Hãy Thực Tập Tốt Ba Hạnh Bố Thí: Tài, Thí, Pháp Thí và Vô Úy Thí

Đã đọc: 563           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Một tấc thời gian, một tấc vàng.

Cố đừng bỏ phí tấc thời gian.

Phải lo tranh thủ từng giây phút.

Lạy, Niệm Phật chuyên kẻo lỡ làng.

***

Vì sao phải bố thí?

Bố thí đem lại nhiều lợi lạc vô cùng.

Tạo kho tàng Phước Đức không ngừng thêm lên.

Nhớ làm thiện xong, phải hồi hướng, đừng quên.

Nguyện Cầu về Cực Lạc, tăng thêm duyên lành.

***

Bố thí cho người dù nhiều, ít thế nào.

Cũng nên phải dùng nó nguyện cầu nhớ ghi.

Như nguyện con đỗ đạt thuộc ngành Dược, Y,.. .

Hay mong giàu có, hoặc cầu gì được thôi, v.v…

***

Bố thí xong rồi, phải nhớ làm gì?

Cầu nguyện ngay, kẻo phíđi công làm

Hương linh thân thuộc chờ, nhớ khắc tâm.

Mong xa cảnh khổ, tới gần Tây Phương.

***

Kẻ Bố Thí hiện đời: hạnh phúc, an vui.

Người quý mến, tính “keo” lủi chui mất rồi.

Còn Chư Thiên theo ủng hộ mãi không rời

Chết không sợ, tin về cảnh trời: tốt thay.

 

Những đoạn thơ dưới đây lấy ý từ đường link:

https://thuvienhoasen.org/a3597/06-bo-thi-ba-la-mat

 

Lấy Từ Bi làm động tác chính Tu hành.

Bằng cách nào thể hiện lòng lành từ bi.

Và còn làm tăng trưởng nó ngay tức thì.

Có Ba Hạnh Bố Thí thực thi, gồm gì?

 

Là Tài, Pháp và Vô Úy Thí nhớ ghi.

Nội tài: hiến nội tạng, tứ chi,... của mình

Ngoại tài: cho tài sản đủ loại, bạc tiền.

Giúp người cùng khắp, lúc gia đình khó khăn.

 

Hai, Pháp thí lựa lời Phật dạy, khuyên răn.

Đem ra phổ biến, khiến hàng ngàn người tin.

Như nói sự lợi lạc niệm Phật: chí tình.

Dài lâu Hưởng Phước: lắm kẻ tin thực hành.

 

Ba, Vô úy thí: hãy bày tỏ phân minh.

Hoàn cảnh họ lâm nạn, thật tình đáng chi.

Vậy Bố Thí Vô Úy phải làm những gì?

Khuyên người gặp khổ, chớ sầu bi não phiền.

 

Dùng lời hay khuyên họ vui sống ngay liền.

Chỉ đơn giản có vậy, phước điền ta tăng.

Làm được ba Pháp bố thí rất khó khăn.

Phải người tâm rộng xả thân thường hành.

 

Cốt đưa chính mình cùng tất cả chúng sanh.

Đến Bờ Giác ngộ thoát khỏi nhanh mê lầm.

***

Phải thực hành như sau để hưởng Phước tối đa:

 

Việc lành làm được, chẳng ai hay.

Cũng chẳng khoa trương để lộ bày.

Làm thiện vô tư: Âm Đức tạo.

Hưởng nhiều Phước báo, thực hành ngay

***

Những ai BỐ THÍ thích vang danh.

Phước hưởng hết rồi, hãy tránh nhanh.

BỐ THÍ vì người là tốt nhất.

Ta cùng con cháu hưởng điều lành.

***

Hạnh BỐ THÍ lặng thầm là Âm Đức

Âm đức Trời sẽ tích cực thưởng cho:

Tạo nhiều Phước lành đem đến ấm no,

Công danh, Phú quý dành cho cả đời.

***

Khởi BỐ THÍ lòng rất muốn vang danh.

Vậy, Phước tiêu sạch sành sanh cả rồi!

Đó là Dương Thiện không tốt: nhớ đời.

Âm thầm BỐ THÍ, Phước trời hưởng lâu..

***

Khi nào hưởng phước đức vô lượng vô biên?

Bố thí: tâm trong sạch nhớ liền: khắc sâu.

Vật được thí phải chân chính: đứng hàng đầu.

Trọng người nhận hết mực, nhớ lâu thực hành

 

Phần đọc thêm:

Ba hạnh Bố Thí: Tài Thí, Pháp Thí và Vô Úy Thí sẽ gọi là Bố Thí Ba La Mật khi Hành Giả thực hành được những phần trích dẫn từ đường link dưới đây:

https://hoavouu.com/a1999/5-bo-thi-ba-la-mat

 

5. Bố Thí Ba La Mật

Thế nào gọi là Bố thí Ba La Mật?

Về Bố thí (Dàna) thì chúng ta đã được trình bày trong các phần trước rồi. Bây giờ chúng ta tìm hiểu chữ Ba La Mật (paramità).

Paramità dịch âm là Ba La Mật Đa. Nhưng ở đây chúng ta nói tắt là Ba La Mật (parami). 'Para' có nghĩa là bờ bên kia, 'mi' có nghĩa là đi đến. Bố thí Ba La Mật có nghĩa là băng qua con sông Bố thí (dànanadi) và đến được bờ bên kia. Chữ 'đến được bờ bên kia' quan trọng lắm. Vì sao? Vì có nhiều khi ta bắt đầu qua sông, nhưng đến nửa đường ta lại quay trở về, đó không gọi là Ba La Mật.

1. Ngoài ra 'bờ bên này' còn có nghĩa là bờ tham lam, bỏn xẻn, con sông là sự Bố thí, 'bờ bên kia' là bờ đại bi (mahakarunà).

2. 'Bờ bên này' là bờ tà kiến chấp trước (mithyàdrsti), 'bờ bên kia' bờ Trí huệ (prajnà).

3. 'Bờ bên này' là bờ sanh tử luân hồi (Samsàra), 'bờ bên kia' là bờ Niết Bàn giải thoát (Nirvàna).

4. Ngoài ra, Bồ Tát khi bố thí thấy rằng sự bố thí không sanh, không diệt, không có thiệt, tức là không thấy có người cho, vật được cho, và người nhận, đó gọi là Bố thí Ba La Mật.

Ở chỗ này ta nên dừng lại, phân tách một chút, vì đa số chúng ta đều lầm lẫn cho rằng mình Bố thí Ba La Mật nhưng thực sự thì không phải vậy. Ta thường được nghe giảng trong Kinh Kim Cang nói rằng bố thí mà không phải bố thí thì mới thực là bố thí, hoặc bố thí mà không chấp nhân, ngã, chúng sinh, thọ giả mới thực là bố thí, hoặc bố thí mà không thấy ta là người cho, đây là vật được cho, và kia là người nhận mới là bố thí,v...v...

Chữ Bố thí mà 'không thấy' ở đây không có nghĩa là bố thí mà nhắm mắt lại để khỏi thấy, hoặc bố thí mà tâm không dám nghĩ gì hết. 'Không thấy' ở đây là kết quả của một sự quán chiếu nhân duyên thấy được các pháp không có tự tánh. Vì thấy các pháp không có tự tánh nên thấy sự bố thí không có tự tánh. Như ta đã xem qua ở các phần trước, bố thí không thể là một cái gì tự nhiên có được, phải có đầy đủ ba yếu tố (người cho, vật cho, người nhận) hợp lại mới có nó. Nếu thiếu một trong ba thì không thể có sự bố thí. Do đó bố thí không có thiệt, nó chỉ là giả danh của một hợp thể (yếu tố). Xa hơn nữa, ba yếu tố vừa kể trên, chúng cũng lại là giả danh của một hợp thể nào đó. Như người cho và người nhận là giả danh của hợp thể ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), đồ vật được cho là giả danh của một hợp thể vô số chất liệu. Và cứ thế ta quán chiếu để thấy không có một yếu tố nào có thực tướng, nó hiện hữu vì vô số các yếu tố khác hiện hữu. Thấy được như vậy gọi là thấy 'Không' (sùnya). Đem áp dụng cái thấy 'Không' vào sự bố thí ta sẽ thấy không có cái gì thực sự là bố thí cả, mà chỉ có một sự biến chuyển, diễn tiến, sinh diệt của vô số nhân duyên, đây gọi là Bố thí Ba La Mật.

Chúng ta nên cẩn thận, đừng vội vã hấp tấp thực hành 'Bố thí Không', nếu ta chưa thực sự hiểu được 'tánh Không' (Sùnyatà), hay thấy được sự duyên khởi của các pháp. Tốt hơn là ta nên thực hành sự Bố thí trong sạch như đã nói ở phần trước. Còn nếu ta cố chấp cứ muốn bố thí theo kiểu (hiểu lầm) Kim Cang, tức là nhắm mắt để khỏi thấy ta, thấy vật, thấy người, hoặc bố thí mà tâm không nghĩ gì cả thì đó chẳng khác gì một người máy 'Rô bô' cầm hộp bánh bố thí cho một em bé. Đó gọi là Bố thí Rô bô máy, chứ không phải là Bố thí Ba La Mật ! Dĩ nhiên là Rô bô chả được phước báo gì hết !

 

Cầu mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố thực tập hằng ngày bài viết HÃY THỰC TẬP TỐT BA HẠNH BỐ THÍ: TÀI THÍ, PHÁP THÍ Và VÔ ÚY THÍ để ta được hưởng Phước báo trọn vẹn, hy vọng cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều sinh về Tịnh độ.

Thành thật cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập