Bát Chánh Đạo, Con Đường Giải Thoát Tham Sân Si, Giải Thoát Khổ Đau (Bài 1 - Chánh Tri Kiến)

Đã đọc: 182           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tri kiến? Này các Tỷ kheo, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến. (Trường Bộ Kinh. 22. Kinh Đại Niệm Xứ).

Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thì có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.

Quý Pháp hữu, thiện hữu có thể thấy tầm quan trọng không thể nghĩ bàn của Bát Chánh Đạo, một lộ trình tu tập Giới Định Tuệ cho bất kể ai, bất bộ phái, mà một khi nhiệt tâm tinh cần thực hành, thời trên thế gian này sẽ không thiếu những người chứng Sơ quả, Nhị quả, Tam Quả, và Tứ Quả A La Hán chân chánh như lời Di Giáo của Thế Tôn về Bát Chánh Đạo, ngay thời khắc nhập niết bàn như sau:

Ngay thời khắc, Thế Tôn chuẩn bị nhập niết bàn: du sĩ ngoại đạo Subhadda (Tu Bạt Đà La) đến chỗ Thế Tôn, nói lên những lời chúc tụng hỏi thăm xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Subhadda bạch Thế Tôn:

Thưa Thế Tôn, có rất nhiều đạo sư nổi tiếng đang dạy những giáo lý khác Ngài, có phải tất cả họ tìm ra chân lý như chính họ đã tự xưng, hoặc chỉ cò vài vị tìm ra chân lý, còn những vị khác thì không?

Này Tu Bạt Đà La, ông không nên lưu tâm đến những giáo lý đó. Ông hãy lắng nghe Như Lai nói. Như Lai sẽ khiến cho ông biết được sự thật.

Bất cứ luận thuyết hay giáo lý nào không có Bát Chánh Đạo, thời sẽ không tìm thấy một ai đắc Quả Tu Đà Hườm (Dư Lưu), Tu Đà Hàm (Nhất Lai), A Na Hàm (Bất Lai), hay A La Hán. Nhưng trong giáo pháp nào có Bát Chánh Đạo, ông sẽ tìm thấy Tu Đà Hườm, Tu Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán. Nếu các đệ tử của ta nghiêm trì theo giới luật, thì thế giới này sẽ không bao giờ thiếu những bậc A La Hán chân chánh."

(Lược ghi từ Trường Bộ Kinh, 16. Đại Bát Niết Bàn Kinh. Tụng Phẩm V; hoặc clip Đức Phật Nhập Niết Bàn_Phật Giáo Nguyên Theravàda_ https://www.youtube.com/watch?v=1Gro2tBqHdI _ Phút 07.49 – 09.21)

Nhân duyên chia sẻ loạt bài Bát Chánh Đạo khởi từ một Pháp hữu ở Brisbane, Úc Châu muốn tìm hiểu về Con Đường Thánh thâm diệu này để ứng dụng trong việc tu tập và trong đời sống hàng ngày.

Việc chia sẻ tập trung khai thác từng chi nhánh một cách cô đọng, trực chỉ với những thí dụ dựa theo Lời Phật dạy trong Tạng Kinh Pali, Nikàya, và dựa trên kinh nghiệm tu tập của bút giả với ý tư duy, nhằm giúp quý Pháp hữu, thiện hữu dễ hiểu, dễ nắm bắt, qua đó giúp quý Pháp hữu có thể ứng dụng trong việc thực hành để đoạn trừ cấu uế từ nội thân, được an lạc, giải thoát khổ đau.

Bài Một: CHÁNH TRI KIẾN

Tri kiến về khổ (Khổ Đế): sinh già bệnh chết, sầu bi, ưu, khổ, não, ái biệt ly, sống với người không thích (oán gặp nhau), cầu không được là khổ; 5 thủ uẩn là khổ (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức); và sáu nội xứ: Nhãn xứ (thuộc về mắt), nhĩ xứ (thuộc về tai), tỷ xứ (thuộc về lưỡi), thiệt xứ (thuộc về mũi), thân xứ, ý xứ

Tri kiến về khổ tập (Tập Đế): duyên khởi, hành giả xâm nhập, an trú, tích tập: chẳng hạn: Mắt (nhãn) thấy sắc (cảnh đẹp), thì nhãn thức giới khởi (tức là thức do mắt duyên với sắc trần tạo ra), khiến người thấy ưa thích và xâm nhập an trú, tích tập, lâu ngày thành tập khí (nên gọi là khổ tập). Ví dụ người chưa biết chơi game, khi thấy người ta chơi game, khiến thích thú, và bỏ thời gian xem người ta chơi game, vì xâm nhập an trú, anh ta thích và bắt đầu chơi game, càng chơi càng thích (tích tập lâu ngày), thành ra thói quen (tập khí) cho đến đam mê, và lệ thuộc đến nỗi không có game là không thể chịu được, sinh ra khổ. Như vậy Khổ Tập là nguyên nhân đưa đến Khổ

Tri kiến về Diệt Khổ (Diệt Đế): trạng thái hết khổ: tức là không còn tham sân si nữa: tức là buông xả vạn pháp, không chấp pháp nào, không có pháp nào ràng buộc nơi mình (đoạn diệt tham ái, luyến ái), trở thành tự tại thong dong. Diệt Đế có thể chứng

Tri kiến Khổ diệt đạo (Đạo Đế) tức là Bát Chánh Đạo, con đường đưa đến khổ diệt, vì người tu cần Bát Chánh Đạo để tiệm tu, tích tập thiện pháp, đoạn trừ bất thiện pháp, vì tập khí tham sân si từ vô lượng kiếp khó có thể diệt trừ ngay lập tức, mà cần phải theo Đạo lộ giải thoát BÁT CHÁNH ĐẠO này.

Tin rằng những dòng giải thích cô đọng về Chánh Kiến (Chánh Tri Kiến) giúp quý Pháp hữu có thể hiểu đúng đắn về Chánh Tri Kiến về TỨ DIỆU ĐẾ

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập