Hiểu Biết Bản Tâm Là Thoát Khỏi Khổ Đau

Đã đọc: 2099           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Toàn bộ sự thực tập tâm linh của một người đều được dành hết cho việc loại trừ những đau khổ của tâm. Tất nhiên, sự tái sinh thuận lợi và các khía cạnh ham muốn khác của đời sống luân hồi cùng với các nguyên nhân của chúng cho những thành quả tích cực này chính là đạo đức, nhưng đó không phải là chí nguyện tối hậu của chúng ta, những người thực tập giáo pháp. Chí nguyện tối hậu của chúng ta là giải thoát khỏi luân hồi.

Trong phạm vi giáo lý của đức Phật, pháp tối hậu được đề cập đến trong giáo pháp đó chính là Niết-bàn. Do vậy, việc hiểu biết Phật giáo cần có nhận thức đúng đắn về pháp tịch diệt và Niết-bàn hoặc giải thoát. Nếu những sự thực tập của một ai đó trở nên giải pháp cho vọng tưởng hoặc khổ đau của tâm thì những sự thực tập ấy chính là giáo pháp. Nếu những thực tập ấy không trở thành giải pháp cho vọng tưởng của bạn, thì chúng không phải là giáo pháp.

          Đặc điểm phân biệt về Phật pháp là gì? Đó là pháp được thực tập dựa trên hiểu biết hoặc nhận thức rằng vọng tưởng và khổ đau của tâm là kẻ thù đích thực. Toàn bộ sự thực tập tâm linh của một người đều được dành hết cho việc loại trừ những đau khổ của tâm. Tất nhiên, sự tái sinh thuận lợi và các khía cạnh ham muốn khác của đời sống luân hồi cùng với các nguyên nhân của chúng cho những thành quả tích cực này chính là đạo đức, nhưng đó không phải là chí nguyện tối hậu của chúng ta, những người thực tập giáo pháp. Chí nguyện tối hậu của chúng ta là giải thoát khỏi luân hồi.

          Căn cứ vào sự nhận thức  đích thực về bản chất khổ đau của sự tồn tại trong luân hồi và dựa trên hiểu biết hoàn toàn về chí nguyện giải thoát khỏi luân hồi, thì một ai đó nên phát triển mong muốn chơn thật để tìm kiếm giải thoát như vậy. Điều này được gọi là buông xã. Để phát huy chí nguyện chân thực nhằm đạt được giải thoát hoàn toàn hay ra khỏi luân hồi, hành giả cần phát triển hiểu biết chắc chắn về ý nghĩa giải thoát hay Niết-bàn là gì. Sự hiểu biết này xuất phát từ nhận thức rằng các vọng tưởng của tâm có thể được chuyển hóa. Trong phạm vi này, sự hiểu biết về tánh không là rất quan trọng.

          Nói chung, khái niệm về Niết-bàn hoặc tinh thần giải thoát được tìm thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo. Ví dụ, trường phái triết học Số luận[1] của Ấn Độ, có một khái niệm rất tinh vi về Niết-bàn, giải thoát. Họ trình bày 25 đối tượng chủ chốt của nhận thức với những biểu hiện khác nhau hoặc các phương pháp của thực thể  nguyên sơ. Khi tất cả những biểu hiện này hòa tan vào thực thể nguyên sơ, đây là khi tất cả các vọng tưởng biến mất và giải thoát thực sự xuất hiện. Tương tự, trong truyền thống kỳ-na giáo[2] của tư tưởng Ấn Độ cổ đại, có một khái niệm về Niết-bàn tức cõi Tịnh Độ trên phương diện bản thể học, nơi mà những chúng sanh được giác ngộ tinh thần tái sinh.

          Điều phi thường đối với Phật giáo là hiểu biết đích thực về Niết-bàn hoặc giải thoát mà chỉ có thể xuất hiện khi một ai đó có nhận thức sâu sắc về tánh không[3]. Có một đoạn trong luận Trung Quán (Kệ Trung Đạo) của Long Thọ đã nêu ra lời giải thích ngắn gọn về những gì Long Thọ hiểu được Niết-bàn hay giải thoát. Long Thọ tuyên bố rằng giải thoát chỉ xuất hiện khi sự liên tục của nghiệp và vọng tưởng đã chấm dứt. Ở đây, việc chấm dứt sự phát triển liên tục của nghiệp và vọng tưởng không phải chỉ đề cập tới việc đi đến kết thúc, bởi vì nó là một hiện tượng tạm thời. Đúng hơn, sự chấm dứt này được xem là một sự đoạn tuyệt do các phương tiện thiện xảo mang lại qua ứng dụng của con đường giác ngộ.

          Nghiệp gây nên toàn bộ vòng xoáy miên viễn của sự sống u mê do các yếu tố thúc đẩy như vọng tưởng của tâm: tham, sân, si .v.v lần lượt tạo ra. Các vọng tưởng hoặc đau khổ này của tâm đang lần lượt được tạo ra dựa trên một khái niệm sai lầm cơ bản về thế giới, đặc biệt là những phóng đại mà chúng ta có khuynh hướng đặt để cho các nhận thức của mình. Quan điểm này về thế giới lần lượt, trên cơ bản, đều do ý tưởng vô minh của chúng ta về vũ trụ tạo ra, bởi vậy, chúng ta có khuynh hướng vạch ra một số điều thuộc bản chất tồn tại, mãi mãi, vĩnh viễn cho các pháp và những sự kiện. Đây là bị những thiết lập khái niệm đặt để trong cảm giác rằng chúng ta đang hình thành nên thế giới. Sự thiết lập này hoặc cách nhìn sai lầm cơ bản về thế giới là một điều gì đó chỉ có thể bị loại trừ và diệt tận bằng cách phát triển tuệ giác qua tánh không để thấy rõ sự dối trá và hiểu được bản chất đích thực của thế giới. Chìa khóa để hiểu toàn bộ tiến trình này nằm ngay trong nhận thức đúng đắn về tánh không.

          Có một câu thay cho dòng cuối trong tuyên bố của Long Thọ rằng tất cả sự thiết lập khái niệm đều được tịnh hóa bằng phương thức phát triển tuệ giác qua tánh không. Câu văn ấy là nơi mà Long Thọ cho rằng tất cả sự thiết lập khái niệm này được tịnh hóa ngay trong tánh không. Quan điểm được tịnh hóa trong tánh không này có nghĩa trên thực tế là tuệ giác nằm trong bản chất đích thực tuyệt đối của tâm, cái xua tan các vọng tưởng của tâm. Theo cách đó, tâm trở thành phương tiện tương tự trong việc tịnh hóa tâm.

          Nếu một người suy nghỉ cẩn thận, thì Niết-bàn hay giải thoát không phải một cái gì đó ngoài trạng thái tâm, bản chất tuyệt đối của tâm. Bản chất tuyệt đối của tâm là tánh không của tâm và đôi lúc, điều này được xem là Tự tánh Niết-bàn. Tánh không của tâm, tâm đẫ đạt tới đinhkr điểm nơi tất cả cả các vọng tưởng hoặc cấu uế được tịnh hóa, là Niết-bàn hay giải thoát.

          Do đó, rong kinh thường nói có ít nhất bốn loại Niết-bàn[4] hay giải thoát chủ yếu. Thứ nhất là Tự tánh Niết-bàn tức là tánh không của tâm. Trên thực tế, đây là nền tảng cơ bản cho phép, khiến nó có thể để tâm chúng ta trở nên tự tại. Ba loại Niết-bàn còn lại chính là Hữu dư y Niết-bàn, Vô dư  y Niết-bàn và Vô trụ xứ Niết-bàn.

          Khái niệm bình đẳng giữa luân hồi và Niết-bàn đã được phát huy trong sự giải thích về tánh không của dòng truyền thừa Sakya[5], nơi họ nói đến tính bình đẳng của luân hồi và Niết-bàn ngay trong mối quan hệ các đối tượng hòa hợp như cái chậu v.v Mặc dù ý nghĩa đích thực về tính bình đẳng của luân hồi và Niết-bàn, nhưng cũng phải dựa trên hiểu biết bản chất của tâm. 

 



[1] Số Luận: là một trường phái được thành lập sớm nhất trong 6 phái triết học của Ấn độ cổ đại. Tương truyền Tổ khai sáng là tiên nhân Ca tì la (Phạm:Kapila). Học phái này dùng trí tuệ phân biệt để tính toán các pháp, đồng thời lấy số làm nền tảng để đặt tên luận thuyết, cho nên gọi là phái Số luận

            2. Kỳ-na giáo : là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới. Kỳ-na giáo giáo do Mahavir (540TCN - 468 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo. Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn. Trong một thời gian dài Kỳ-na giáo  là tôn giáo của vương quốc Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ. Tôn giáo này đã suy yếu từ thế kỷ 8 do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi theo đạo Hindu và đạo Hồi.

 

3. Tánh không: là một khái niệm tư tưởng với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo ( Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật. Tánh Không có ý nghĩa cốt tuỷ trong Đạo Phật, nó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác, cũng không giống với Khoa học và nhiều trường phái triết học khác. 

 

 

 

[4] Bốn loại Niết-bàn: là bốn quả vị chứng đạt sau khi hành giả tu tập đúng chánh pháp của chư Phật.

               

-Tự tánh Niết-bàn: là thể tánh vốn vắng lặng, thanh tịnh của tất cả các pháp, tất cả mọi loài hữu tình.

-Hữu dư y Niết-bàn: là cảnh giới Niết Bàn cûa các bậc Thánh, khi đang còn sống, khi vẫn còn thân năm uẩn.

            -Vô dư y Niết-bàn: là cảnh giới của bậc Thánh đã giác ngộ và giải thoát, sau khi họ qua đời, không còn mang cái thân năm uẩn này nữa.

            -Vô trụ xứ Niết-bàn: là cảnh giới Niết Bàn của Chư Phật, Bồ Tát, tuy đã ra khỏi cảnh sinh tử luân hồi, nhưng vì lợi lạc chúng sanh, mà không trú ở Niết Bàn, vẫn ra vào cõi sanh tử, để độ thoát các loài hữu tình.  

5. Sakya: là một trong bốn dòng truyền thừa của Phật giáo Tây tạng. Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạng vì lợi lạc của chúng sinh. Có mười thế hệ nối tiếp trước khi Đạo Sư Liên Hoa Sinh đến Tây Tạng. Vào thời điểm đó, các ngài được biết đến là Lha Rig. Sau tám thế hệ, do sự tranh cãi với vị lãnh đạo Yaksha, Lha Rig trở nên nổi tiếng là Khon, nghĩa là “tranh cãi” hay “xung đột”. Năm 750 sau Công nguyên, gia tộc Khon trở thành đệ tử của đức Liên Hoa Sinh và nhận các quán đảnh Vajrakila. Một người con trai trong gia tộc nhận giới xuất gia từ đức Shatirakshita ở [tu viện] Samye, trở thành một trong bảy dịch giả tăng sĩ đầu tiên của Tây Tạng. Trong mười ba thế hệ sau đó (750- 1073), gia tộc Khon trở thành cột trụ chính cho các giáo lý của truyền thống Cổ Mật ở tỉnh Tsang.

            6. Căn bản vô minh: là sự mê mờ cơ bản làm phát sinh mọi khổ ải khiến chúng sanh phải đọa đày trong sanh tử luân hồi. 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập