Phỏng vấn nhanh HT. Thích Giác Toàn

Hiền Huy Hòa Hiệp: Kính bạch Hòa Thượng, xin cho chúng con biết đôi nét tiểu sử về bản thân Hòa Thượng ạ?
Hòa Thượng: Thích Giác Toàn: Nhà sư mồ côi Cha trong bụng Mẹ!!!, Mẹ sinh ra rồi nuôi dưỡng tới năm nhà sư 13 tuổi thì Mẹ qua đời... Năm 14 tuổi, đi tu ở Tịnh xá Mỹ Đức - TP Mỹ Tho.
Năm 1962 - 1965: Nhà sư tu ở hai tỉnh Mỹ Tho và Bến Tre.
Tháng 11 năm 1965: Nhà sư lên Sài Gòn, nương tựa tu học tại Tịnh Xá Trung Tâm tới nay trên 45 năm.
Hiền Huy Hòa Hiệp: Xin Hòa Thượng giới thiệu sơ lược về Tịnh Xá Trung Tâm, Hòa Thượng là Trụ Trì đời thứ mấy tại Tịnh Xá ạ?
Hòa Thượng: Thích Giác Toàn: Tịnh Xá Trung Tâm xây dựng vào tháng 4 năm 1965, do Hòa Thượng - Pháp Sư Giác Nhiên khai sơn. Ngay từ buổi đầu, Tịnh Xá Trung Tâm nguyên là trụ sở của Giáo Hội Tăng Gìa Khất Sĩ Việt Nam.
Từ 1965 - 1976: qua 6 đời Trụ trì ( trước năm 1975, các Tịnh xá địa phương theo quy định chung 3 tháng đổi Trụ trì theo truyền thống Hệ Phái Khất Sĩ. Sau này là 6 tháng hoặc 1, 2 năm thay đổi Trụ trì ). Nhà sư nối
tiếp Trụ trì từ năm 1978 cho tới nay.
Hiền Huy Hòa Hiệp: Kính xin Hòa Thượng hoan hỷ cho chúng con biết những hoạt động chính của Hòa Thượng trong suốt hơn 40 năm qua ( 1970 - 2010 ) là gì ạ?
Hòa Thượng: Thích Giác Toàn: Nhà sư thọ giới Cụ túc Tỳ kheo năm 1968. Từ đó đến năm 1975 - nhà sư thường theo Giáo đoàn du Tăng đi hành đạo thuyết pháp và làm những công tác từ thiện xã hội.
Sau năm 1975, đất nước hòa bình độc lập, nhà sư cũng tiếp tục công việc thuyết giảng kinh pháp và từ thiện xã hội.
Trong 2 năm: 1980 - 1981, tham gia ban vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam.
Tháng 11 năm 1981, khi trở thành giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nhà sư tham gia tích cực vào hai công tác trọng tâm là Hoằng Pháp và Giáo dục Tăng Ni của Giáo Hội Phật Giáo trong suốt gần 30 năm qua.
Hiền Huy Hòa Hiệp: Nhận được bằng Tiến Sĩ Danh Dự Về Phật Học do trường đại học Mahachulalongkorn – Thái Lan trao tặng. Hòa Thượng có bất ngờ không ạ? Và cảm xúc của Hòa Thượng lúc đó ra sao ạ?
Hòa Thượng: Thích Giác Toàn: Ban đầu nghĩ mình không được đi học, nhưng nghĩ lại mấy chục năm đóng góp làm việc bên Giáo Hội không mệt mỏi, một lòng phụng sự vì Phật Pháp, và qua sự giới thiệu của Chư Tôn Đức Học Viện Phật Giáo tới Thái Lan. Nhà sư cảm động về đạo tình và nhân duyên ân hưởng phúc duyên tam bảo về tinh thần.
Hiền Huy Hòa Hiệp: Hòa Thượng có chia sẻ và nhắn nhủ gì với Tăng Ni Khất Sĩ nói riêng và Phật tử nói chung ạ?
Hòa Thượng: Thích Giác Toàn: Trong mùa An Cư Kiết Hạ vừa qua có nhiều bài trong kinh A Hàm, những lời di huấn của Sư Tổ Minh Đăng Quang. Và tình cờ có thêm bản sách tự truyện Thánh Nghiêm. Người tu cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nói chung, Khất Sĩ nói riêng phải luôn nỗ lực tinh tấn xiển dương Chánh Pháp, rộng đón chúng sanh và đền ơn Chư Phật.
Chúng con xin gởi lời thành kính tri ân tới Hòa Thượng đã dành chút ít thời gian phỏng vấn, nguyện cầu hồng ân tam bảo gia hộ tới Hòa Thượng luôn An Lạc, Phật sự viên mãn.
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT – MA HA TÁT.
09/09/2010.
HIỀN HUY HÒA HIỆP.
ĐT: 0909.028.396
- Lễ Khánh Thành Bảo Tháp Thờ Ni Trưởng Thượng DIỆU Hạ TỪ Tại Chùa DIỆU QUANG Sacramento, California Thích Nữ Giới Hương
- Theo bước chân Thầy Tâm Hương
- Quảng Nghiêm thiền sư và bài kệ thị tịch Khải Tuệ
- Thi ca Huyền Không với tuổi thơ học đạo Thích Phước An
- Thi sĩ Quách Tấn với đạo Phật HT. Thích Phước Sơn
- Lý Thái Tổ và Chiến Lược Xây Dựng Đất Nước Minh Mẫn
- Trí Nhu và sự nối kế Thiền Trúc Lâm Yên Tử Thiền Phong
- Nhận thức mới về Phật giáo của Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm qua Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh Ths. Trần Hoàng Hùng (Thích Hạnh Tuệ)
- Vạn Hạnh thiền sư và công cuộc khởi nghiệp của triều Lý PGS-TS. Phạm Quang Trung
- Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng đất nước Minh Mẫn
- Thượng tọa Thích Chơn Không: Tài pháp nhị thí Hiền Huy Hòa Hiệp
- Khuông Việt thiền sư hay phức thể dung hội Nho- Phật Trần Trọng Dương
- Tác gia hoàng đế - thi nhân Lý Nhân Tông trong tiến trình văn học sử thời Lý PGS. TS. NGUYỄN HỮU SƠN
- Danh nhân Nguyễn Trãi: sự hội tụ những tinh hoa của văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần (Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và 630 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi) PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ
- Đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông - nhà văn hóa lớn của đất nước Đại Việt GS. NGND Nguyễn Đình Chú
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Bình Dương: Ngày tu An Lạc dành cho người khiếm thị tại Thiên Quang Ni Tự
- Lễ Tưởng Niệm 49 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân (20/04/1963 - 20/04/2012 ÂL)
- Quan Âm Tu Viện Trao Giải Thiết Trí Bàn Thờ Phật Đản Tại Tư Gia
- TP. HCM: Khóa Tu Gieo Hạt Từ Tâm Dành Cho Thiếu Nhi tại Quan Âm tu viện
- Lễ ra mắt TẠNG VÔ TỶ PHÁP - ABHIDHAMMA
- Phật giáo Nguyên Thủy tổ chức Đại lễ Vesak 2012
- TP.HCM: Long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2556
- Triển Lãm Tem Bưu Chính Các Nước Và Tranh Ghép Tem Đề Tài Phật giáo
- Thiền Viện Vạn Hạnh Chuẩn Bị Đại Lễ Phật Đản 2556
- Bình Dương: Thiên Quang Ni Tự - Phát Học Bổng Cho Học Sinh - Sinh Viên
Được quan tâm nhất

![]() |
Danh nhân Nguyễn Trãi: sự hội tụ những tinh hoa của văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần (Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và 630 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi) 24/07/2010 21:38:00 |
![]() |
Phỏng vấn nhanh HT. Thích Giác Toàn 09/09/2010 10:15:00 |
![]() |
Thượng tọa Thích Chơn Không: Tài pháp nhị thí 12/08/2010 08:10:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)