Bát Chánh Đạo, Con Đường Giải Thoát Tham Sân Si, Giải Thoát Khổ Đau (Bài 3 - Chánh Ngữ)

Đã đọc: 169           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chánh Ngữ (Khẩu Nghiệp Chơn Thiện: Không Nói Láo, Không Nói Hai Lưỡi, Không Nói Lời Thô Ác & Không Nói Lời Phù Phiếm.)

Trên cơ sở hiểu biết Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Giới sẽ được hành trì bằng 3 chi nhánh tiếp theo của Bát Chánh Đạo: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Hôm nay, bài chia sẻ được tiếp tục bằng sự tìm hiểu về Chánh Ngữ (Khẩu Nghiệp Chơn Thiện: Không Nói Láo, Không Nói Hai Lưỡi, Không Nói Lời Thô Ác & Không Nói Lời Phù Phiếm.)

1. Không Nói Láo: Nói Lời Chơn Thật

Nói Lời Chân Thật (với Chánh Tư Duy về Vô Hại), thẩm sát thấy lời nói chơn thật không hại mình, hại người mà mang lại lợi lạc cho người cho mình, thì nên nói, và ngược lại thì im lặng.

Chúng ta đang sống trong thế giới loạn thông tin, trong đó có nhiều thông tin thiếu chính xác với nguồn cung cấp thông tin không đáng tin cậy, nên chúng ta thật cẩn trọng khi truyền đạt thông tin. Trong kinh Pali, Phật dạy "những gì, những ai đáng tin, đáng tán thán, sau khi có thẩm tra và điều tra, và sau khi thẩm tra và điều tra những gì, những ai đáng tin, đáng tán thán, thời đáng tin, đáng tán thán".

2. Không Nói Hai Lưỡi

Nói lưỡi hai chiều tức là nói "đòn xóc nhọn hai đầu": nghĩa là đến chỗ này thì nói hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia thì nói hùa bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân, người nghĩa chống đối, oán thù nhau. (vì lời nói này mang đến hại người, hại mình, hại cả hai, là bất thiện nghiệp đưa đến quả báo xấu, đưa đến khổ đau cho người và cho mình, nên đoạn diệt, từ bỏ Nói Hai Lưỡi.

3. Không Nói Lời Thô Ác

Lời Thô Ác thường được nói ra từ tâm sân, hoặc từ sự ganh nghét, đố kỵ, khiến hại mình, hại người, mang lại khổ đau, nên người con Phật phải từ bỏ lời thô ác, mà nói lời lành xuất phát từ tâm từ như lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú 232. Vì vậy, hàng ngày, tu tâm từ, trưởng dưỡng tâm từ, thực hành từ bi quán, và tập nói lời chơn hiền.)

4. Không Nói Lời Phù Phiếm

Những cuộc tụ họp đàm luận, đàm tiếu, trò chuyện không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, thắng trí, an tịnh, giải thoát, niết bàn, hoặc không hướng thượng, hướng thiện, thời không nên nói. Trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật dạy các lậu hoặc được đoạn trừ nhờ tránh né, tránh những cuộc tụ họp, đàm tiếu vô bổ, không hướng đến mục đích giải thoát vv

Nói tóm lại, đệ tử chân chánh của Như Lai khi gặp nhau, chỉ nói những gì liên quan đến hướng thượng, hướng thiện, những câu chuyện hướng đến đoạn trừ, diệt trừ tham, sân, si, hướng đến giải thoát, niết bàn, nếu không, thì hãy im lặng trong chánh niệm. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật chỉ ra 10 đề tài khi quý Phật tử gặp nhau mà hân hoan bàn luận với ý niệm thiện lành, thì ánh sáng của Chân Pháp Ngôn (Pháp Quang) phát ra từ Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy sẽ đánh bạt ánh sáng mặt trời, mặt trăng, những vật có đại thần lực và uy lực như đoạn kinh văn sau:

 

Mười đề tài thảo luận giúp hành giả có thể với ánh sáng (của mình) đánh bạt ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực, có uy lực

Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này. Thế nào là mười?

Câu chuyện về ít dục, câu chuyện về biết đủ, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không tụ hội, câu chuyện về tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát tri kiến. Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy tiếp tục nói những câu chuyện liên hệ đến mười đề tài để nói chuyện này, thời các Thầy có thể với ánh sáng (của mình) đánh bạt ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực, có uy lực. (Tăng Chi Bộ Kinh. Chương Mười Pháp. VII. Phẩm Song Ðôi. (XI) (69) Những Ðề Tài Câu Chuyện (1)

Pháp cú 376 cho thấy khi quý Pháp hữu, thiện hữu thật sự chú tâm vào lời nói chân chánh căn cứ trên Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy (Pháp Ngôn, Pháp Quang), chúng ta sẽ được an vui, và tiếp tục hành trì vậy sẽ đưa đến giải thoát. Bốn câu Pháp cú trên thể hiện đầy đủ bát Chánh Đạo nếu quý Pháp hữu khéo ứng dụng.

Như vậy, trên cơ sở Chánh Ngữ, chúng ta tập buông 1) Không Nói Láo: tập buông bỏ 'nói thêm bớt', 'nói a dua' mà chỉ nói thật, 2) Không Nói Lời Thô Ác: Tập điều phục tâm sân, buông nói lời thô ác mà nói điều lành bằng tâm từ, 3) Không Nói Hai Lưỡi: Tập buông thói quen không tốt "nói lời chia rẽ" 4) Không Nói Phù Phiếm: Tập buông những hội họp nói chuyện đàm tiếu, chuyện phù du, không hướng thượng, hướng thiện, không hướng đến đoạn trừ tham dục, sân giận, si mê, không hướng đến giải thoát.

Sau đây năm chơn ngôn Đức Phật dạy chúng ta cần học tập và hành theo: "Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Thầy có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm." (Trung Bộ Kinh. 21. Ví Dụ Cái Cưa)

Tin rằng với những sự chia sẻ về Chánh Ngữ trên cơ sở Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, quý Pháp hữu, thiện hữu có thể nắm bắt rõ và ứng dụng trong đời sống và công việc để được chơn lạc, hướng đến giải thoát, niết bàn

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập