Trung Quốc: Ngôi Danh lam Cổ Tự Long Hưng, Chánh Định - Hà Bắc

Đã đọc: 2302           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Ngôi Danh lam Cổ Tự Long Hưng (隆興古寺), tục gọi là Đại Phật Tự (大佛古寺), tọa lạc tại Thạch Gia Trang, Huyện Chánh Định, Tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ngôi Danh lam thắng cảnh này đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia, là một đơn vị được bảo vệ trọng điểm của một trong 10 ngôi Danh lam Cổ Tự nổi tiếng của Trung Quốc.

Ngôi Danh lam Cổ Tự Long Hưng (隆興古寺) được kiến tạo vào triều đại nhà Tùy, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 6 (586), buổi sơ khai với danh hiệu Long Tàng Tự (龍藏寺).

Năm 971, Bắc Tống niên hiệu Khai Bảo năm thứ tư, phụng Tống Thái tổ Triệu Khuôn Dẫn sắc chỉ chú tạo tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng cao 21,3 mét và xây dựng Đại Bi các. Kể từ đó, các triều đại Nguyên, Minh tiếp tục trùng tu xây dựng kiến trúc khác nhau theo các thế hệ.

Đến đời nhà Thanh, Hoàng đế Khang Hy và Càn Long hai lần duy tu quy mô.

Năm 1710, niên hiệu Khang Hy năm thứ 49 sắc chỉ ban Tứ ngạch “Long Hưng Tự” (隆興寺”.

Ngôi Danh lam Cổ Tự Long Hưng (隆興古寺) chiếm tổng diện tích 85.200 mét vuông, chủ yếu kiến trúc từ hướng Nam đến Bắc như Chiếu bích, Thạch kiều, Thiên Vương điện, Đại Giác Lục Sư điện (Di chỉ, Ma Ni điện, Bài lâu, Giới đàn, Từ Thị các, Chuyển Luân Tàng các, Đại Bi các, Ngự Thư lâu, Tập Khánh các, Di Đà điện, Tỳ Lô điện). Sáu Di tích tại Bản tự này được tôn xưng là Văn vật tối cao toàn quốc.

 Chuyên gia Lương Tư Thành đánh giá và ca ngợi kiến trúc xây dựng Ma Ni điện này là một trong những kiến cổ xưa nhất thế giới của triều đại nhà Tống còn tồn tại đến nay.

Tiên sinh Lỗ Tấn ca ngợi Bảo tọa Quan Âm, Chuyển Luân tàng, đệ nhất Long Tàng Đại Bi, tôn tượng Phật Tỳ Lô bằng đồng cổ đại tối cao nhất của Trung Quốc, và được tôn vinh “Đông phương mỹ thần (東方美神).

Ngoài ra, Bản Tự cũng đã thiết lập triển lãm Di sản Văn vật phía Đông Bắc, như một Đại Lâm viên, Long Đằng Uyển để du khách thưởng lãm.

Ngôi Long Hưng Cổ tự thiên niên Cổ sát này, với một nét kiến trúc mỹ thuật duyên dáng tuyệt vời, tạo nét quyến rũ thu hút các giới lãnh đạo, giới văn nghệ sĩ trí thức, tao nhân mặc khách trãi qua nhiều thế hệ.

Từ đầu đến cuối đời nhà Thanh, ngôi Đại Già lam Long Hưng Cổ Tự luôn được sự quan tâm của các vị đế vương đương triều, đặc biệt Minh quân Phật tử Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Quang Tự và Từ Hy Thái Hậu xa giá đến chùa Dâng hương, Lễ Phật, Tụng kinh.

Từ năm 1974, đã có hơn 70 nhà lãnh đạo quốc gia Trung Quốc quá khứ và hiện tại như Ông Điền Kỷ Vân, nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc, Ông Bạc Nhất Ba, nguyên Phó Chủ tịch Ban Cố Vấn Trung ương Trung Quốc, Ôn Lý Bằng, nguyên Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Ông Lý Thụy Hoàn, nguyên Cựu Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, Ông Bành Trùng, nguyên Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, Bành Bội Vân, nguyên cựu chủ tịch Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc, Ông Tiền Kỳ Sâm, nguyên phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trung Quốc, Giang Trạch Dân, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ông Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Khương Xuân Vân, nguyên Bí thư Sơn Đông → Bí thư Trung ương, Phó Thủ tướng Trung Quốc. . . đến kính viếng ngôi Danh lam Cổ Tự Long Hưng (隆興古寺) này.

Vào ngày 05/11/2001, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân (江澤民) đến kính viếng, đánh giá cao công trình kiến trúc mỹ thuật, và cho dựng bia lưu niệm tại di sản lịch sử văn hóa này.

Ngôi Danh lam Cổ Tự Long Hưng hiện còn tồn tại ở Thạch Gia Trang, Huyện Chánh Định, được bảo tồn hoàn chỉnh duy nhất của Phật giáo Trung Quốc.

Chùm ảnh Ngôi Danh lam Cổ Tự Long Hưng, Huyện Chánh Định, Tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng thưởng lãm:





















































































































































































































































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập