Không có lý do ngã mạn

Kính điển Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh trong khi truyền giáo pháp cho Phật tử, tu sĩ và nói chung, trong căn cốt giáo pháp của mình, Đức Thế Tôn chỉ ra và coi ngã mạn hay chính xác là TÂM NGÃ MẠN là kẻ thù mạnh mẽ hàng đầu đối với đường tu, sự tinh tấn, giác ngộ.... Biệt ngữ ngã mạn trong Phật giáo có thể khập khiễng so sánh với những hiện tượng tâm lý chệch chuẩn mực đạo đức trong đời thường: tự cao, vị kỷ, sùng bái cái tôi, coi mình là trung tâm vũ trụ... chủ nghĩa cá nhân trong một số hay rất nhiều trường hợp có thể xem là người anh em của khái niệm ngã mạn trong Phật học, tất nhiên đấy chỉ là một cách so sánh.
Tâm ngã mạn khiến con nhà Phật khó dọn mình chấp nhận ánh sáng Phật pháp và người phàm khó tin kính Phật vì tâm ấy hàm chứa- như đã nói- ý thức coi mình là vũ trụ, trung tâm, không ai bằng- trong đó có cả ánh sáng Phật pháp. Với những cá nhân có tâm ngã mạn, học vấn và thành công càng nhiều sự ngã mạn càng lớn và sâu dày, đường nhận chân lẽ thật để ngộ càng gian nan hơn vì khi ấy hoàn toàn có thể họ coi mình mới là chân lý mà thiên hạ cần học để ngộ!
Trong đời sống xã hội, đối phó với chủ nghĩa cá nhân để kết dính cộng đồng hình thành sức mạnh chung, người ta giáo dục mọi người về biển học mênh mông khôn cùng, tài năng có ở khắp nơi và cá nhân chỉ và chỉ là một phần tử như hạt cát trong sa mạc rộng lớn, rằng anh có thông minh giỏi giang và thành công đến đâu cũng không thể thay thế toàn bộ thế giới còn lại, cần khiêm tốn và tôn trọng phần còn lại và điều đó chỉ có lợi mà thôi.
Trong nghiên cứu khoa học, những phát minh quan trọng đến từ những bộ óc khiêm cung và nhẫn nại. Các khoa học gia ý thức rất rõ hiện thực khách quan là vô cùng, cái “ta” nhìn thấy và phát biểu chỉ và chỉ là một chút xíu hiện thực cần nhận thức và chi phối phục vụ đời sống nhân sinh, người thông minh nhất và có cống hiến nhiều nhất cũng chính là người khiêm tốn và biết mình nhất.
Sự thực hiển nhiên ai cũng biết (nhưng có thể ít để ý): trước khi con người dày công nghiên cứu và hình thành ngành khoa học vũ trụ đắt đỏ, từng bước khám phá không gian và thực hiện giấc mơ đưa con người lên vũ trụ và tung hô như thành tựu vĩ đại, thì vũ trụ đã hình thành và tồn tại “sẵn” trong chiều không gian- thời gian vô cùng, bất chấp con người trên trái đất nhỏ bé kia có nhận thức được và “chinh phục” nó hay không. Bất chấp các khoa học gia của Nasa có mô tả vũ trụ và điều hành các chuyến bay như thế nào, các hành tinh cùng vệ tinh cũng như các thiên thạch và vô số hiện tượng kỳ vĩ trên không gian, đã đang và sẽ y chang như thế nhịp nhàng vận động như bộ máy chiếc đồng hồ nhỏ xíu trên tay mọi người, không sai chạy một chút nào.
Nhân loại đã kỳ công chế tạo được những công cụ kỹ thuật tuyệt vời đến khó tin đối với tiền nhân: máy bay không người lái, rô bốt, tàu ngầm, máy tính và mạng... nhưng có ai thấy rằng còn lâu lắm hay không bao giờ con người có thể “chế tạo” được những “công cụ” siêu việt của tự nhiên như cơ thể người với nhiều cơ quan sinh học tinh vi hoạt động nhịp nhàng, hay hệ thống các hành tinh vận hành cứ như vũ điệu tuyệt vời nhất trong nghệ thuật, hay .... Sự soi mói và cố gắng bắt chước của con người với tự nhiên thực ra không hề vĩ đại đến mức như người ta thường nghĩ, chiếc phi cơ tân tiến nhất chưa chắc đã đạt các chỉ số kỹ thuật tuyệt hơn đôi cánh bay muôn đời của các loài chim. Ý người viết đang cố muốn hướng đến là gì? À, không có lý do để con người ngã mạn về những gì đã đang và sẽ có vì những điều đó không lớn như người ta nghĩ và- quan trọng- chỉ là bắt chước và đi sau...
Trước khi nữ khoa học gia vật lý lừng danh người Ba Lan khổ công tìm ra nguyên tố radium tạo bước ngoặc “vĩ đại” dẫn đến những thành tựu trong ứng dụng hạt nhân nguyên tử phục vụ đời sống dân sự và, đáng sợ, vũ khí nguyên tử- thì, nguyên tố kia đã tồn tại từ bao giờ trong những khối quặng vô hồn, đấy là sự phát hiện cái sẵn có của tự nhiên.Tự nhiên vô cùng – những sự thực sẵn có tương tự cũng vô cùng tận. Nếu cứ sau mỗi phát hiện nào đấy người ta lại vỗ tay và hét vang, có lẽ sẽ khản cổ mất, và kiệt sức vì chúng đếm không xuể. Nhà khoa học chân chính không gần gũi với tâm ngã mạn.
Chính Phật học cũng ghi nhận rằng trước khi Đức Phật gian nan tìm ra Đạo, Đạo đã hằng có và tồn tại sẵn, và câu chuyện về Bích Chi Phật đáng để suy ngẫm nhiều hơn.
Bỏ tất cả để có tất cả, buông hết để đón nhận nhiều hơn là lời khuyên của Phật dành cho chúng sinh nhiều bệnh. Buông hết thì không còn ngã mạn. Và thực ra, - như đã nói- ngã mạn không có căn cứ, lý do để tồn tại.
..Buông, để giác ngộ và tinh tấn, bạn nhé!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Hãy sống chánh niệm trong từng phút giây Bình Yên
- Thấy Phật Dược Sư bằng tâm HT.Thích Trí Quảng
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy HT. Thích Trí Quảng
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Nguồn gốc lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm Thùy Trang
- Ý nghĩa ngày Phật đản GS. Nguyễn Vĩnh Thượng
- Khởi nguyên và truyền bá của Phật Giáo Huỳnh Kim Quang dịch
- Thiết thực mừng Phật Đản Thích Viên Thành
- Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió Nguyên Giác
- Bồ Tát Quán Thế Âm Trí Bửu
- Việc phiên dịch Kinh điển Phật giáo ra chữ Hán GS Nguyễn Vĩnh Thượng
- Niết Bàn - Barbara O'Brien (Nirvana - Barbara O'Brien) Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: buddhism.about.com
- "Xá Lợi" trước hết là một thứ tín ngưỡng Giáo sư Hoàng Hạ Niên (Thích Trung Nghĩa dịch)
- Câu Chuyện Về Câu Hỏi Của Tôn Giả Mục Kiền Liên, Kệ 224, Kho Báu Sự Thật Nguyễn Văn Tiến
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Thăm chùa Từ Thuyền, Sóc Trăng
- Một sáng ở ngôi chùa ven đê biển Gành Hào
- Những người không có Tết
- Những thùng từ thiện ở bệnh viện đa khoa thị xã Giá Rai
- Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai) trọng thể kỷ niệm giỗ thứ 44 Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
- Lễ giỗ cố HT.Thiện Hoa tại thiền viện Thường Chiếu
- Tìm mình qua lời pháp của Thượng tọa Thích Thanh Phương
- Nghĩ về nghiệp bút thời nay
- Ngũ giới
- Một Sư Cô gieo từ tâm ở Thào Lạng, Bạc Liêu
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)