Phương Thức Tiếp Cận Giác Ngộ Của Tông Khách Ba

Đã đọc: 1706           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phương pháp cốt yếu chứng đạt tâm bồ đề, tâm giác ngộ, là sự nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn. Lòng từ bi rộng lớn là trạng thái tâm chý ý đến khổ đau của chúng sanh và nuôi dưỡng hạnh nguyện mãnh liệt để thấy tất cả chúng sanh này không những giải thoát khỏi khổ đau biểu hiện ra bên ngoài mà còn thấy rõ các nguyên nhân và điều kiện dẫn tới khổ đau. Đặc điểm chủ chốt của tâm từ bi là chú trọng và các chúng sanh và hạnh nguyện mãnh liệt cho những chúng sanh này thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau.

 

Phương thức tiếp cận của ngài Tông Khách Ba qua những lý giải trung bình và dài hơn của lam-rim trong tác phẩm Các Giai Đoạn Của Con Đường Dẫn Tới Giác Ngộ, ngài không chỉ dạy các hành giả bắt đầu với việc quán chiếu dựa trên sự có mặt của Phật tánh trong tất cả chúng ta. Ngược lại, nó bắt đầu với sự suy nghiệm dựa trên nhận thức về giá trị của niềm tin vào một bậc thầy tâm linh v.v Trên thực tế, chính Tông Khách Ba đã tuyên bố rất rõ ràng rằng nguồn gốc quan trọng cho sự tiếp cận của mình trong lam-rim là Hiện Quán Trang Nghiêm Luận của Bồ-tát Di Lặc. Vì vậy, dường như để có sự hiểu biết hoàn toàn về các phương thức tiếp cận dựa trên lam-rim, thì chúng ta cần phải có sự tiếp thu tốt về các văn kinh như Hiện Quán Trang Nghiêm Luận.

          Đặc tính khác ở phương thức tiếp cận của Tông Khách Ba trong văn học lam-rim là khi ứng dụng trên khía cạnh các phương tiện khéo léo của con đường giác ngộ như Bồ-dề tâm, từ bi vv, ngài có xu hướng nhấn mạnh các trích dẫn từ những tư liệu của luận sư Vô trước và Di Lặc. Nhưng trái lại, khi thảo luận về quan điểm đúng đắn của tánh không, thì trọng tâm nhấn mạnh vào các trích dẫn của Long Thọ và đệ tử của ngài trong văn học Trung Quán. Tông Khách Ba thường xuyên chứng minh những yếu điểm và căn cứ của mình qua kinh điển được đức Phật thuyết giảng hoặc qua trào lưu văn học Ấn Độ. Hầu hết, chúng ta có thể nói rằng các bản văn lam-rim giống như chìa khóa vạn năng có thể cho phép chúng ta mở toang toàn bộ kho báu của văn học Phật giáo đại thừa.

          Như tất cả các bạn chắc chắn biết rõ phương thức tiếp cận cơ bản trong văn học lam-rim của Tông Khách Ba là phải hệ thống toàn bộ các yếu tố của con đường giác ngộ Phật giáo theo khuôn khổ của những hành giả về ba khả năng  hoặc phạm vị: sơ khởi, trung gian và tuyệt đối. Đối với mình, tôi cảm thấy có lẽ nguồn gốc tuyệt đối của phương thức tiếp cận này trong việc phân loại tất cả con đường giác ngộ phật giáo theo khuôn khổ của ba phạm vi ấy đều xuất phát từ tác phẩm Bốn Trăm Kệ Trung Đạo của ngài Thánh Thiên. Có một đoạn văn rất rõ ràng ngài tuyên bố rằng sự phối hợp đúng mực mà trong đó các hành giả của giáo pháp  nên tiếp cận con đường dẫn tới giác ngộ của họ là trong giai đoạn ban đầu họ phải tiến hành các phương pháp thực tập có thể khiến họ chế ngự những biểu hiện tiêu cực của các vọng tưởng. Nói cách khác, trước hết, chúng ta phải chế ngự những tính chất tiêu cực về hành vi của mình như các hoạt động của thân, miệng và ý. Đây là giai đoạn đầu tiên. Phương pháp thực tập này thực sự hướng đến đời sống có đạo đức tránh xa mười nghiệp ác.

          Giai đoạn thứ hai là trực tiếp chế ngự các vọng tưởng dẫn đến hành vi bất thiện nư vậy. Các vọng tưởng như thù hận, tức giận, chấp thủ và vô minh là nguồn gốc của tất cả các hành vi bất thiện. Giai đoạn thứ hai là phải chế ngự các vọng tưởng qua những phương pháp thực tập thuộc ba lãnh vực rèn luyện cao hơn, đặc biệt là việc rèn luyện trí tuệ, bản chất của nó là nuôi dưỡng tuệ giác trong tánh không. Giai đoạn thứ ba là phải chế ngự ngay cả những vết tích bị các vọng tưởng để sót lại.

          Khi nói đến tâm bồ đề có nghĩa là nói về tâm giác ngộ, nói chung có những cấp độ giác ngộ khác nhau. Chúng ta có thể cho rằng  đó là sự giác ngộ của hàng Thanh Văn, Duyên Giác và sự giác ngộ của đức Phật. Khi nói về tâm giác ngộ, chúng ta đang đề cập đến sự giác ngộ hoàn toàn, Phật tánh.

          Theo ngôn ngữ Tây Tạng, giác ngộ là byang chub, có nguyên nghĩa là mang đến một cảm giác của hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất là tịnh hóa nơi mà tình huống tượng trưng cho sự loại trừ hoàn toàn tất cả các cấu uế. Khía cạnh thứ hai là sự nhận thức về trí tuệ hoàn hảo. Chúng ta có thể cho rằng trong chính nguyên nghĩa của thuật ngữ giác ngộ hoặc byang chub, bao hàm khía cạnh cặp đôi này. Mực thức của sự tịnh hóa tượng trưng cho tình huống của việc loại bỏ hoàn toàn tất cả cấu uế và sai lầm, những đau khổ của tâm. Khía cạnh thứ hai đề cập đến cái biết tượng trưng cho toàn bộ nhận thức hoàn hảo của trí tuệ hoặc hiểu biết.

          Trạng thái Phật tánh được xem  là một trạng thái giác ngộ tuyệt đối bởi vì nó đại diện cho toàn bộ tiềm năng thể hiện của tỉnh thức. Sự giải thoát của đức Phật cũng được xem là hoàn toàn vô tận. Mặc dù Thanh Văn và Duyên Giác được xem là đã chứng đạt nhận thức hoàn toàn về tánh không, nhưng nhận thức về tánh không của họ, trong một số trường hợp, không hoàn thành tất cả các tiềm năng của nó. Ngược lại, nhận thức về tánh không của đức Phật hoàn toàn phát huy tất cả tiềm lực của nó một cách đầy đủ, chẳng hạn các nhân tố đáng ca ngợi khác như từ bi và tâm bồ đề đang hiện hữu.

          Theo nghĩa đen, tâm bồ đề tức là tạo nên tâm giác ngộ, mang đến tri giác mà chúng ta tạo ra một nguyện vọng xác đáng nhằm đạt được giác ngộ không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Điều này có ý nghĩa can đảm và bao dung. Do đó, có thể nói rằng Tâm bồ đề đích thực được thiết lập với hai nguyện vọng. Một là động lực thúc đẩy dựa trên quan hệ nhân quả, động lực sanh khởi tâm nguyện vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Đây chính là từ bi, động lực khoan dung vô hạn. Đọng lực này dẫn đến việc phát khởi tâm nguyện xác đáng nhằm tìm thấy giác ngộ. Bởi vậy, có thể nói rằng Tâm bồ đề được thiết lập với hai nguyện vọng: nguyện vọng khoan dung và nguyện vọng tìm thấy giác ngộ.

          Mặc dù theo trình tự, tâm nguyện khoan dung vì lợi ích cho tất cả người khác xuất hiện trước. rồi sau đó, tâm nguyện chứng đạt giải thoát mới có mặt, nhưng theo quan hệ trình thự thực tế về phương pháp thực tập, thì tôi nghỉ rằng quan trọng nhất là trước tiên phải phát triển hiểu biết nhận thức về sự giải thoát bao gồm những gì. Trạng thái mà chúng ta khao khát đạt đến này là gì? Như hôm qua, tôi đã nhấn mạnh, trong phạm vi nuôi dưỡng tâm buông xả, quan trọng là phải có nhận thức về sự buông xả bao gồm những gì và giải thoát có ý nghĩa như thế nào, bởi vì điều này khiến ước muốn của chúng ta hiểu rõ  chúng một cách chắc chắn và dứt khoát. Tương tự, theo lý tưởng, trong trường hợp Tâm bồ đề, ít nhất chúng nên có hiểu biết rõ ràng về trạng thái giác ngộ bao gồm những gì để tâm nguyện của mình đạt đươc nó một cách rất sâu sắc chắc chắn và dứt khoát.

          Do đó, nó được tuyên bố trong các kinh điển rằng những hành giả lý tưởng của giáo pháp đại thừa chính là những vị chứng đạt quả vị Bồ-tát có một cấp độ cao của năng lực tâm thức, nơi mà trên thực tế, họ sẽ thâm nhập vào con đường đại thừa bằng cách, trước tiên, nuôi dưỡng quan điểm chuẩn mực về tánh không. Quan điểm chuẩn mực về tánh không không chỉ củng cố tâm nguyện khoan dung mà còn, trên thực tế, sẽ tạo ra nền tảng cơ bản được yêu cầu nhằm mang lại sự chứng đạt tâm nguyện từ bi vô hạn.

          Đối với những hành giả này, quan điểm hiểu biết về sự giác ngộ bao gồm những gì phải khởi lên trước tiên. Hơn nữa, điều này nên dựa vào sự hiểu biết về tánh không. Ngoài ra, như trong trường hợp buông xả, ở đây, chúng ta thấy vai trò quan trọng của nhận thức tánh không. Diều này không phải thừa nhận chúng ta không thể đạt dược Tâm bồ dề hoặc hạnh nguyện vị tha vô hạn mà không có hiểu biết về tánh không. Tất nhiên, có những khả năng xảy ra đối với những người có niềm tin mãnh liệt và tuyệt đối dựa vào con đường giác ngộ mà thực sự không cần đến hiểu biết sâu sắc. Dựa vào niềm tin mãnh liệt tuyệt đối sâu sắc và tán dương những lời dạy của đức Phật, chúng ta cũng có thể chứng đạt Tâm bồ đề. Tuy nhiên, Tâm bồ đề như vậy sẽ không chắc chắn lắm. Nó không có sự vững vàng hoặc mãnh lực tin tưởng bền lâu.

          Tầm quan trọng trọng việc sở hữu hạnh nguyện vị tha được thiết lập trên sự hiểu biết về tánh không là chúng ta nhận thức rõ có một khả năng thoát ra từ trạng thái bất giác của mình. Khi có một sự hiểu biết hoàn toàn về điều này, lòng từ bi của chúng ta đối với những chúng sanh khác sẽ gia tăng mãnh liệt, như biết rằng tất cả chúng ta bị giam cầm phản lại ý chí của mình và không tìm ra lối thoát.

          Phương pháp cốt yếu chứng đạt tâm bồ đề, tâm giác ngộ, là sự nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn. Lòng từ bi rộng lớn là trạng thái tâm chý ý đến khổ đau của chúng sanh và nuôi dưỡng hạnh nguyện mãnh liệt để thấy tất cả chúng sanh này không những giải thoát khỏi khổ đau biểu hiện ra bên ngoài mà còn thấy rõ các nguyên nhân và điều kiện dẫn tới khổ đau. Đặc điểm chủ chốt của tâm từ bi là chú trọng và các chúng sanh và hạnh nguyện mãnh liệt cho những chúng sanh này thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau.

          Tùy thuộc vào sức mạnh của lòng từ bi rộng lớn chúng ta phát khởi, nó có thể dẫn đến những hình thái khác nhau của tâm bồ đề, tâm giác ngộ. Ví dụ, trong kinh điển có đề cập tới ba hình thức khác nhau của tâm bồ đề. Ba hình thức này được gọi là thái độ giống như vua, thái độ như người chăn bò và thái độ như người lái đò. Theo tâm lý, trong trường hợp như người chăn bò, sức mạnh lòng từ bi của người ấy biểu hiện ra như thế. Chỉ sau khi hướng dẫn tất cả chúng sanh đạt duộc giác ngộ hoàn toàn, thì người ấy chuẩn bị kinh qua sự tỉnh thức tuyệt đối cho chính mình. Cho đến thời điểm này, người ấy hoàn toàn tận tâm nổ lực trong việc chứng giác ngộ vì những chúng sanh khác.

          Điều này không phải thừa nhận rằng tâm bồ đề khác nhau, bằng cách nào đó, là thấp hơn hoặc cao hơn mà dường như trở nên dứt khoát trên con đường trong đó từ bi sanh khởi ở nội tại của chúng ta. Hình như có những khác biệt ít nhất trong sắc điệu của tâm bồ đề mà chúng ta kinh qua. Trong tác phẩm Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Vô Trước đã chỉ rõ nguồn gốc của tâm bồ đề là từ bi. Nói chung, từ bị được định nghĩa trong các điều kiện của một hạnh nguyện nổ lực để nhận thấy những chúng sanh khác thoát khỏi khổ đau. Tình thương được định nghĩa như đối lập với đau khổ, nghĩa là nguyện vọng thấy tất cả chúng sanh tận hưởng hạnh phúc.

          Tùy thuộc vào năng lực tán dương kinh điển mà cũng có đề cập đến ba cấp độ khác nhau của từ bi. Một là từ bi đơn giản, nghĩa là chỉ có nguyện vọng thấy tất cả chúng sanh khác thoát khỏi khổ đau. Cấp độ thứ hai của từ bi là được nhận thức hoàn toàn về vô thường và bản chất tạm thời của tất cả cả chúng sinh làm tăng thêm sức mạnh ngay trong khi các chúng sanh tiếp tục bám chấp vào một số khái niệm thường hằng. Cấp độ thứ ba là từ bi không thể cụ thể một cách chắc chắn được thiết lập trên nhận thức hoàn toàn về bản chất trống rỗng của tất cả chúng sanh ngay cả khi các chúng sanh này bám chấp vào một số sự thực nội tại trong cuộc sống của họ. Như vậy, họ tự giam cầm chính mình trong vòng xoáy liên tục của vô minh. Chúng ta có thể nhận thấy rằng từ bi được nhận thức về tánh không làm tăng thêm sức mạnh là lòng từ bi thâm thúy nhất. 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập