Người Phật tử trong vai trò hộ pháp và hoằng pháp

Người cư sĩ tại gia ngoài trách nhiệm làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích cho xã hội, kế đến là hộ trì Tam bảo và hoằng pháp lợi sinh tuỳ theo hoàn cảnh sống của mình.
Trước tiên trong vai trò hộ pháp để cho Phật pháp được trường tồn ở thế gian này, người tại gia cần phải hỗ trợ vật chất để đảm bảo đời sống an sinh trong nhà chùa, ổn định bền vững và ngày càng phát triển lâu dài. Trong kinh Bổn phận người gia chủ, Đức Phật đã khẳng định với Anathapindika rằng, muốn trở thành người Phật tử chân chính, thì phải hộ trì gìn giữ cúng dường Tam bảo để chư Tăng, Ni có thời gian tu hành và duy trì Phật pháp.
Vai trò hộ pháp đầu tiên của người cư sĩ, chính là góp phần đảm bảo đời sống tối thiểu cho người xuất gia. Kế tiếp của người Phật tử tại gia là sự hỗ trợ về điều kiện tu hành cho chư Tăng, Ni và mọi người.
Hộ pháp còn được hiểu là sự phòng hộ, gìn giữ về các phương diện liên quan đến Tam bảo như chùa chiền, Tăng sĩ, kinh điển, băng đĩa và thanh danh của Giáo hội các cấp. Ngoài ra, người Phật tử chân chính cần phải chung tay hộ trì Tam bảo bằng khả năng sẵn có của mình, phát nguyện dấn thân, đóng góp vì lợi ích chung.
Người xuất gia từ bỏ đời sống gia đình, chuyên tâm học hỏi và tu sửa, nhằm đạt được giác ngộ, giải thoát và giáo hóa chúng sinh. Việc trợ duyên của hàng cư sĩ, giúp cho người xuất gia có thời gian tu hành, được gọi là hộ pháp chân chính.
Ngày nay, sự hộ pháp của hàng cư sĩ tại gia càng đa dạng hơn với nhiều hình thức khác nhau từ bố thí, cúng dường vật thực cho đến thực hành pháp và hướng dẫn Phật pháp sâu rộng đến mọi tầng lớp. Hộ pháp vừa có nghĩa là người ủng hộ Phật pháp, vừa có nghĩa là sự che chở bảo vệ chánh pháp được phổ biến khắp mọi nơi.
Theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, Đức Phật và Tăng đoàn sống nhờ vào sự cúng dường của hàng cư sĩ. Ngày xưa, đức Phật chỉ cho phép hàng xuất gia sở hữu ba y, một bình bát và một vài vật dùng cá nhân khác. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ được phép dùng bốn thứ cần thiết là thức ăn, y áo, thuốc men và chỗ ở.
Với truyền thống sống bằng cách khất thực, hàng xuất gia không tự túc sản xuất ra vật chất để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày mà phải nhờ vào sự hiến cúng của hàng cư sĩ. Họ cần sự hộ pháp của hàng cư sĩ từ thức ăn, vật dụng cho đến chỗ ở. Hàng ngày họ khất thực để được thức ăn duy trì mạng sống. Họ nhận y áo cúng dường từ hàng cư sĩ vừa đủ để che thân khi trời nắng mưa, nóng lạnh.
Tóm lại, hàng xuất gia thời Phật không được phép chất chứa thức ăn hay của cải vật chất, không bận tâm việc xây cất chùa tháp hay Tịnh xá. Công việc của họ là tu tập để được giác ngộ, giải thoát và hướng dẫn cho nhiều người biết Phật pháp.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Cơ sở xã hội của Thiền học thời Trần Th.S Đào Ngọc Lam Phương
- Một Tu Sĩ Giản Dị Nguyên tác: A Simple Monk, Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ thêm về “Bông hồng cài áo” Lương Đình Khoa
- Bài học ý nghĩa về lòng tham Sưu tầm từ Internet
- Phật giáo Nguyên Thủy và công bằng xã hội Thích Huệ Pháp
- Bài học ý nghĩa về lòng tham Sưu tầm từ Internet
- Phật giáo Nguyên Thủy và công bằng xã hội Thích Huệ Pháp
- Lời tự tình về Phật giáo ở nhân gian HT. Ấn Thuận - Thích Hạnh Bình dịch
- Phật ở nhân gian HT. Ấn Thuận - Thích Hạnh Bình dịch
- Thực hành Nhẫn trong đời sống Thị Giới
- Con người ý thức với pháp thân mầu nhiệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Thế Nào Là Thượng Tọa Thích Chân Tuệ
- Con người toàn diện, hạnh phúc toàn diện Nguyễn Thế Đăng
- Hương đức hạnh Thích Thái Hòa
- Trau dồi hành xả Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 01/07/2011
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Nhân quả không phụ người tốt
- Tu như cứu lửa cháy dầu
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện
- Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh
- Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp
- Đừng ỷ lại vào một ai?
- Cơ Hội Và Thách Thức Về Những "Biến Dạng" Trong Văn Hóa Tâm Linh Các Lễ Hội Đền Chùa Phủ Miếu Ở Việt Nam
- Sáu Điều Cần Biết Đạo Đức Phật Giáo Việt Nam
- Đạo Đời Tính Sao Cho Phải Lẽ?
Được quan tâm nhất

Cái "Ta" trong đạo Phật 30/09/2009 01:59:00 |
![]() |
Tấm Lòng Rộng Mở - Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày - Phần 10: Chương 8: Thiền định về lòng từ bi 30/09/2009 03:04:00 |
![]() |
Chữ Hoà Trong Quản Lý 30/09/2009 02:04:00 |
![]() |
Tấm Lòng Rộng Mở - Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày - Phần 04: Chương 2: Thiền định - bước khởi đầu 30/09/2009 02:44:00 |
![]() |
Tấm Lòng Rộng Mở - Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày - Phần 02: Giới thiệu 30/09/2009 02:35:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)