Vì sao khẩu tạo ác nghiệp đưa đến quả báo khổ?

Những gì là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo?
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
– Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau. Nếu tạo nghiệp mà không cố ý, Ta nói rằng người ấy không nhất thiết phải thọ quả báo.
– Ở đây, thân cố ý tạo ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ khổ quả. Miệng có bốn nghiệp, ý có ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ báo, thọ khổ quả.
– Những gì là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo?
Một là nói dối; người kia hoặc ở giữa đám đông, hoặc trong quyến thuộc, hoặc ở tại vương gia, nếu có ai kêu mà hỏi rằng: ‘Ngươi có biết thì nói’. Nhưng nó không biết mà nói là biết, biết nói là không biết; không thấy nói là thấy, thấy nói không thấy. Vì mình, vì người, hoặc vì của cải, biết rồi mà lại nói dối.
Hai là nói hai lưỡi; muốn ly gián người khác nên nghe nơi người này đem nói với người kia vì muốn phá hoại người này. Nghe nơi người kia đem nói với người này vì muốn phá hoại người kia. Những kẻ hợp nhau muốn tạo ly tán; những kẻ đã ly tán lại muốn cho xa rời để kết bè đảng, vui thích bè đảng, khen ngợi bè đảng.
Ba là nói thô ác; người ấy nếu có nói năng gì thì lời lẽ thô tục, hung bạo, tiếng dữ trái tai, không ai mến nổi, làm cho người khác phải khổ não, khiến cho không được định tâm.
Bốn là nói lời thêu dệt; người ấy nói không đúng lúc, nói không thành thật, nói lời không đúng nghĩa, nói lời không đúng pháp, nói không tịch tĩnh, lại còn khen ngợi sự không tịch tĩnh, trái ngược thời gian mà lại không khéo dạy dỗ, không khéo la mắng. Đó là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo, bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo”.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Nghiệp tương ưng, kinh Tư, số 15 [trích])
Bình tâm mà xét, lời nói bất thiện là những ác nghiệp dễ gây tạo nhất trong đời sống hàng ngày.
Kinh văn nói đầy đủ các nghiệp bất thiện thuộc về thân, miệng và ý. Trích đoạn này, chúng ta chỉ bàn về ba ác nghiệp của miệng, do những lời nói bất thiện gây ra.
Bình tâm mà xét, lời nói bất thiện là những ác nghiệp dễ gây tạo nhất trong đời sống hàng ngày. Đáng nói là nhiều người tạo khẩu nghiệp bất thiện mà không hề hay biết, cứ vô tư nghĩ rằng “lời nói gió bay” nhưng kỳ thật trong rất nhiều kinh Thế Tôn xác định đó là “binh khí miệng lưỡi”. Đã là binh khí thì chắc chắn lời nói ác sẽ gây sát thương cho mình và người, tàn hại lẫn nhau để lại hậu quả nghiêm trọng.
Đầu tiên là nói dối, có nói không, không nói có; sai nói đúng, đúng nói sai; nhiều nói ít, ít nói nhiều, chung quy là nói sai với sự thật vì mình, vì người hay vì lợi lộc, danh tiếng. Kế là nói hai lưỡi, đâm thọc đòn xóc nhọn hai đầu, gây chia rẽ, bất hòa. Đến bên này nói chuyện bên kia, đến bên kia nói chuyện bên này cốt gây hiểu lầm, tạo nghi ngờ đố kỵ, nhằm ly gián, gây chia rẽ. Kế nữa là nói thô ác, văng tục, chửi thề, nguyền rủa, trù ẻo; nói toàn những lời thô bỉ, hung dữ, ác độc. Sau cùng là nói lời thêu dệt, nịnh hót, nói cho được lòng người để mưu lợi riêng mình.
Xét cho cùng, “lời nói không mất tiền mua” nhưng không phải thích gì nói nấy mà nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vừa lòng nhau là nói ra đem lại sự hoan hỷ, an lạc, thấu hiểu để đoàn kết và yêu thương. Đó chính là ái ngữ, chánh ngữ giúp lợi mình và ích người. Còn ngược lại, những ai cố ý nói hư dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói nịnh nọt thì chắc chắn “đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo”.
- Bồ Tát Siddhartha Ngộ Đạo Thích Thông Khiêm
- 17 lời khuyên về cuộc sống từ Thiền sư Kodo Sawaki Diệu Liên Lý Thu Linh/Báo Giác Ngộ chuyển ngữ
- Hướng Về Ngưỡng Cửa Hiểu Biết Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi, Giới thiệu và chuyển ngữ: Nguyên GIác
- Tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu Tâm Thiền
- 5 điều cần làm trong thời gian giãn cách xã hội để an yên và hạnh phúc Lê Quý Hoàng
- 5 điều cần làm trong thời gian giãn cách xã hội để an yên và hạnh phúc Lê Quý Hoàng
- Lễ Đặt Tên, Xuất Gia, Và Cạo Tóc Cho Sư Chú Pháp Thanh Người Mỹ Thích Trừng Sỹ
- Bức Tâm Thư Của Đệ Tử Pháp Thanh, Người Mỹ Viết Cho Ngày Lễ Xuất Gia tại Chùa Pháp Nhãn Austin, Texas, Hoa Kỳ Pháp Thanh (Minh Đạo), Thầy Thích Trừng Sỹ chuyển ngữ
- Phật pháp giúp người lỗi lầm Phong Trần Cuồng Nhân
- Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh dạy về lý do nên ăn chay Cố Đại lão HT. Thích Trí Tịnh
- Nền giáo dục đặc thù của Phật giáo HT. Thích Huệ Thông
- Sư ông Trúc Lâm giảng về "Tuệ giác của Đức Phật" Thiền sư Thích Thanh Từ
- Tinh thần tín hạnh nguyện trong Kinh A Di Đà ĐĐ.TS. Thích Thiền Hạnh
- An vui mỗi ngày từ 15 lời khuyên của Thiền sư Nhất Hạnh Đào Chi
- HT.Thích Thanh Từ nói về trí thức và trí tuệ HT. Thích Thanh Từ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Từ những trang kinh: Nguyên nhân Đức Phật không thuyết giới cho người bất tịnh
- Tư duy đúng khiến phiền não rơi rụng
- Cầu an theo tinh thần kinh Phước Đức
- Xuất xứ, tên gọi và đặc trưng của 18 vị La Hán
- Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh
- Thiện tri thức - Gần đèn thì sáng
- Sát sinh chịu quả báo nặng nề
- Quả báo sát sinh
- Bốn pháp mang đến an lạc đời sau cho người cư sĩ
- Phụng dưỡng đúng pháp mới được phước lớn
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)