Giải Pháp Của Phật Giáo Đối Với Căn Bệnh Tâm Thức

Đã đọc: 2459           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đối với căn bệnh tâm thức mà tôi muốn nói chính là tâm không thấy rõ thực tại; tâm có xu hướng cường điệu hóa hoặc đánh giá thấp những phẩm chất của con người hoặc các đối tượng mà nó nhận thức, điều luôn luôn làm nảy sinh các vấn đề. Ở phương Tây, bạn không xem đều này là căn bệnh tâm thức, nhưng tâm lý học phương Tây giải thích quá hạn hẹp. Nếu một người nào đó rõ ràng bị quấy rầy cảm xúc, thì bạn xem đó là một vấn đề, nhưng nếu một ai đó không có khả năng cơ bản để thấy rõ thực tại, hiểu biết bản chất đích thực của cô ta/anh ta, thì bạn không thấy được. Không biết rõ thái độ tâm thức cơ bản của bạn là một vấn đề lớn.

Tôi sinh ra gần Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, và được học tại trường Đại học thuộc Tu viện Sera, một trong ba Tu viện nổi tiếng ở Lhasa. Ở đó, họ đã dạy cho chúng tôi cách chấm dứt các vấn đề của nhân loại—không có quá nhiều ván đề mà con người đối mặt trong mối quan hệ với môi trường bên ngoài, ngoại trừ các vấn đề tâm thức nội tại mà tất cả chúng ta đối diện. Đó là những gì tôi đã học—tâm lý học Phật giáo; cách dể điều trị căn bệnh tâm thức.

          Mười năm qua, tôi đã làm việc với người phương Tây, thí nghiệm để thấy liệu tâm lý học Phật giáo cũng hoạt động vì tâm của người phương Tây. Theo kinh nghiệm của tôi, nó đã trở nên cực kỳ có hiệu quả. Gần đây, một số các đệ tử này đã mời tôi đến phương Tây để diễn thuyết và hướng dẫn các khóa thực tập thiền, do vậy, tôi mới có mặt ở đây.

          Các Lama chúng tôi nghỉ rằng điểm nồng cốt là những vấn đề đó sanh khởi chủ yếu từ tâm, chứ không phải từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, thay vì tôi nói về những điều bạn nhận thấy không phù hợp, có lẽ tốt hơn bạn nêu ra những câu hỏi cụ thể để tôi giải quyết trực tiếp các vấn đề mà bạn quan tâm nhất.

          Hỏi: Lama, cám ơn rất nhiều về sự hiện diện của Ngài ở đây. Có thể tôi bắt đầu bằng cách hỏi những gì Ngài muốn nói về “căn bệnh tâm thức”?

          Lama:  Đối với căn bệnh tâm thức mà tôi muốn nói chính là tâm không thấy rõ thực tại; tâm có xu hướng cường điệu hóa hoặc đánh giá thấp những phẩm chất của con người hoặc các đối tượng mà nó nhận thức, điều luôn luôn làm nảy sinh các vấn đề. Ở phương Tây, bạn không xem đều này là căn bệnh tâm thức, nhưng tâm lý học phương Tây giải thích quá hạn hẹp. Nếu một người nào đó rõ ràng bị quấy rầy cảm xúc, thì bạn xem đó là một vấn đề, nhưng nếu một ai đó không có khả năng cơ bản để thấy rõ thực tại, hiểu biết bản chất đích thực của cô ta/anh ta, thì bạn không thấy được. Không biết rõ thái độ tâm thức cơ bản của bạn là một vấn đề lớn.

          Các vấn đề của nhân loại chỉ là khổ đau thuộc cảm xúc hoặc những mối quan hệ bị xáo trộn. Trên thực tế, đó là những vấn đề nhỏ. Nó giống như có một đại dương  các vấn đề to lớn này ở dưới đáy, nhưng tất cả chúng ta chỉ thấy các con sóng nhỏ trên bề mặt. Chúng ta chỉ chú trọng đến những điều đó—“ồ, vâng, đó là một vấn đề lớn”—trong khi không biết nguyên nhân đích thực, bản chất bất mãn của tâm con người. Nó rất khó để thấy, nhưng chúng tôi xem những người không nhận thức bản chất tâm bất mãn của họ là căn bệnh tâm thức; tâm họ không lành mạnh.

          Hỏi: Lama, Ngài tiến hành việc trị liệu căn bệnh tâm thức bằng cách nào? Làm sao Ngài giúp đở con người mang bệnh tâm thức?

          Lama: Vâng, thật tốt và tuyệt vời. Cách trị liệu căn bệnh tâm thức của tôi là nổ lực làm cho người ấy phân tích tính chất cơ bản về vấn đề của chính anh ta. Tôi cố gắng cho anh ta thấy bản chất đích thực của tâm mình, và với tâm mình, anh ta có thể hiểu rõ các vấn đề của chính mình. Nếu làm được điều đó, anh ta có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. Tôi không tin rằng mình có thể giải quyết các vấn đề của anh ta chỉ đơn thuần qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi với anh ta. Điều đó có thể khiến anh ta cảm thấy tốt hơn một chút, nhưng nó chỉ là hổ trợ tức thời. Nguuoonf gốc các vấn đề của anh ta nằm sâu trong tâm mình; hễ nó có mặt, thì các trường hợp thay đổi sẽ khiến các vấn đề biểu lộ nhiều hơn.

          Phương pháp của tôi là để anh ta quán chiếu tâm mình nhằm từ từ thấy rõ bản chất đích thực của nó. Tôi có kinh nghiệm trong việc cho ai đó một lời khuyên đơn giản và khiến anh ta nghỉ “ồ, thật tuyệt, vấn đề của tôi đã biến mất; Lama đã giải quyết nó với chỉ vài lời”, nhưng đó là sự giả tạo. Anh ta đang hình thành nó. Bạn không thể hiểu các vấn đề thuộc tâm thức của chính mình mà không trở thành nhà tâm lý của chính bạn. Điều đó không thể xảy ra.

          Hỏi: Bằng cách nào Ngài giúp con người hiểu rõ các vấn đề của họ? Làm sao Ngài thực hiện nó?

          Lama: Tôi cố gắng cho họ thấy khía cạnh tâm lý về bản chất của họ, cách để quan sát tâm mình. Khi biết rõ điều này, họ có thể quán sát và giải quyết các vấn đề của chính mình. Tôi cố gắng chỉ dạy cho họ một giải pháp.

          Hỏi: Chính xác là phương pháp nào Ngài chỉ dạy để nhận thấy bản chất đích thực về tâm của chúng ta?

          Lama: Về cơ bản, nó là một hình thức quán chiếu hoặc trí tuệ nhận thức phân tích.

          Hỏi: Đó có phải là một hình thức thiền định?

          Lama: Vâng, thiền quan sát hoặc phân tích.

          Hỏi: Ngài thực hiện nó bằng cách nào? Làm sao Ngài dạy cho một số người để quán sát?

          Lama: Ở đây, tôi nêu ra một ví dụ. Cho rằng tôi có cảm tình tốt về ai đó. Tôi phải tự hỏi bản thân mình “tại sao tôi có cảm tình tốt về người này? Những gì khiến tôi cảm nhận theo cách này?”.Bằng cách quán chiếu điều đó, tôi có thể nhận thấy rằng nó chỉ bởi vì một lần anh ta đã rất tử tế đối với tôi hoặc có một vài nguyên nhân phi lý và nhỏ bé tương tự khác. “Tôi thương anh ta bởi vì anh ta đã làm điều này hoặc điều kia”. Đó là điều tương tự nếu tôi nghỉ xấu về một ai đó; tôi không thích anh ta bởi vì anh ta đã làm như thế. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn để nhận biết liệu các tính chất tốt hoặc xấu có thực sự tồn tại trong người ấy hay không, thì bạn có thể thấy rằng sự phân biệt về người bạn hoặc kẻ thù của mình đều dựa trên nguyên nhân rất nông cạn và phi lý. Bạn dang đem định kiến của mình dặt vào các tính chất vô nghĩa, chứ không hoàn toàn dựa trên quan điểm của người khác. Bạn thấy một số tính chất mà mình áp đặt là tốt hoặc xấu, có lẽ một vài điều người ấy đã nói hoặc đã làm, và đó cường điệu hóa nó quá mức cho phép. Vì vậy, bạn bị kích động bởi những gì mình nhận biết. Qua việc quán chiếu, bạn có thể thấy rằng không có lý do gì để phân biệt theo cách mình thể hiện; nó chỉ khiến bạn trở nên bị trói buộc và căng thẳng trong khổ đau. Sự quán sát này không phân tích người khác mà phân tích chính tâm của bạn, nhawmg thấy rõ cách mình cảm nhận và xác định những gì tâm phân biệt khiến bạn cảm nhận theo chiều hướng đó. Về cơ bản, đây là một giải pháp khác biệt để phân tích một người phương Tây nào đó luôn chú trọng quá mức vào các yếu tố ngoại tại và không đủ để xử lý khía cạnh tâm thức trong kinh nghiệm của con người.

          Hỏi: Như vậy, Ngài cho rằng vấn đề nằm trong chính người ấy và không chấp nhận quan điểm xã hội khiến con người trở nên bệnh hoạn?

          Lama: Vâng. Ví dụ, tôi đã từng gặp nhiều người phương Tây vướng mắc các vấn đề trong xã hội. Họ bực tức xã hội, cha mẹ của họ và mọi thứ. Khi hiểu rõ tâm lý mà tôi hướng dẫn, họ liền nghỉ “thật buồn cười! Tôi vốn thường xuyên đổ lỗi cho xã hội, nhưng thực chất vấn đề đích xác luôn nằm trong chính tôi”. Sau đó, họ trở nên nhã nhặc với con người, tôn trọng cha mẹ, xã hội, thầy cô của mình và tất cả những người khác. Bạn không thể đổ lỗi cho xã hội vì các vấn đề của chúng ta.

          Hỏi: Tại sao con người xáo trộn những điều như vậy?

          Lama: Điều đó xảy ra vì họ không biết rõ bản chất đích thực của chính mình. Môi trường, ý tưởng và triết lý có thể trở thành nguyên nhân cộng hưởng, nhưng trước hết, các vấn đề xuất phát từ chính tâm thức của một ai đó. Tất nhiên, cách xã hội được tổ chức có thể kích động một số người, nhưng  những hậu quả luôn luôn rất nhỏ. Tiếc thay, con người có xu hướng thổi phòng chúng và trở nên lúng túng. Đây là cách nó hợp nhất với xã hội, nhưng bất cứ ai nghỉ rằng thế giới có thể tồn tại mà không có nó thì họ đang mơ.

          Hỏi: Lama, Ngài tìm thấy gì trong đại dương của bản một con người?

          Lama: Khi áp dụng biểu thức đó, tôi đang cho rằng các vấn đề của con người giống như một đại dương, nhưng chúng ta chỉ thấy các con sóng trên bề mặt. Chúng ta không thấy được những gì nằm bên dưới các con sóng đó. “Ồ, tôi có vấn đề với anh ta. Nếu tách khỏi anh ta, tôi sẽ giải quyết vấn đề của mình”. Điều đó giống như xem xét các dụng cụ bằng điện mà không hiểu được lực điện bên trong khiến chúng vận hành.

          Hỏi: Chúng ta tìm thấy các vấn đề gì nằm bên dưới các con sóng?

          Lama: Sự bất mãn. Tâm thất vọng làm yếu tố cơ bản của bản chất nhân loại. Chúng ta bất mãn với bản thân; chúng ta thấy vọng về thế giới ngoại tại. Sự thất vọng đó gióng như một đại dương. 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập