Lê. Cái tên Phổ Giác có ý nghĩa là phổ cập và giác ngộ Phật pháp cho chúng sinh.
Do được xây trên bãi đất vốn là nơi tập trung các tàu voi của lực lượng tượng binh nhà Lê – Trịnh, chùa còn có tên là chùa Tàu Tượng hay Tàu Voi và thường được gọi ngắn gọn là chùa Tàu.
Tới khi Pháp chiếm Hà Nội và lấy đất chùa xây tòa đốc lý (nay là Trụ sở UBND thành phố Hà Nội), chùa dời xuống khu vườn của Viện Thái Y cũ, là vị trí hiện nay.
Dù không còn nằm trên đất của tàu voi cũ, dân chúng vẫn gọi là chùa Tàu và dựng tượng voi để ghi nhớ về lịch sử của chùa.
Về kiến trúc, chùa Phổ Giác được xây theo lối truyền thống với hệ thống công trình bao gồm cổng tam quan, chính điện, nhà Mẫu và nhà Tổ. Trong đó, tam quan được xây dựng theo kiểu hang đá rất độc đáo.
Khu chính điện gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường có bảy gian tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Hậu cung nằm phía sau, nối với tiền đường thành hình chữ “Đinh”.
Tòa điện Mẫu của chùa có sáu gian, gồm bốn gian thờ và hai gian tiếp khách. Nhà thờ Tổ cũng có sáu gian.
Hệ thống Tượng Phật và đồ thờ của chùa Phổ Giác rất đa dạng và phong phú với 20 tượng ở chùa chính, 11 pho ở nhà Mẫu, 6 pho ở nhà Tổ cùng nhiều hoành phi, câu đối được tạo tác tinh xảo.
Ngoài thờ Phật, thờ Mẫu như nhiều chùa khác, chùa còn thờ Tổ Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi giỏi đã xuống tóc quy y cửa Phật thời vua Lê – chúa Trịnh.
Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, nổi bật là văn bia Dương Võ bi kí, ghi danh ba vị có công huấn luyện voi chiến, được xem như ba tổ sư công tượng.
Vào năm 1991, chùa Phổ Giác đã được công nhận là Di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia của Việt Nam.
Theo: Kiến thức
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Một thoáng bình yên chùa Vạn Linh, Long An Trần Bảo
- Chùa Bà Thiên Hậu – ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn CTV
- Chùa Ngũ Xá - Nơi an vị pho tượng Phật khổng lồ đặc biệt của Hà Nội Thiện Minh
- Chùa Âng – kiệt tác chùa Khmer nghìn năm tuổi ở Trà Vinh Thiện Minh (TH)
- Đầu xuân thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam Cao Xuân Lương - Báo Công An Nhân Dân
- Bia đá 400 tuổi trong chùa Thiên Mụ Võ Thạnh
- Ngắm chánh điện tổ đình Từ Hiếu (cố đô Huế) trước và sau trùng tu Quảng Điền
- Chiều về trên chùa núi cao Tâm Không Vĩnh Hữu
- Tượng Phật từ đá quý nguyên khối trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội Toàn Vũ
- Ngôi chùa có tượng Phật bốn tay lâu đời nhất Việt Nam Thanh Tâm
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THÔNG BÁO V/v: Tuyển Sinh Lớp “Luật Tạng Phật Giáo” Online
- THÔNG BÁO V/v: Tuyển sinh lớp “LUẬT TẠNG” Phật giáo Online Tịnh Luật Viện - chùa Đại Từ Ân
- Chuyện cụ già tu mướn
- Có một loại phước kỳ lạ
- Trung ương Giáo hội hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565
- TP.Hồ Chí Minh: Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Thái Lan - Malaysia tại chùa Phổ Minh
- Điểm danh những kỳ quan tâm linh ở độ cao lớn nhất thế giới
- Chùa Thầy – ngôi chùa cổ nằm trên mình Rồng
- Khai quật hàng chục pho tượng Phật nghìn năm tuổi
- Chùa Bà Thiên Hậu – ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)