Tư Tưởng Phật Giáo Thấm Đẫm Đạo Lý Xử Thế Của Người Việt

Đã đọc: 1500           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tư tưởng nhân quả xuyên suốt, ăn sâu nếp nghĩ đạo đức của dân ta qua những răn dạy, nhắc nhở: làm gì phải suy nghĩ kỹ đến hậu quả, ăn ở phải có trước có sau, thiện ác có vai – giáp chứng, ở hiền gặp lành..

     Trong lịch sử tồn tại- đấu tranh- thử thách - phát triển lâu dài của mình, Phật giáo không phải là giá trị tư tưởng  duy nhất có ảnh hưởng đến đời sống người Việt, trong sự hội nhập- giao thoa với thế giới, cư dân các thế hệ ở VN đã biết đến, gạn lọc- tiếp thu nhiều giá trị tư tưởng, nhiều tôn giáo và ở giai đoạn cận đại, có ảnh hưởng sâu sắc các hệ tư tưởng. Tất cả những điều đó đem đến sự phong phú, đa dạng, hội tụ ..trong đời sống tinh thần người VN trong ngôi nhà chung của nhân loại. Song có điều đặc biệt mà nếu phân tích chi li sẽ không đơn giản, đấy là  đạo lý xử thế của người Việt- nhất là giới bình dân, thấm đẫm- dung nạp và hòa quyện trong mình tư tưởng Phật giáo qua ngôn ngữ đời sống,  giao tế, ứng xử, giáo huấn ... ở đây có thể dẫn dụ những dẫn chứng cụ thể nho nhỏ, thú vị dưới góc nhìn đời thường.

-                 Tư tưởng nhân quả xuyên suốt, ăn sâu nếp nghĩ đạo đức của dân ta qua những răn dạy, nhắc nhở: làm gì phải suy nghĩ kỹ đến hậu quả, ăn ở phải có trước có sau, thiện ác có vai – giáp chứng, ở hiền gặp lành.. Hay ở chỗ  không bê nguyên kinh điển Phật giáo mà lời Phật thấm thía hòa quyện trong văn hóa bản địa, dung dị, gần gũi, tự nhiên...

-                 Lý vô thường: Âm nhạc Việt và văn học  “minh họa” sống động quan niệm vô thường Phật giáo, nhất là nhạc Trịnh.

-                Lý nhân duyên: chuyện tình cảm lứa đôi ở VN chấp nhận và cho thấy rõ hình dáng chữ duyên ở mọi sự: từ gặp gỡ, hợp tan, hôn sự... đều có duyên.

-                 Không phải ngày nay, tư tưởng Phật giáo ăn sâu trong từng con chữ những trang Kiều ngày xưa: chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, người  ơi gặp gỡ làm chi trăm năm biết  có duyên gì hay không...

Và hàng ngày, những ngôn từ ta hay gặp: làm phước cho bà cụ đi, coi chừng quả báo nghe!..chỗ này chỗ khác hay trong chính gia đình, đấy là lời Phật được diễn dịch gần gụi và dung nạp sâu nặng trong tâm khảm mọi người.

Đó là điều đáng mừng vui, tin tưởng về đại nhân duyên của dân ta với Đạo.

Nam mô A Di Đà Phật!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập