Đạo Phật Có Cần Trẻ Hoá Hay Không?

Đạo Pháp - Dân tộc và trẻ hóa Phật tử
Đạo Phật xuất hiện cách đây đã hơn 20 thế kỷ, trải qua bao cuộc thăng trầm biến thiên của lịch sử, Đạo Phật vẫn mãi mãi là ánh sáng, vẫn mãi mãi là tiếng nói trong trẻo, tươi mát, trẻ trung, khả ái của tình thương và độ lượng. Qua mọi xứ sở và thời đại, Đạo Phật đã khéo léo dùng mọi phương tiện để có thể tùy nghi thích ứng với từng nền văn hóa khác nhau trong từng dân tộc. Càng tiến hóa bao nhiêu, nhân loại càng nhận ra được giá trị long lanh mầu nhiệm trong từng lời dạy của Đức Phật. Bởi lẽ, giáo lý của Đạo Phật đã mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nó không vì mục đích giải thoát tự thân mà vì an vui hạnh phúc cho tha nhân và mọi loài. Giáo lý của Đạo Phật không còn hạn hẹp, thu mình trong một đất nước Ấn Độ cổ đại, mà đã vượt qua muôn trùng không gian và thời gian để đến với con người. Do vậy, để ngọn đèn chánh Pháp được mãi thắp sáng và lưu truyền trong nhân loại, ta hãy lắng nghe lời Phật dạy :“Này các tỳ kheo, hãy lên đường thuyết Pháp vì hạnh phúc, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người”.

Cùng trong trào lưu ấy, Đạo Phật đã đến với Việt nam vào những ngày đầu của thế kỷ thứ 2 Tây lịch. Trãi qua hơn 20 thế kỷ, Đạo Phật đã hoà quyện cùng dân tộc Việt nam và đã đem lại cho con người Việt nam, cho đất nước Việt nam suối nguồn an lạc và giải thoát. Đạo Phật đã giúp cho con người Việt nam sống hòa bình và hạnh phúc, giữ gìn đất nước thịnh vượng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Trên tiến trình đó, ngọn gió từ bi đã mang tinh thần hòa hợp, nhẫn nại, bình đẳng, vị tha… thổi vào đời sống văn hóa sinh hoạt, phong tục, tập quán của dân tộc Việt nam.

Hơn bao giờ hết, giáo lý của Đạo Phật đã được dân tộc Việt nam tiếp nhận một cách dễ dàng bởi tính thiết thực và gần gũi trong đời sống sinh hoạt thường nhật. Tư tưởng triết lý của Đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt nam. Một trong những giáo lý rất gần gũi với người Việt Nam chính là giáo lý nhân quả. Một giáo lý đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của mọi tầng lớp, mọi người dân Việt Nam. Nó không chỉ ảnh hưởng trên lý thuyết thông qua những bài giảng, qua kinh sách mà đã được thể hiện rõ nét qua cách sống, qua ý thức thực hành một cách tự nhiên, trở thành một bản năng vốn có của con người.
Đạo Phật đã hòa quyện vào mỗi dân tộc như nước với sữa. Chân lý của Ngài truyền đến nước Đại việt đã hơn hai ngàn năm. Tổ sư Khương Tăng Hội, ở Giao chỉ - Khương cư là vị tổ đầu tiên của Đạo Phật Việt Nam. Tổ đã vận hành giáo chỉ “sổ tức” trong kinh Quán niệm hơi thở, đem lại ý nghĩa thiết thực trong đời sống con người. Phương pháp quán niệm hơi thở- An ban thủ ý là bản kinh được kế thừa và phát triển trong hệ thống kinh tạng Nikaya thời Tăng đoàn Đức Phật còn tại thế. Con đường thực nghiệm chuyển hóa đó, còn nói lên được tính “thừa tự pháp”.
Trong thời đại ngày nay: Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, Ngài luôn tìm đủ mọi phương cách áp dụng Phật giáo vào xã hội, Hòa thượng, phát biểu “Những gì chúng tôi làm cho Phật giáo cũng có nghĩa là làm cho dân tộc, những gì chúng tôi làm cho dân tộc cũng có nghĩa là làm cho Phật giáo”. Câu nói cương lĩnh bất hủ, đã vận hành mọi không gian và thời gian của thời cuộc. Tiềm năng lúc này chưa sáng, chưa hiểu thì sẽ có tiềm năng khác sáng, tiềm năng hiểu biết khác thay thế. Vì Ngài đã thấy rõ của nguyên nhân của Khổ- tập- Diệt- đạo và Vô ngã, vị tha và Phật tính trong mỗi con người chúng ta.
Chính vì thấy, Đại hội Phật tử An Bằng đã thực hiện đúng với tinh thần của Cố Hòa thượng Thích Mãn Giác với tôn chỉ “Mái chùa che chở, hồn Dân tộc, nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Việc làm đạo Phật hóa nông thôn đã là chuyện khó, còn đây, chúng ta đã làm một công việc hết sức cao quí là Qúy vị đã làm cho Đạo Phật hóa nước Mỹ. Hơn 30 năm cộng đồng Phật tử An Bằng đã hộ trì Chánh pháp, xây dựng Tam bảo tại thế gian luôn đúng theo lời Phật dạy “Một giọt nước được đem hòa vào đại dương, chẳng thấm vào đâu, nhưng cứ mỗi lần giọt nước được hòa mình vào biển cả thì làm cho trái đất có thêm sức sống” Giọt nước mát ấy, chính là tâm thức, từng suy nghỉ được hay không được là do tâm của chúng ta khởi tạo. Khi giọt nước chưa hòa vào đại dương thì đại dương là biển cả rồi và sau khi giọt được đưa đến lòng đại dương thì đại dương vẫn là đại dương, không có gì khác và cũng chẳng có yếu tố nào làm giao động, làm biến biến đổi đại dương. Chính vì thế, Đạo Phật có rất nhiều tông phái và chính ngay mỗi quốc gia luôn có nhiều tông chỉ hành đạo và tông phái để xương minh đạo Phật nhưng mỗi quốc gia, mỗi tông phái không chính vì phát triển, xây dựng mình mà quên đi bản chất của đạo Phật là “Từ bi cứu khổ”. Cho nên khi quý vị đạo hữu tới đây tham dự khóa tu và đại hội, không những làm cho bản thân của quý vị được “thừa tự pháp”, có nghĩa là thực hành giáo pháp mỗi ngày, đem lại nguồn pháp lạc cho tự thân. Mà đến đây chúng ta còn có trách nhiệm phát triển và xây dựng, dìu dắt cho con mình, cháu mình, em mình đi vào con đường tu tập chuyển hóa, sống thiện; bên cạnh đó còn đóng góp sự có mặt của mình cho quê hương, cho thế hệ trẻ mai hôm nay và về sau.
Chúng tôi cảm nhận quý vị luôn hoài niệm và ôm ấp tính Dân tộc, tính quê cha đất tổ trong tận trái tim!
Kính thưa Đại hội!
Muốn cho Đạo pháp ngày càng đến được với mỗi Dân tộc, thì cơ hội, thách thức đối với các bậc cao niên, huynh trưởng là một quan điểm tư duy mới là bằng cách “trẻ hóa Phật tử”. Không phải nói trẻ hóa là mất đi quy luật, nề nếp, gia phong của Dân tộc mà người cư sĩ tại gia, chúng ta đang có trách nhiệm, để lớp trẻ “thừa tự sự”, có nghĩa là tập sự cho các em, cho các cháu biết công việc, biết việc làm có ý nghĩa, thiết thực mà đóng góp vào các công tác của hội, các ngôi chùa của hội tại các chi hội Phật tử.
Vì đất nước Việt nam, một đất nước vốn mang truyền thống đạo đức dân tộc, một truyền thống gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Trãi qua mấy nghìn năm lịch sử, nền văn hóa của dân tộc Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ suối nguồn đạo lý Phật Giáo. Trong đó, tính triết lý nhân quả, tình người được xem như là nền tảng xây dựng truyền thống đạo đức dân tộc.
Triết lý nhân quả tình người góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc, một trong những sức mạnh đóng vai trò quyết định trong công cuộc giữ vững nền độc lập đất nước. Ý thức được giá trị của tự thân, vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, dân tộc Việt nam đã liên kết cùng nhau xây dựng thành một khối đại đoàn kết vững mạnh.
Thật đúng như lời của cố Hòa Thượng Thích Đức Nhuận đã nói: “Hãy tỏ ra mình có đức hạnh, can đảm và hết lòng. Cố gắng thương yêu mọi loài. Con người chỉ xứng danh với danh nghĩa của nó chừng nào làm chủ được ý nghĩ, lời nói và hành động của mình về cả nội giới và ngoại giới. Chinh phục được ngoại là một công trình to lớn, nhưng điều đáng ca ngợi hơn hết vẫn là sự điều ngự được chính mình, cũng có nghĩa là người khác làm việc thiện thì đáng tán dương hay người đang nắm giữ truyền thống tổ chức thì nên ủng hộ, tán đồng.
Tóm lại đạo Phật đã chung sống với nhân dân Việt Nam qua 20 thế kỷ, một khoảng thời gian đủ để khẳng định giá trị của Đạo Phật trong lòng dân tộc. Tư tưởng của Đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc. Bởi sự gắn bó mật thiết và gần gũi như vậy nên người dân Việt Nam đã xem Đạo Phật là đạo của tổ tiên truyền lại.
Nó đã được xã hội hóa thành một nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với dân tộc.Chúng ta biết rằng, xã hội hóa là một quá trình mà trong đó mỗi cá nhân tiếp nhận nền văn hóa từ khi con người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Việt Nam. Từ đó nó hướng dẫn con người có những hành động, hành vi cư xử đúng đắn trong xã hội. Nói khác hơn, xã hội hóa chính là nơi dạy cho mỗi cá nhân học cách làm người. Trong đó, xã hội hóa được thiết lập trong một môi trường mà con người đã được hấp thụ những tinh hoa trong cuộc sống.
Đó là lý do, mục đích làm sống dậy tính kế thừa pháp và sự. Cả hai tư tưởng ấy là sức mạnh là suối nguồn tình thương. Sẽ cơ hội gắn kết, xích lại gần nhau, trao dồi trí tuệ. Góp phần làm tăng trưởng đạo tâm cùng tiến tu, thăng hoa tình đời, nghĩa đạo vào sự nghiệp độ đời của nhiều đời chư Phật, chư Tổ.

Các bài mới :
- Bồ Tát Siddhartha Ngộ Đạo Thích Thông Khiêm
- 17 lời khuyên về cuộc sống từ Thiền sư Kodo Sawaki Diệu Liên Lý Thu Linh/Báo Giác Ngộ chuyển ngữ
- Hướng Về Ngưỡng Cửa Hiểu Biết Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi, Giới thiệu và chuyển ngữ: Nguyên GIác
- Tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu Tâm Thiền
- Vì sao khẩu tạo ác nghiệp đưa đến quả báo khổ? Quảng Tánh
Các bài viết khác :
- Ý niệm tấn phong giáo phẩm trong Phật giáo Thích Tâm Mãn
- Hãy xem mình là Khách viễn du Diệu Liên Lý Thu Linh
- Niềm tin vào Chánh pháp: Chiếc chìa khoá vàng khai mở tự tâm Thích Thiền Minh
- Người Ngu Và Người Trí Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Người Kalama Ở Kesaputta Đến Nghe Đức Phật Giảng Dạy Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama - Kalama Sutta: The Instruction To The Kalamas - Translated from the Pali by Soma Thera - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: accesstoinsight.org
- Đến để thấy,thấy để tin: Lâm Tỳ Ni nơi Phật Đản Sinh Tâm Trí
- Phật dạy:" Những thứ vào miệng không độc,những thứ từ miệng tuôn ra mới độc" Nguồn: phunutoday.vn
- Bát nước của Ngài Anan Cao Huy Thuần
- Tại sao Hoàng Hậu Ubbirī khóc cho tám mươi bốn ngàn cô con gái? Nguyễn Văn Tiến
- Đặt tâm đúng hướng Thích Quảng Tánh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Trước Đèn Lần Giở Cảo thơm
- Sen Quý Nở Đài Giác Ngộ
- Cổ Pháp Quê Hương Của Vị Thiền Sư Vạn Hạnh
- Ôn về nhà con.
- Nói chút về văn hoá Huế qua chương trình 'Hành lý tình yêu'
- Những Ngày Thơ, Nhớ Ba!
- Không Gian Vườn Thiền và Cội Trầm Phước Huệ
- Năm Mới Ta Cũng Mới, Người Vui Ta Cũng Vui
- Quý vị chưa biết đó, làm chú tiểu ai cũng bị đánh, mới nên thầy
- Hoà Thượng Giám Luật Vạn Hạnh, Suốt Đời Như Ngọn Núi Thiền.
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)