Tam Chướng Là Ba Thứ Chướng Ngại Gì? (phần 1)

Đã đọc: 638           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

“Muốn đối trị thô tướng của sân tâm, ta phải giữ giới, nhất là giới không sát sanh và không ác ngữ, tập tính nhẫn nhục và từ bi. Nhẫn nhục không phải là sự nhịn nhục vì một áp lực từ bên ngoài, mà là một thái độ tri thức phát xuất từ nơi tâm để cố gắng giữ bình tĩnh, thản nhiên trước những lời thách đố, chỉ trích mắng nhiếc, hay đánh đập của kẻ khác. Mặt khác, ta phải phát triển lòng từ bi. Đức Phật đã dạy cho chúng ta một chân lý không thể chối cãi được là: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân.”

 

Phần Tóm Tắt Bằng Thơ Dưới Đây Lấy Ý Từ Đường Link:

https://tamhuongphat.com/tam-chuong-phien-nao-chuong-nghiep-chuong-bao-chuong-la-gi.html

 

A. Tam chướng là gì?

Phiền Não Chướng, Nghiệp Chướng và Báo Chướng

 

Tam chướng là ba thứ chướng ngại gặp thường.

Phiền não, Nghiệp, Báo Chướng cản đường ta tu.

Ngăn ngại bước tiến tu Thánh đạo nữa ư!

Cùng Thiện căn Gia hạnh từng tu trước rồi.

 

Trong 4 câu thơ trên có những từ khó hiểu nên xin mời quý vị đọc phần:

 

Ghi chú: Tìm hiểu các từ:

 

(1): Tiến tu Thánh Đạo: được giải thích qua đường link bên dưới: http://www.hethongchuatamnguyen.org/images/KinhDiaTang.pdf

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN LỢI ÍCH CẢ KẺ CÒN NGƯỜI MẤT

Phẩm Thứ Bảy 1/ Khuyên Tu Thánh Ðạo.

…………………………….

Bạch đức Thế Tôn! Những chúng sinh quen theo thói ác, bắt đầu từ mảy mún rồi lần đến nhiều vô lượng.

Ðến khi những chúng sinh quen theo thói chẳng lành ấy sắp sửa mạng chung, thời cha mẹ cùng thân quyến vì người đó mà tu tạo phước lành để giúp tiền đồ cho người đó.

Hoặc treo phan lọng và thắp đèn dầu, hoặc chuyển đọc Tôn Kinh, hoặc cúng dường tượng Phật cùng hình tượng của các vị Thánh, cho đến niệm danh hiệu của Phật và Bồ tát cùng Bích Chi Phật, làm cho một danh một hiệu thấu vào lỗ tai của người sắp mạng chung, hoặc là nơi bổn thức nghe biết.

Cứ theo nghiệp ác của người đó đã gây tạo, suy tính đến quả báo, thời đáng lẽ người đó phải bị đọa vào ác đạo, song nhờ thân quyến vì người đó mà tu nhơn duyên Thánh đạo, cho nên các điều tội ác của người đó thảy đều tiêu sạch.

Như sau khi người đó đã chết, lại có thể trong bốn mươi chín ngày vì người ấy mà tu tạo nhiều phước lành, thời có thể làm cho người chết đó khỏi hẳn chốn ác đạo, được sanh lên cõi trời hoặc sanh trong loài người hưởng lấy nhiều sự rất vui sướng, mà kẻ thân quyến hiện tại đó cũng được vô lượng điều lợi ích………………………………… 

Giả sử người chết đó hoặc là đời trước hay đời hiện tại vừa rồi, đã chứng đặng phần Thánh quả sẽ sanh vào cõi Trời, cõi người, nhưng bị vì lúc lâm chung hàng thân thuộc gây tạo những nghiệp nhơn không lành, cũng làm cho người chết đó mắc lấy ương lụy phải đối biện, chậm sanh vào chốn lành.

 

(2): Thiện căn: được giải thích qua Lời khai thị của Pháp Sư Tịnh Không:

Tướng của thiện căn là gì? Là NGHE XONG tâm sanh hoan hỷ, có thể tin, có thể tiếp thu, đây là thiện căn.

Phước đức là y giáo phụng hành, sau khi nghe hiểu có thể thực hành trong cuộc sống, thực hành trong công việc, thực hành trong cuộc sống hằng ngày như xử sự đối nhân tiếp vật. Người này có phước, đây là phước đức.

 

(3): Gia Hạnh: được giải thích qua đường link: https://www.niemphat.vn/tudien/gia-hanh.html

Đức hạnh được tăng cường thêm để cầu tiến bộ trên con đường đạo. Cấp bậc tu đạo trước khi lên hàng Thánh. Ở cấp này, người tu hành thêm một số hạnh cần thiết để xứng đáng dự hàng Thánh.

***

Xin mời đọc tiếp:

 

1. Phiền não chướng:

 

Bản tính con người gồm ba PHIỀN NÃO gì?

Tam độc khó bỏ: THAM, SÂN, SI hiện hành.

PHIỀN NÃO: nguyên nhân tích nghiệp xấu rất nhanh.

Tạo bao đau khổ dẫn chúng sanh luân hồi.

 

Tìm cách Đối Trị Tam Chướng qua đường link:

https://phatphapungdung.com/tam-chuong-va-cach-doi-tri-137646.html

 

(a): THAM:

 

“Muốn diệt trừ thô tướng của tham tâm, người Phật tử phải trì giới và bố thí. Khi giữ giới không trộm cắp, không tà hạnh… chúng ta đã ngăn ngừa không để cho tham tâm bộc khởi ra ngoài bằng cử chỉ hay thái độ thô thiển. Tích cực hơn, chúng ta tập bố thí để phát triển tâm quảng đại hy sinh. Nhờ đó mà thay vì tham lam vơ vét của cải kẻ khác, chúng ta lại giúp đỡ, ban bố cho mọi người.”

 

Muốn trừ tâm THAM phải cố gắng đề phòng.

Tà hạnh, Trộm cắp,...để hết lòng cản ngăn.

Thái độ thô thiển khỏi lộ hình, biết chăng.

Đó là Trì Giới cho tâm THAM bớt mà.

 

Tích cực hơn tập Bố Thí: mở rộng lòng.

Bỏ tính tham vơ vét để mong làm giàu.

Thế rồi lòng muốn giúp đỡ khắp nơi đâu.

Ấy, Bố Thí diệt tâm THAM vào ngõ cùng.

 

(b): SÂN:

 

“Muốn đối trị thô tướng của sân tâm, ta phải giữ giới, nhất là giới không sát sanh và không ác ngữ, tập tính nhẫn nhục và từ bi. Nhẫn nhục không phải là sự nhịn nhục vì một áp lực từ bên ngoài, mà là một thái độ tri thức phát xuất từ nơi tâm để cố gắng giữ bình tĩnh, thản nhiên trước những lời thách đố, chỉ trích mắng nhiếc, hay đánh đập của kẻ khác.

Mặt khác, ta phải phát triển lòng từ bi. Đức Phật đã dạy cho chúng ta một chân lý không thể chối cãi được là: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân.” 

 

Làm gì đối trị thô tướng của tâm SÂN?

Cố không ác ngữ, không sát sanh; nhẫn nhường.

Nhẫn: bình tĩnh dù bị mắng không tiếc thương.

Chứ mình SÂN chẳng phải đúng đường diệt SÂN

 

(c): SI:

 

“Cuối cùng là Si chướng. Dưới hình thức thô tướng, si hiển hiện qua hành động và lời nói của những kẻ ngu ngốc. Những người này thường bảo thủ ý kiến của mình, bướng bỉnh, thành kiến, cố chấp, lãnh hội chậm, và có vẻ mặt đần độn si mê. Ý kiến của họ thường là tà kiến, nghĩa là phản lại với chân lý.hận, chỉ có lòng từ bi mới chiến thắng được hận thù”

 

Kẻ SI  hay bảo thủ ý kiến của mình.

Bướng bỉnh, lãnh hội chậm: vô minh che mờ.

Nên họ luôn có thành kiến, …rất ngu ngơ.

Cố sức học Phật, đừng chần chờ: bớt SI.

 

2. Nghiệp chướng:

 

Nghiệp chướng: nghiệp ác thân, miệng, ý tạo ra.

Tổn hại người chẳng xót, khó mà ngừng, thôi.

Để rồi luân hồi xoay vần mãi không ngơi.

Nghiệp dẫn dắt kẻ thế này, người cách kia.

 

Người giàu gặp khổ não: chồng vợ chia tay.

Kẻ tài giỏi chẳng phát hơn ai: chuyện thường.

Người mệnh số yểu, kẻ cứ ốm đau luôn.

Nhận Quả vậy, do Nghiệp dẫn đường chẳng sai!

 

3. Báo chướng  (Quả báo chướng):

 

Báo chướng: quả báo ba đường ác từ đâu?

Do nhân Phiền não, Nghiệp dẫn đầu đẩy đưa.

Là Người, Trời: nói Phật Pháp họ chẳng ưa.

Tội thâm trọng: Tam Đồ chẳng chừa ai đâu.

 

Kình mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chung tôi cố thực tập tốt hằng ngày bài viết ở trên. Nói chung là tu tốt 10 điều lành để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Xin được ghi lại để nhớ:

 

Tập tu cho được Mười Điều Lành:

Không Trộm Cắp, Tà Dâm, Sát Sanh,

Không  Dệt Thêu, Đâm thọc, Ác khẩu..

Không Lừa dối lẫn Tham, Si, Sân.

 

Cầu mong có nhiều người hưởng ứng thực hành tốt, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đồng sanh về  Tịnh độ.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết./.

 

 

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập