Mục Đích Của Phật Giáo Là Điều Phục Thân Tâm

Đã đọc: 4784           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mục đích duy nhất về sự tồn tại của những gì được gọi tôn giáo là để chúng ta hiểu rõ tâm lý, cảm xúc và tâm của chính mình. Bất kể gọi con đường tâm linh là gì, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết rõ kinh nghiệm và cảm giác của chính mình.

   Do đó, kinh nghiệm của các  Lama về Phật giáo là thay vì đặt nặng vào niềm tin, thì luôn luôn đặt vào tầm quan trọng chủ yếu dựa trên sự thể nghiệm cá nhân, đưa các phương thức của giáo pháp vào trong hành động và đánh giá hiệu quả mà chúng có được ở trên tâm của chúng ta: các phương pháp này có giúp được gì không? Tâm của chúng ta đã thay đổi hoặc vẫn buông lung như thuở ban đầu? Đây là Phật giáo và phương pháp quán chiếu tâm này được gọi thiền.

 Đó là một điều thuộc về cá nhân, bạn không thể khái quát hóa được. Tất cả đều nằm trong kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Nếu phương pháp của bạn không đưa ra những giải pháp phù hợp cho các vấn đề, nghi vấn và làm thỏa mãn tâm mình, bạn phải quán chiếu. Có lẽ có một điều gì đó sai lầm với hiểu biết và quan điểm của bạn. Bạn không thể nhất thiết kết luận rằng có điều gì đó sai lầm về tôn giáo của mình chỉ bởi vì bạn đã thử nghiệm nó và nó không hoạt động. Những cá nhân khác nhau đều có những hiểu biết, ý tưởng, quan điểm riêng biệt của họ về tôn giáo, và có thể tạo ra sai lầm. Do vậy, hãy chắc chắn rằng cách bạn hiểu về các ý tưởng và những phương pháp tôn giáo của mình là chính xác. Nếu tạo ra nổ lực đúng đắn dựa trên cơ sở của hiểu biết chính xác, thì bạn sẽ kinh qua sự thỏa mãn nội tại sâu sắc. Như vậy, bạn sẽ tự chứng minh rằng sự thỏa mãn không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì ở ngoại tại. Sự thỏa mãn đích thực xuất phát từ tâm.

 Chúng ta thường xuyên cảm thấy khổ đau và thế giới của chúng ta dường như đảo lộn bởi vì tin vào những thứ ngoại tại hoạt động chính xác giống như chúng ta dự kiến và mong đợi chúng đến. Chúng ta mong đợi mọi thứ thay đổi từ bản chất không thay đổi, các pháp vô thường tồn tại mãi mãi. Sau đó, khi chúng thay đổi, chúng ta trở nên khổ đau. Trở nên đau buồn khi một điều gì đó trong nhà mình đổ vỡ cho thấy rằng bạn vốn không thực sự hiểu rõ bản chất vô thường của nó. Khi một thứ gì đó đến thời kỳ phải tan vỡ, nó chắc chắn tan vỡ bất kể bạn mong đợi thế nào.

 Tuy nhiên, chúng ta vẫn mong đợi những thứ thuộc vật chất tồn tại mãi mãi. Không có loại vật chất nào tồn tại mãi mãi; điều đó không thể xảy ra. Bởi vậy, để tìm sự thỏa mãn vĩnh viễn, bạn nên nổ lực trong việc thực tập tâm linh và thiền định hơn là níu kéo thế giới xung quanh mình. Sự thỏa mãn vĩnh viễn xuất phát từ tâm của chính bạn, từ trong con người của bạn. Vấn đề chủ yếu là tâm buông lung và bất mãn của bạn, bản chất của chúng là khổ đau.

 Biết rõ điều này, khi bất cứ vấn đề gì xảy ra, thay vì trở nên nên u sầu bởi lẽ kỳ vọng bất thành của bạn và luôn xao lãng chính mình với một số hoạt động ngoại tại, hãy giảm bớt căng thẳng, ngồi xuống và quán chiếu tình huống với tâm của chính mình. Đó là một cách khéo léo hơn nhiều trong việc giải quyết các vấn đề và an tịnh tâm của bạn. Hơn nữa, khi thực hiện điều này, bạn đang cho phép trí tuệ nhận thức bẩm sinh phát triển. Trí tuệ không bao giờ có thể tăng tiến trong tâm buôn lung, xáo trộn và kích động.

 Trạng thái tâm kích động là một trở ngại lớn đối với việc chứng đạt trí tuệ của bạn. Vì vậy, bạn có quan điểm sai lầm khi cho rằng bản ngã và bản chất của tâm mình là một và giống nhau. Nếu đó là những gì bạn tin tưởng, thì sẽ không bao giờ có khả năng thoát khỏi chúng và vượt qua bản ngã thực sự. Miễn là tin tưởng rằng mình hoàn toàn ở trong bản chất của tiêu cực và tội ác, thì bạn sẽ không bao giờ có thể vượt qua chúng. Những gì bạn tin tưởng là rất quan trọng và có hiệu quả tạo ra những quan điểm sai lầm vĩnh viễn của mình. Người phương Tây dường như nghĩ rằng nếu không hợp nhất với bản ngã, thì bạn không có sự sống, không có công việc hoặc thực hiện bất cứ điều gì. Đó là một sự ảo tưởng nguy hiểm—bạn không thể tách rời bản ngã khỏi tâm mình và cuộc sống. Đó là vấn đề lớn của bạn. Bạn nghĩ rằng nếu đánh mất bản ngã, thì bạn sẽ đánh mát nhân cách, tâm và bản chất con người của mình.

 Điều đó đơn thuần không phải là sự thực. Bạn không nên lo lắng về nó. Nếu đánh mất bản ngã của mình, bạn trở nên hạnh phúc—bạn sẽ có hạnh phúc. Nhưng tất nhiên, điều này sanh khởi nghi vấn, bản ngã ấy là gì? Người phương Tây dường như có quá nhiều ngôn từ để nói về bản ngã, nhưng liệu họ có biết bản ngã thực sự là gì không? Dẫu sao, nó cũng không phải cách để hoàn thiện tiếng Anh của bạn, bản ngã không phải là một từ; từ ngữ chỉ là biểu tượng. Bản ngã thực chất đang ở trong bạn: đó là quan niệm sai lầm rằng chính bạn vốn tồn tại vĩnh cữu và độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, những gì bạn tin tưởng đều là “cái tôi” không tồn tại.

Ở đây, nếu yêu cầu mọi người phải quán chiếu sâu sắc, vượt thoát ngôn từ, những gì họ suy nghỉ về bản ngã, thì mỗi người nên có một ý tưởng khác biệt. Tôi đang nói đùa; đây là kinh nghiệm của tôi. Bạn nên quán chiếu chính mình. Chúng ta luôn luôn nói một cách hời hợt “đó là bản ngã của bạn” nhưng chúng ta không có ý tưởng về bản ngã thực sự là gì. Thậm chí, đôi lúc, chúng ta dùng thuật ngữ này theo cách miệt thị “ồ, đừng lo lắng, đó chỉ là bản ngã của bạn mà thôi” hoặc thỉnh thoảng giống như vậy, nhưng nếu quán chiếu sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy một người bình thường nghỉ rằng bản ngã ấy là nhân cách và cuộc sống của anh ta. Nam giới cảm thấy nếu đánh mất bản ngã của mình, họ sẽ đánh mất nhân cách của họ; họ sẽ không còn là đàn ông nữa; nữ giới cảm thấy rằng khi họ đánh mất bản ngã của mình tức là họ đánh mất nhân cách phụ nữ của họ. Đó không phải là sự thực; không phải sự thực hoàn toàn. Tuy nhiên, căn cứ vào hiểu biết về cuộc sống và bản ngã của người phương Tây, thì điều đó gần như những gì nó hiện hữu. Họ nghỉ rằng bản ngã là một cái gì đó tích cực trong cảm giác mà nó cần thiết cho cuộc sống trong xã hội. Họ cho rằng nếu không có một bản ngã, thì bạn không thể hòa lẫn vào xã hội. Bạn phải quán chiếu sâu sắc hơn—dựa trên cấp độ tâm lý chứ không phải khía cạnh vật lý. Nó rất thú vị.

 Thậm chí nhiều nhà tâm lý mô tả bản ngã như là một cấp độ hời hợt đến nổi bạn sẽ nghỉ đó là một thực thể vật lý. Theo quan điểm của Phật giáo, bản ngã là một khái niệm tâm lý, không phải là một cái gì đó thuộc vật lý. Tất nhiên, các triệu chứng về hoạt động của bản ngã có thể biểu hiện ra bên ngoài. Ví dụ, giống như khi một người trở nên tức giận, thì khuôn mặt và cơ thể của anh ta phản ánh sự kích động tức giận đó. Tuy nhiên, đây không phải là bản thân của tức giận; nó là một triệu chứng của tức giận. Tương tự, bản ngã không phải là những biểu hiện ngoại tại của nó mà là một yếu tố tâm thức, một thái độ tâm lý. Bạn không thể nhìn nhậnnó từ khía cạnh bên ngoài.

 Khi thực tập thiền, bạn có thể thấy tại sao hôm nay mình phấn khởi, ngày mai mình u buồn: tính khí thất thường là do tâm bạn gây ra. Con người không quán chiếu chính mình hiểu rõ những lý do hời hợt như “hôm nay, tôi cảm thấy không vui vì mặt trời không rọi ánh nắng”, nhưng hầu hết thời gian bạn lên xuống thất thường là chủ yếu vì các yếu tố tâm lý.

Khi một cơn gió mạnh thổi qua, các đám mây tan biến và bầu trời trong xanh hiện ra. Tương tự, khi năng lực trí tuệ hiểu rõ bản chất của tâm sanh khởi, thì mây đen của bản ngã biến mất. Thoát khỏi bản ngã—tâm buông lung và kích động—thì sống trong an vui và hạnh phúc vĩnh viễn. Đó là lý do tại sao đức Phật đã đưa ra những giải thích sâu sắc về hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của bạn. Đặc biệt khi tâm tiêu cực sanh khởi, thay vì hoảng sợ, bạn nên quán chiếu nó cẩn thận hơn.

 Bạn thấy đó, đạo Phật không phải hoàn toàn là một tôn giáo khéo léo, luôn luôn nổ lực tránh xa tội ác. Đạo Phật trình bày chính xác bạn là gì và những gì tâm của bạn đang thể hiện ngay đây và bây giờ. Đó là những gì khiến nó trở nên quá thú vị. Bạn không thể mong đợi để chỉ nghe những điều tích cực. Chắc chắn rằng bạn có một khía cạnh tích cực, nhưng đâu là các khía cạnh tiêu cực thuộc bản chất của bạn? Để đạt được hiểu biết bình đẳng giữa hai khía cạnh ấy, hiểu biết hoàn toàn về sự hiện hữu của mình, thì bạn phải xem xét kỹ các đặc tính tiêu cực và tích cực của mình mà không cần nổ lực che đậy chúng. Tôi không có nhiều thời gian hơn để trình bày ngay bây giờ, nhưng tôi rất vui để trả lời một số câu hỏi.

 Hỏi: Lama, Ngài vốn cho rằng chúng ta nên thể hiện hơn là che đậy các hành động tiêu cực của mình và để cho tính chất tiêu cực biểu lộ?

 Lama: Nó bị phụ thuộc. Ở đây, có hai điều. Nếu cảm xúc tiêu cực đã bộc lộ ra bên ngoài, thì chắc chắn tốt hơn nên biểu hiện nó trong một số cách, nhưng thích hợp hơn nếu bạn có thể giải quyết nó trước khi nó đã đi đến mức độ đó. Tất nhiên, nếu bạn không có phương pháp để xử lý các cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ và cố gắng kìm chế quá mức, thì cuối cùng có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng, giống như sự bùng nổ tức giận khiến cho một ai đó cầm súng và bắn chết nhiều người. Những gì Phật giáo chỉ dạy là phương pháp dùng trí tuệ để quán sát cảm xúc và chuyển hóa nó qua thiền định, phương thức cho phép cảm xúc đơn giản biến mất. Việc bày tỏ cảm xúc tiêu cực mãnh liệt ra bên ngoài sẽ để lại một dấu ấn rất sâu trên ý thức của bạn. Dấu ấn này khiến nó dễ dàng hơn cho bạn phản ứng lại trong cách gây tác hại tương tự, ngoại trừ lần thứ hai, có lẽ nó trở nên mạnh mẽ hơn lần đầu. Điều này thiết lập nên một chuỗi nhân quả nghiệp báo tồn tại mãi mãi như hành vi tiêu cực. Do đó, bạn phải thực tập kỹ năng và quyết định trong việc xử lý tiềm lực tiêu cực, nghiên cứu và biết cách để nhìn nhận nó chính xác trong từng khía cạnh và dùng trí tuệ chuyển hóa nó.

 Hỏi: Xin Ngài giải thích rõ mối quan hệ giữa các phương pháp thiền của Phật giáo và hatha yoga?

 Lama: Theo Phật giáo, chúng ta có khuynh hướng tập trung vào sự quán chiếu nội tâm sâu hơn là dựa vào biến động của cơ thể, mặc dù có những thực tập chắc chắn nơi mà các phương pháp thiền định được nâng cao bởi những bài tập luyện vật lý. Nói chung, thiền của Phật giáo dạy chúng ta quán chiếu kỹ mình là gì, nhằm hiểu rõ bản chất đích thực của chính mình. Dù sao, thiền Phật giáo không nhất thiết phải ngồi theo tư thế hoa sen và đôi mắt của bạn nhắm lại—thiền có thể được phát huy ở mọi mặt trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Quan trọng là phải nhận biết mọi thứ bạn thực hiện mà không vô tình gây hại cho chính mình và người khác. Cho dù bạn đi đứng, nói chuyện, làm việc, ăn uống… hay làm bất cứ điều gì, thì phải nhận thức rõ các hành động về thân, khẩu và ý của mình.

 ( Hatha Yoga: là nền tảng của tất cả các môn yoga. Hatha có nghĩa là Mặt Trời (hat) và Mặt Trăng (ha), là cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi.Một yogi (người tập luyện yoga) muốn đi đến đỉnh cao phải qua ngưỡng cửa này. Ai muốn sống hoàn hảo trong cuộc đời với mọi chu toàn bổn phận thì đây là đường đi lí tưởng nhất. Gọi Hatha yoga là dưỡng sinh tức là đánh thấp giá trị của nó vì trong Hatha yoga có các môn khác và trong các môn khác đều có Hatha yoga. )

 Hỏi: Các Phật tử có chế ngự năng lượng vũ trụ (prana) hoàn toàn qua tâm?

 Lama: Vâng, nếu chế ngự tâm mình, bạn có thể kiểm soát bất cứ điều gì.

 Nếu ban đầu không chế ngự tâm , thì bạn hoàn toàn không thể điều tiết được cơ thể vật lý của mình. Nếu bạn cố gắng kiềm chế cơ thể của mình bằng vũ lực, nếu điều tiết chính mình mà không hiểu rõ mối quan hệ của thân tâm, thì nó có thể là rất nguy hiểm và khiến tâm tâm bạn trở nên tai hại rất lớn.

 Hỏi: Ngài có thể đạt được trạng thái sâu sắc của thiền định qua việc đi bộ giống như khi ngồi?

 Lama: Về mặt lý thuyết, chắc chắn có thể, nhưng nó phụ thuộc vào cá nhân mỗi người. Đối với người mới bắt đầu thực tập, có thể đạt được trạng thái định dễ dàng hơn qua tư thế ngồi thiền. Tuy nhiên, các thiền sinh có kinh nghiệm có thể duy trì sự tập trung vào một đối tượng duy nhất, một tâm thức hoàn toàn hợp nhất, bất cứ điều gì họ đang thể hiện, bao gồm cả việc đi bộ. Tất nhiên, nếu tâm của một ai đó hoàn toàn bị xáo trộn, thì thậm chí có ngồi thiền cũng không đủ cho anh ta hợp nhất tâm mình. Một trong những tiêu chuẩn của Phật giáo là bạn không thể nói rằng mọi người nên làm điều này, mọi người nên thích điều kia; nó phụ thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta có một định nghĩa rõ ràng, phương pháp thực tập thiền theo tiến trình từng bước: trước hết, bạn phát triển điều này, sau đó, chuyển sang điều khác, và tiếp tục kinh qua các cấp độ định tỉnh khác nhau. Tương tự, toàn bộ con đường dẫn tới giác ngộ—chúng ta gọi nó là lam-rim (con đường tuần tự đưa đến giác ngộ)—đã được bố trí trong một cách thức tuần tự hợp lý để mỗi người có thể nhận thấy cấp độ của mình và nắm bắt nó từ đó.

Hỏi: Lama, có thể những khái niệm tiêu cực khác nhau khởi lên trong tâm chúng ta xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài, từ những người khác hoặc có lẽ từ các thần thánh?

 Lama: Vâng, đó là một câu hỏi rất hay. Nguyên nhân đích thực, nguồn gốc sâu xa của tính chất tiêu cực, nằm ngay trong tâm chúng ta, nhưng đối với điều này, để biểu hiện thì phải luôn luôn đòi hỏi sự tương tác lẫn nhau với một nguyên nhân kết nối và môi trường, giống như những người khác hoặc thế giới vật chất. Ví dụ, một số người kinh qua trạng thái lắc lư giống như kết quả của những tác động thuật chiêm tinh, hoặc như chấn động của sự vận hành trái đất. Cảm xúc mỗi người khác nhau, nó thay đổi bất thường bởi vì các biến động hóc môn trong cơ thể họ. Các kinh nghiệm không chỉ xuất phát từ tâm họ mà còn thông qua sự ảnh hưởng lẫn nhau của năng lực tâm lý và vật lý. Tất nhiên, chúng ta cũng cho rằng trên thực tế cơ thể của mình chịu ảnh hưởng dưới những thay đổi độc đáo xuất phát từ tâm. Nhưng tôi không nghĩ đức Phật cho rằng có một số thần thánh bên ngoài gây hại cho bạn như thế. Những gì có thể là tiềm năng nội tại của bạn đang liên kết với một số năng lực bên ngoài và đó là sự tác động qua lại khiến bạn mang bệnh tật.

 

Bạn có thể thấy từ những kinh nghiệm cuộc sống của chính mình cách thức mà môi trường tác động đến bạn. Khi sống giữa những người an vui, hạnh phúc và khoan dung, bạn có khuynh hướng cảm thấy hạnh phúc và an vui. Khi sống với những người hay gây sự và tức giận, bạn có khuynh hướng trở nên giống họ. Tâm con người như một tấm gương. Tấm gương không phân biệt được mà nó chỉ phản chiếu bất cứ những gì hiện hữu trước nó, bất kể là điều khủng khiếp hay tuyệt vời. Tương tự, tâm bạn tiếp nhận khía cạnh môi trường xung quanh, và nếu không nhận thức được những gì đang xảy ra, thì tâm bạn ngập tràn rác rưởi. Do đó, quan trọng

là phải nhận thức rõ những môi trường xung quanh của mình và cách mà chúng tác động đến tâm bạn.

 

Điều bạn cần phải hiểu về tôn giáo là cách tôn giáo của bạn liên quan đến tâm mình, cách mà nó có mối quan hệ với cuộc sống bạn đang định hướng. Nếu bạn không nắm bắt được điều đó, thì tôn giáo trở nên quái dị; các nhận thức hiểu biết nằm ở chỗ đó. Bạn không cần phải đặt nặng niềm tin vào Thượng Đế hay đức Phật, hoặc tội ác hay bất cứ điều gì; đừng lo lắng về tất cả những điều đó. Chỉ cần hành động theo hiểu biết đúng đắn như tốt nhất bạn có thể, thì bạn sẽ đạt được những kết quả ngay bây giờ. Hãy quên đi ý thức siêu nhiên hoặc tình thương siêu nhiên vô bờ bến—tình thương phổ quát từ từ lớn mạnh và vững chắc. Tuy nhiên, nếu chỉ bám chấp vào khái niệm “ồ, thật quái dị!Kiến thức vô tận, năng lực vô biên”, thì bạn chỉ đơn thuần tham dự một cuộc chơi quyền lực. Tất nhiên, năng lực tâm linh thực sự tồn tại, nhưng cách duy nhất bạn có thể đạt được nó là phải thể hiện các hoạt động tâm linh phù hợp. Năng lực xuất phát từ trong chính bạn; mỗi bộ phận của bạn đều trở thành năng lực. Đừng nghĩ rằng năng lực duy nhất thực sự nằm ở chỗ khác, một nơi nào đó trong bầu trời. Bạn có năng lực; tâm của bạn là năng lực

 Hỏi: Theo triết lý Phật giáo, nhận thức là một trong năm uẩn cấu tạo nên con người. Vậy, nó hoạt động thế nào?

 Lama: Vâng, đó cũng là một câu hỏi hay. Hầu hết thời gian, nhận thức của chúng ta là ảo tưởng; chúng ta không lãnh hội thực tại. Chắc chắn chúng ta thấy thế gới cảm giác—các hình thái hấp dẫn, màu sắc tươi dẹp, mùi vị ngon lành v.v—nhưng chúng ta không thực sự nhận thức được bản chất đích xác của các hình thái, màu sắc và mùi vị ấy. Đó là cách mà hầu hết thời gian nhận thức của chúng ta mắc phải sai lầm. Bởi vậy, nhận thức sai lầm của chúng ta xử lý thông tin được năm giác quan cung cấp và chuyển giao thông tin không chính xác đến tâm mình, điều phản ứng lại dưới tác động của bản ngã. Kết quả của tất cả điều này là hầu hết

thời gian chúng ta gợi lên ảo tưởng, không thấy rõ bản chất đích thực của các pháp, không thấu hiểu thực tại của thế giới cảm giác.

 ( Năm uẩn: (zh. wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, bo. phung po lnga ), cũng gọi là năm ấm(五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài năm uẩn đó ra không có gì gọi là “ cái ta”.

 1.Sắc (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng (sa., pi. mahābhūta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.

 2. Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.)

 3.Tưởng (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā), là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị..., kể

cả nhận biết ý thức đang hiện diện.

 4.Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là những hoạt động tâm lý sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp

 5.Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. Nếu không có thức người ta sẽ không phân biệt được màu sắc hay âm thanh vv)

  Hỏi: Nghiệp trong quá khứ có ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta?

 Lama: Vâng, nghiệp trong quá khứ tác động đến nhận thức của chúng ta rất nhiều. Bản ngã chúng ta bám chấp vào quan điểm nhận thức buông lung và tâm chúng ta chạy theo nó: toàn bộ trạng thái buông lung là những gì chúng ta gọi là nghiệp. Nghiệp không đơn giản là mọt vài luận thuyết phi lý; nó là những nhận thức hằng ngày mà trong đó chúng ta đang sống, điều ấy là tất cả.

 Hỏi: Lama, mối liên hệ giữa thân và tâm là những gì xa vời như sự liên quan của thực phẩm?

 Lama: Thân không phải là tâm, tâm không phải là thân, nhưng cả hai có mối liên hệ rất đặc biệt. Chúng có quan hệ rất mật thiết và nhạy cảm để hoán chuyển lẫn nhau. Ví dụ, những người hút thuốc phiện, về cơ bản là không ảnh hưởng trực tiếp đến tâm. Tuy nhiên, khi tâm kết nối với hệ thống thần kinh của thân và các cơ quan cảm giác, thì những thay đổi xuất hiện trong hệ thống thần kinh do thuốc phiện đẩy nó ra khỏi sự hài hòa và khiến tâm trở nên ảo tưởng. Có mối liên hệ rất mạnh mẽ giữa thân và tâm. Trong năng lượng thiền quán của Tây Tạng, chúng tôi tận dụng thuận lợi của mối liên hệ mạnh mẽ đó: bằng cách tập trung mãnh liệt vào những hình thái cảm giác của cơ thể, chúng ta có thể tác động phù hợp đến tâm. Do vậy, ngay trong cuộc sống hằng ngày, thức ăn mà bạn dùng và những thứ khác mà cơ thể của bạn tiếp xúc đều có sự ảnh hưởng đến tâm.

  Hỏi: Có phải ăn chay (hoặc ăn kiêng) là tốt cho Ngài?

 Lama: Ăn chay không phải quan trọng hơn tất cả trừ khi bạn xác định trong các phương thức thực tập chắc chắn đặc biệt để rèn luyện tâm. Sau đó, việc ăn chay có lẽ trở nên rất cần thiết. Đây nhất định là kinh nghiệm của các Lama. Ví dụ, nếu suốt ngày chỉ ăn uống và sau đó nổ lực thực tập thiền vào buổi tối, thì định lực của bạn sẽ rất yếu ớt. Do đó, khi tiến hành thực tập thiền quan trọng, chúng tôi chỉ ăn một ngày một bữa. Buổi sáng, chúng tôi chỉ uống trà; buổi trưa, chúng tôi ăn trưa; buổi tối, thay vì ăn ăn tối, chúng tôi lại uống trà. Đối với chúng tôi, cách thức này khiến cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và cơ thể rất thoải mái; nhưng đối với một số người không đặt mình trong việc rèn luyện tâm, thì chắc chắn cảm thấy điều đó giống như cực hình. Thông thường, chúng tôi không biện hộ việc ăn chay. Chúng tôi nói với mọi người không nên tự trừng phạt bản thân mà đơn giản là chỉ sống hạnh phúc và hợp lý nhằm giữ gìn thân của họ trở nên mạnh khỏe như họ có thể. Nếu cơ thể yếu ớt, thì tâm của bạn trở nên vô dụng. Khi tâm trở nên vô dụng, thì đời sống con người quý giá của bạn thành ra vô nghĩa. Nhưng căn cứ vào những cơ duyên đặc biệt, khi việc ăn chay làm tăng tiến sự thực tập thiền của bạn, khi có một mục đích cao cả hơn, tôi sẽ nói có, ăn chay có thể khiến bạn trở nên tốt đẹp và lương thiện.

 Cám ơn các bạn rất nhiều. Nếu không còn câu hỏi khác, tôi sẽ dừng ở đây.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập