Nghĩ về nghiệp bút thời nay

“Nghiệp bút”- cách tôi nói đại, mang tính cá nhân, chỉ chuyện viết lách văn chương báo chí bây giờ. Có lẽ ngày xưa ông bà mình thường nói: nghiệp bút nghiên - “nghiên” chỉ cái nghiên mài mực.
Tôi từng mài mực. Để “sản xuất” một phiên bản in phải qua nhiều công đoạn thủ công: mài thỏi rắn sản phẩm bán sẵn ở mấy tiệm thuốc bắc (?!), thay thế mực tàu, trên mảnh sành nhám có độ ma sát cao; rồi dùng cọ quét trên chất đen sền sệt ấy phủ trên bản gỗ (mộc bản) đều hết mức có thể; tiếp, áp “phôi” (cũng tạm gọi) giấy cách thận trọng lên mộc bản và dùng tay ép mạnh sao cho “dữ liệu” trên phôi copy lên phôi giấy; tiếp, hong khô tự nhiên, chờ, có một phiên bản in như thời xa xưa.
Nhưng không nói đến chuyện ấy
…...............
Chuyện viết lách thời nay khổ ghê: nhuận bút thấp, khó về đề tài, trào lưu mạng và thị hiếu độc giả thay đổi nhanh.. Không phải. Đang muốn nói đến áp lực bẻ cong ngòi bút hữu hình và vô hình.
Nhớ khi thăm một tòa soạn nhật báo được đánh giá số 1 về nhiều 'tiêu chí”, tầm quốc gia và có trong xếp hạng Top quốc tế, bạn tôi- một phóng viên, một nữ BTV khả ái: chị đấy từng viết tốt, rồi không viết được nữa... Tôi nhớ.
Tại sao viết tốt rồi..không viết được trong khi làm biên tập?
Sau này tôi thấm thía, chuyện bút nghiên “chua” lắm. Một đằng đề cao và giáo huấn trẻ nhỏ về sự trung thực song nếu anh chị viết thực sẽ biết, cơ hồ nếu viết càng xa sự thực bao nhiêu càng..an toàn bấy nhiêu! Sự thực đấy.
Nhớ một lần được vị X có uy tín giới thiệu một nhân vật “người tốt việc tốt” có tiếng về công tác nhân đạo từ thiện thế là tôi trực chỉ lên đường “tác nghiệp” thấy sao viết vậy, người thật việc thật từng dòng từng chữ. Khi bài lên trang, hí hửng điện và gửi đường link vào hộp thư người giới thiệu nhưng sốc ngay khi nhân vật ấy khi vị ấy không vui: lẽ ra anh phải viết như vầy như vầy, và nếu có tôi cùng đi sẽ hay hơn.. Tôi im lặng tự thoại với chính mình: lẽ nào phải viết như trẻ tập viết đồ trên dòng kẻ với cầm tay của người lớn?
Mười lần công phu tàu xe tìm hiểu thực tế y như rằng ra về với lời dặn được nhấn mạnh: anh đừng viết gì về chỗ này nhé!
Viết lách là chuyện tinh thần, của tâm, nếu lệch, anh không viết được. Bất luận xã hội đi tới đâu, khoa học kỹ thuật leo đến đỉnh gì, viết vẫn là việc không thể công nghiệp hóa tự động hóa, muôn đời vẫn vậy, nếu khác đi không còn bản chất công việc ấy, chỉ là “viết” theo cách hiểu khác. Đấy là nguyên tắc sinh tử nghiệp bút.
…...................
Giờ tôi hiểu tại sao chị Y không viết được nữa, ngồi máy lạnh cắt xén chỉnh sửa bài từ các nơi gửi về. Nghiệp bút thời @ nghiệt ngã vô hình và hữu hình. Thay vì ủng hộ giúp đỡ và khuyến khích ngòi bút viết sự thực nhiều người làm người lại, tác động để ngòi bút nếu không gãy thì cũng cong veo.
Viết, chuyện của tâm, không có tâm không viết được, hãy giữ tâm như sinh mệnh ngòi bút.
Thành Công
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Câu chuyện về Thi Ca Huyền Không
- Trăng Thu Vĩnh Hảo
- Tu để chuyển hóa phiền muộn khổ đau Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tấm bản đồ của sự thành công Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Cuộc đời là quá ngắn Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Cỏ dại và dây chùm gửi Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Loại Bỏ Tất Cả Mọi Chướng Ngại Qua Nhận Thức Tánh Không Dalai Lama Minh Chánh chuyển ngữ
- Vì sao ta đau khổ Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Ngũ giới Nguyễn Thành Công
- Hơi Thở Cuối Cùng Đại đức Ajahn Pasanno - Đào Viên
- Một Sư Cô gieo từ tâm ở Thào Lạng, Bạc Liêu Nguyễn Thành Công
- Kiếm tìm hạnh phúc? Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Thăm chùa Từ Thuyền, Sóc Trăng
- Một sáng ở ngôi chùa ven đê biển Gành Hào
- Những người không có Tết
- Những thùng từ thiện ở bệnh viện đa khoa thị xã Giá Rai
- Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai) trọng thể kỷ niệm giỗ thứ 44 Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
- Lễ giỗ cố HT.Thiện Hoa tại thiền viện Thường Chiếu
- Tìm mình qua lời pháp của Thượng tọa Thích Thanh Phương
- Ngũ giới
- Một Sư Cô gieo từ tâm ở Thào Lạng, Bạc Liêu
- Vía Đức Jesu Crit
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)