Nghi thức tụng: Kinh Thiện Hữu và Ác Hữu

Đã đọc: 12881           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Quyển kinh Sự tích Thiện Hữu Ác Hữu diễn nghĩa này, tôi tìm thấy trong bộ tạp chí Bác Nhã Âm, được đăng nhiều kỳ vào khoảng năm 1934 đến 1940, do Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội ấn hành. Hội Phật học này do Hòa Thượng Huệ Đăng làm chứng minh, cư sĩ Minh Chánh – Đỗ Phước Tâm làm chủ bút, chính ông là tác giả của các bản kinh diễn nghĩa về báo hiếu đã được sử dụng rộng rãi đến nay, được kính ghi Hòa Thượng Huệ Đăng như là tác giả gồm: Kinh Vu Lan Bồn, Kinh Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, và nay là bản kinh này.

Lời Giới Thiệu

 Quyển kinh Sự tích Thiện Hữu Ác Hữu diễn nghĩa này, tôi tìm thấy trong bộ tạp chí Bác Nhã Âm, được đăng nhiều kỳ vào khoảng năm 1934 đến 1940, do Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội ấn hành. Hội Phật học này do Hòa Thượng Huệ Đăng làm chứng minh, cư sĩ Minh Chánh – Đỗ Phước Tâm làm chủ bút, chính ông là tác giả của các bản kinh diễn nghĩa về báo hiếu đã được sử dụng rộng rãi đến nay, được kính ghi Hòa Thượng Huệ Đăng như là tác giả gồm: Kinh Vu Lan Bồn, Kinh Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, và nay là bản kinh này.

Ông là một cư sĩ có trình độ Phật học và thế học uyên thâm, các tác phẩm của ông đều do Tổ Huệ Đăng chứng nghĩa và cho phép phổ biến. Việc sưu tầm tác phẩm Kinh tạng này nằm trong chương trình Tục Tạng Phật Giáo Việt Nam mà Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam đang tiến hành, nhờ đó tôi thêm phần chú thích và hiệu đính lại, giới thiệu đến mọi người phổ biến tụng đọc, lợi ích trong mùa Vu Lan Báo Hiếu.

Xin hồi hướng công đức lên mười phương Tam bảo chứng minh, cầu cho hương linh tác giả, tứ sanh phụ mẫu, hết thảy mọi người tụng đọc quyển kinh này và pháp giới hữu tình đồng ân triêm lợi lạc.

Xá Lợi, mùa Vu Lan PL.2549

Tỳ kheo Thích Đồng Bổn

 

NGHI THỨC TỤNG
KINH SỰ TÍCH THIỆN HỮU ÁC HỮU

(Thắp 3 cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngay trán niệm lớn bài Cúng Hương)

CÚNG HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phưởng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ :
Tâm Bồ đề kiên cố
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
(Xá rồi đọc tiếp bài Kỳ Nguyện)

 

KỲ NGUYỆN

Nay chính là ngày chư Tăng xuất hạ, đem đức lành chú nguyện chúng sanh, chúng con một dạ kính thành, cúng dường trì tụng đem công đức này, nguyện khắp mười phương ba ngôi Tam bảo, đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, cùng các vị Bồ tát, tịnh đức chúng Tăng, từ bi gia hộ, cho Cửu Huyền Thất Tổ, cha mẹ nhiều đời của đệ tử, cùng tất cả chúng sanh sớm rõ đường lành, thoát vòng mê muội, ra khỏi u đồ, siêu sanh Lạc quốc. Ngưỡng mong oai đức vô cùng, xót thương tiếp độ.

NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO.                              (3 lần)

(Đứng dậy cắm hương và đọc bài kệ Tán Phật)

 ***

TÁN THÁN PHẬT

 

Đấng Pháp Vương vô thượng

Ba cõi chẳng ai bằng

Thầy dạy khắp trời người

Cha lành chung bốn loại

Quy y tròn một niệm

Dứt sạch nghiệp ba kỳ

Xưng dương cùng tán thán

Ức kiếp không cùng tận.

 

QUÁN TƯỞNG

 

Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng

Đạo cảm không thể nghĩ bàn

Lưới đế châu thông không thể nghĩ bàn

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện

Cúi đầu xin thệ nguyện Quy y.

ĐẢNH LỄ

- Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam bảo.       (1 lạy)

- Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo chủ Điều ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.           (1 lạy)

- Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

(Đứng hay ngồi tụng tùy ý)

 ***

TÁN LƯ HƯƠNG

 

Kim lư vừa bén chiên đàn

Khắp xông Pháp giới đạo tràng mười phương

Hiện thành mây báu kiết tường

Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền

Pháp thân toàn thể hiện tiền

Chứng minh hương nguyện phước liền

ban cho.

NAM MÔ HƯƠNG VÂN CÁI BỒ TÁT. (3 lần)

***

CHÚ ĐẠI BI

NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT. (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da,

Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ số đát na dát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà đạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.  (3 lần)

 ***

KHAI KINH KỆ

 

Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu,

Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu

Con nay nghe đặng chuyên trì niệm

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT.  (3 lần)

 

CHÁNH KINH

KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN
QUYỂN ĐỆ TỨ – PHẨM ĐỆ LỤC

SỰ TÍCH

THIỆN HỮU - ÁC HỮU

 

Một thuở nọ, Thế-Tôn đang tọa,

Đại chúng đồng lễ bái cúng dường,

Một lòng tôn trọng tán dương,

Như-Lai từ-mẫn khắp thương muôn

loài.

Khi ấy vậy Như-Lai quan sát,

Thấy chúng tâm khải phát thiện căn,(1)

--------------------------

(1) Bản xưa viết là: thiện đa, nay hiệu đính là thiện căn.

Vui lòng hiện xuất kim nhan,

Chím cười phóng xuất hào quang sáng

trời.

Hào quang ấy khắp soi mười cảnh,

Trên thấu trời hữu đảnh thiên cung,

Dưới soi mười tám ngục môn,

Là nơi địa-ngục giam cầm Đạt-Đa.

Đương thọ khổ kêu la thảm thiết,

Bị hành hình chi xiết than van,

Hào quang chiếu đến thân chàng,

Tự nhiên thân-thể nhẹ nhàng thảnh-

thơi. (2)

Trong đại chúng ai ai cũng thấy,

Sự từ-bi, bác ái Phật đà,

--------------------------

(2) Cổ bản là an nhàn, nay sửa lại là nhẹ nhàng.

Khen rằng : “hi hữu thậm đa,

Thế-Tôn thương đến Đề-Bà Đạt-Đa.

Ấy là kẻ tâm xà khẩu Phật,

Thường lập mưu sát hại Thế-Tôn,

Vậy mà Phật chẳng cưu hờn,

Lại còn chiếu Đại-bi-quang giải nàn”.

Phật mới bảo bốn ban pháp lữ :

“Nghe ta phân mọi sự vẹn tuyền,

Vốn ta với gã tiền duyên,

Kiếp nào gã cũng liền liền gặp ta.

Hoặc đời này, hoặc là tiền kiếp,

Gã vẫn thường húng hiếp ghét ghen,

Làm ta khổ sở lắm phen,

Song ta nhẫn nhịn, không phiền hà chi.

Giữ một lòng từ bi hỉ xả,

Nên đặng mau kết quả thâu công,

Nay ta thành Phật chí tôn,

Là nhờ có gã giúp công một phần”.

Nghe Phật nói, A Nan, Thánh chúng,

Đều có lòng viễn vọng hoài nghi,

Chẳng hay gã làm việc gì,

Đời trước hãm hại Như Lai thế nào?

Bèn cầu Phật nói trao cho biết, (3)

Những nghiệp duyên ác nghiệt của

chàng, (4)

 

 

--------------------------

(3) Cổ bản viết “Bèn cầu Phật âm hao cho biết” nay hiệu đính lại
là “Bèn cầu Phật nói trao cho biết” để rõ nghĩa hơn.

(4) Chữ “nghiệp duyên” bản xưa viết là “hành tàng”.

Thế Tôn mới bảo A Nan,

Các ngươi yên lặng, ta phân cho

tường.

Đời quá khứ vô lường kiếp trước,

Nhằm Tỳ Bà-Thi Phật thời kỳ,

Ra đời giáo hóa sanh-linh,

Đặng mười ngàn tuổi mới lên Niết

bàn.

Chánh pháp tồn mười hai ngàn tuổi,

Kế tiếp theo tượng pháp khởi ra,

Nước Ba-La-Nại đương thời,

Quốc-vương danh hiệu Ma-Ha La-Xà.

Rất thông minh, thuần hòa, hỉ-xả,

Ân trạch ban khắp cả hoàn cầu,

Trị vì mười tám chư hầu,

Tám trăm tụ lạc, đâu đâu an nhàn.

Vua đã có năm trăm năm bạch tượng,

Cùng hai muôn mỹ-mạo cung nhơn,

Nhưng mà rất muộn chưa con,

Vậy nên vua mới khẩn cầu khắp nơi.

Hoặc non núi chỗ nào linh thính,

Hoặc sông ao, kẻ kính người vì,

Hoặc là thọ mộc, thần kỳ,

Cùng là chùa miễu, bất kỳ gần xa.

Mười hai năm thiết tha cầu khẩn,

Vợ nhất, nhì, kiết tử nhâm thần,

Quốc vương hết sức ân cần,

Miếng ăn chỗ ngủ đích thân chỉ bày.

Mười tháng qua mau như nháy mắt,

Đến thời kỳ nhụy nở hoa khai,

Cả hai sanh đặng con trai,

Vua mừng chi xiết, lệnh khai tiệc

mừng.

Lại ân xá các hàng tù phạm,

Xuất của kho chẩn cấp bần nhơn,

Tiệc xong vua bảo quan quân,

Mời thầy xem tướng an danh nhị

hoàng.

Thầy tướng hỏi khi sanh hoàng tử,

Có điềm gì lành dữ hay chăng?

Vua bèn đáp lại lời rằng :

“Mẹ hoàng tử nhất trước hằng kiêu

căng.

Tánh tự cao, nói năng tự đại,

Lòng bạo tàn, hủy hoại mọi người,

Từ ngày kiết tử đến giờ, (5)

Tánh tình đổi hẳn, nhơn từ khiêm

cung.

Thường trợ ban kẻ cùng người cực,

Hay xót thương bênh vực các loài”,

Thầy rằng : “do đức thai nhi,

Hiền từ phước huệ, đổi xoay tánh bà.

Vậy nên đặt cho Hoàng đệ nhất,

Thiện Hữu danh, đúng với điềm lành”,

Thầy hỏi những sự hiện thành,

Trước khi sanh đặng ông hoàng thứ hai.

 

--------------------------

(5) Kiết tử: có thai, cấn thai

Vua lại bảo : “việc này khác hẳn,

Bấy lâu nay thứ hậu thẳng ngay,

Từ ngày kiết tử đến rày,

Sanh ra tật đố, thường ngày sân si”.

Thầy tướng nói : “cũng vì nghiệp cảm,

Ác thai nhi nên phạm lỗi nghì,

Vậy đặt Hoàng tử thứ nhì,

Tên là Ác Hữu cũng vì điềm hung”.

Thời thấm thoát hết đông xuân chí,

Mười bốn năm nghĩ lại rất mau,

Thiện Hữu trí tuệ cao sâu,

Tài năng xuất chúng làu làu đài

gương.

Lòng thuận thảo kính vâng cha mẹ,

Dạ nhân từ thương kẻ nghèo nàn,

Vậy nên cha mẹ hân hoan,

Tưng tiu như ngọc như vàng, quí thay!

Còn Ác Hữu tánh hay hung dữ,

Lòng bạo tàn làm sự trái ngang,

Phạm điều ác đức bất nhơn,

Vậy nên cha mẹ lòng buồn chẳng

thương.

Thấy như vầy gã thường tật đố,

Ganh ghét anh tốt số hơn mình,

Việc chi một chút bất bình,

Thời hắn hỗn ẩu, sân si chẳng

nhường.

Song Thiện Hữu xem dường vô sự,

Cứ khoan hòa, dung thứ đệ thân,

Một hôm hội hiệp quần thần,

Cùng là bạn lữ ngoại thành dạo chơi.

Ngài xem thấy nhiều người vất vả,

Xuất mồ hôi ướt cả thân người,

Lại thêm quần áo tả tơi,

Cày sâu cuốc bẫm tại nơi ruộng vườn.

Mỗi đường cày, dế trùn, sâu bọ,

Bị lật nhào, kiếm chỗ ẩn thân,

Chim chóc bay xuống mổ ăn,

Hoàng tử xem thấy bâng khuâng trong

lòng.

Ngài mới hỏi tùy tùng cho biết,

Họ làm gì rất mệt nhọc thay!

Các quan thị vệ tâu bày,

Ấy là nông nghiệp, cấy cày ruộng

nương.

Phàm có nước có dân đông đúc,

Phải gieo trồng ngũ cốc nuôi thân,

Lúc sau vào đến xóm làng,

Thấy người dệt cửi nuôi tằm ươm tơ.

Đồng hăng hái không ai ngơi nghỉ,

Coi mỗi người phấn chí siêng năng,

Thái tử bèn hỏi các quan,

Làm gì mà họ nhọc nhằn thế ni?

Thưa : “kẻ ấy chuyên nghề tơ lụa,

Dùng để may quần áo che thân”, (6)

 

--------------------------

(6) Bản xưa viết là: “y khậu” nay đổi là “quần áo”.

Khi ngài vào đến thị thành,

Thấy điều hung dữ, sát sanh thú cầm.

Người vác búa đập bầm súc vật,

Kẻ cầm dao, cắt chặt phân thây,

Khác chi quỉ sứ Diêm đài,

Hành hình những kẻ bị đày Âm cung.

Hoàng tử thấy hãi hùng kinh sợ,

Hỏi các quan : “bọn nọ người gì,

Nhẫn tâm tàn hại sanh linh,

Tội chi mà họ hành hình bò heo”?

Thị vệ tấu : “ấy theo phong tục,

Chúng sát sanh lục súc đổi tiền,

Làm rồi đem bán chợ phiên,

Lấy lời dùng để dành riêng gia đình”.

Nghe phân tỏ bất bình khủng bố,

Chẳng khác chi sét nổ bên tai,

Than rằng : “thật khổ cho đời,

Giết nhau đặng lấy đồng lời nuôi thân”.

Bỏ thị thành lại sang đồng cả,

Thấy những người lưới cá, rập chim,

Hỏi ra cũng bởi nuôi thân,

Miễn cho no ấm không cần quả nhơn.

Thương cho đời yếu thua, mạnh được,

Có thế quyền lấn lướt kẻ cô,

Kể chi sanh tử luân hồi,

Oan oan tương báo đời đời vấn vương.

Vì xác thân, dầm thương phản mại, (7)

--------------------------

(7) dầm thương phản mại: dầm dãi gió sương mua bán, đi sớm về khuya làm ăn.

Cực khổ nhiều, còn hại lẫn nhau,

Hỡi ai có kế nhiệm mầu,

Cứu dân độ thế, đâu đâu an nhàn.

Khi dứt lời, truyền quân hồi bước,

Chán cuộc đời buồn bực lo âu,

Khi về đến chốn cung tâu,

Phụ hoàng xem thấy âu sầu hỏi han :

“Bởi cớ chi bàng hoàng thân thể,

Xem dường như thất chí chẳng an” ?

Thái tử tâu lại rõ ràng,

Những điều trông thấy khi ngài nhàn

du.

Vua bèn phán : “vì còn thơ ấu,

Nên con chưa rõ thấu mọi đàng,

Ấy là thường sự thế gian,

Cổ kim như thế, lo toan làm gì” ?

Đã có lòng từ bi cứu khổ,

Thái tử liền khải tấu phụ vương :

“Con xem dân chúng thê lương,

Vì ăn vì mặc lầm than vô cùng.

Làm cực khổ chân bùn, tay lấm,

Mà trọn đời không thấm vào đâu,

Nhiều người chẳng kể trước sau,

Làm điều thất đức, hại nhau vì tiền.

Miễn ăn no không kiêng nhân quả,

Dầu phải mang nghiệp cả cũng cam,

Vì dân khổ sở nghèo nàn,

Ý con muốn xuất bạc vàng trong kho.

Chẩn cấp cho người nghèo đa thiểu,

Đặng đỡ cơn thốn thiếu đương thời,

Cúi xin vương - phụ nhậm lời,

Thì con mới đặng thảnh thơi trong

lòng”.

Vua cha cũng tâm đồng ý hiệp,

Muốn cho con thừa dịp thi ân,

Truyên quan thủ khố ân cần,

Xuất ra châu ngọc, bạc vàng, lụa tơ.

Lại phụ thêm đồ ăn thức uống,

Cùng thuốc thang không sót món chi,

Năm trăm voi mạnh chở chuyên,

Tứ môn đều mở lệnh truyền nhơn dân :

“Nếu trong nước ai cần của thí,

Cứ tự nhiên đến lãnh về dùng”,

Tiếng đồn Thái tử khắp cùng,

Tứ phương tề tựu trùng trùng như ong.

Không mấy chốc trong kho đã hết,

Hai phần ba dành để từ lâu,

Thủ kho thấy vậy lo âu.

Bèn vào trào nội vọng tâu Cửu-trùng.

Vua mới phán : “chiều lòng Thái tử,

Ngươi không nên sanh sự cản ngăn”.

Bá quan hay chuyện lo toan,

Nếu như hữu sự kho tàng trống trơn.

Làm sao đặng chống ngăn giặc dữ,

Lấy chi mà gìn giữ giang san ?

Bàn xong vào tấu Thánh hoàng,

Của kho gần hết, liệu toan như hà ?

Vua cũng phán : “ấy là nguyện ước,

Của Hoàng-nhi lấy phước độ dân,

Ta không trái ý Tử hoàng,

Các quan thư thả ta bàn định sau”.

Hoàng-tử dạy mở kho sau hết,

Song vắng người chức việc coi kho,

Sai người tầm kiếm hồi lâu,

Cũng vô hiệu quả, buồn rầu sanh nghi.

“Hoặc Vương-phụ nhơn vì công ích,

Muốn để dành chút ít phòng hờ,

Làm con không lẽ lẫn lơ,

Phá cho tan nát cơ đồ mẹ cha ?

Vả người đói hằng hà sa số,

Của kho tàng có đủ vào đâu,

Muốn đặng châu cấp dài lâu,

Phải tìm phương thế nhập thâu nhiều

tiền”.

Nghĩ như vậy, ngài liền hội hiệp,

Các đại thần bàn định việc nầy,

Cách nào sanh lợi sanh tài,

Đủ dùng bố thí mỗi người rảnh rang.

Ông thì tin mở mang điền thổ,

Ông khác bàn nuôi thú vật hơn,

Một ông nói lợi nhơn gian,

Thì không có đủ chẩn ban khắp cùng.

Sao cho bằng tầm châu hải ngoại,

Cùng bạc vàng mới toại chí nguyền,

Nghe đồn Long-vương hiện tiền,

Có ngọc như-ý, vẹn tuyền quí cao.

Viên ngọc ấy muốn sao được vậy,

Như được rồi cả thảy ấm no,

Hoàng-tử đắc chí hết lo,

Chắc rằng có thế giúp cho mỗi người.

Bèn cần kiếp vào nơi cung-nội,

Cùng mẹ cha tỏ lại đuôi đầu:

“Xin cho nhập hải tìm châu,

Đặng rồi con sẽ phản hồi cố bang.

Vua nghe nói nghẹn ngang bất tỉnh,

Một giây lâu mới định tâm thần,

Than rằng : “Con chớ tự khinh,

Của cha trong nước mặc tình con xây.

Dẫu còn thiếu, cha đây biện dụng,

Cho đủ đầy con cũng mãn nguyền,

Cần chi tham muốn nhiều tiền,

Bỏ nhà bỏ nước xuống miền Long-

cung.

Vả lại con thường dùng vật-quí,

Ăn uống thì hải vị sơn-trân,

Kẻ hầu người hạ chí thân,

Muốn chi đặng nấy, muôn phần

thung-dung.

Nếu con đi muôn trùng nguy-hiểm,

Như biển to, nước xoáy, sóng dồi,

Nào là quỉ dữ hại người.

Nào cá Ma-Kiệt, nhận chìm thuyền

ghe.

Sự hiểm trở không chi kể hết,

Đi muôn người về, chỉ một hai,

Nhứt sanh vạn tử như vầy,

Làm sao con nỡ đọa đầy thân con ?

Không thể nào cha cho con phép,

Lìa quê nhà tìm chết tha phương,

Khá nên nghĩ lại tận tường,

Con đi nỡ để cha thương mẹ buồn”.

Nghe cha phán tâm hồn Thái tử,

Như dại ngây, té ngửa dưới thềm,

Thưa rằng: “chẳng thể ngồi yên,

Mà xem những cảnh sanh linh nghèo

nàn.

Thà con chết chẳng than chẳng tiếc,

Còn hơn là sống thấy chúng dân,

Lâm cơn nghèo đói gian nan,

Dầu cho con sống, ăn vàng không

ngon.

Nếu cha mẹ vì con thương tiếc,

Chẳng cho đi, con quyết quyên sinh,

Nằm đây tới chết cũng đành,

Con không ngồi dậy, chí thành nguyện

ra”.

Cha mẹ thấy xót xa sợ hãi,

Đồng vội vàng chạy lại đỡ nâng,

Cầm tay Thái tử than rằng :

Con nên ngồi dậy uống ăn như

thường.

Con sao nỡ chẳng thương cha mẹ,

Làm phiền lòng không kể dưỡng

sanh” ?

Hoàng tử tỏ thiệt song thân :

“Nếu không đi được, bỏ ăn qua đời.

Vì không nỡ thấy người cực khổ,

Mà vô phương tế độ khỏi nguy”

Dù con có sống ích gì,

“Khác chi những kẻ bạch y trong đời”.

Khuyên hết cách chẳng dời tâm-ý,

Một, hai, ba cho đến sáu ngày,

Không ăn, không uống như vầy,

Cha mẹ lo sợ bảy ngày chết oan.

Hết sức dỗ, song ngài chí quyết,

Bỏ uống ăn cho chết thân nầy,

Bữa sau là đúng bảy ngày,

Nếu ngài cự tuyệt, chắc rày mạng

vong.

Hoàng-hậu mới vọng tâu Thiên-tử:

“Xem ý con khó nỗi chuyển lay,

Nếu ta quyết chẳng cho đi,

Ắt con phải chết tại đây bây giờ.

Ta nỡ nào làm lơ như vậy,

Tốt hơn là tử biệt sanh ly,

Nhược bằng dằn chí cho đi,

May nhờ hồng phước, còn khi trở về”.

Vua nghe gián, không còn nê chấp,

Phải chiều lòng cho nhập hải dương,

Thái-tử nghe vậy rất mừng,

Vội vàng ngồi dậy, lại gần mẹ cha.

Trước đành lễ xin tha tội trọng,

Sau tỏ lòng hoài vọng viên dung,

Tiếng đồn phút chốc khắp cùng,

Trong trào, ngoài quận, thảy đồng hân

hoan.

Nghe Thái-tử chịu ăn, chịu uống,

Thì hết lo oan-uổng thân ngài,

Chúng sanh hưởng phước còn dai,

Vì ngài còn sống, họa tai không còn.

Vua mới hỏi: “sao con quyết chí,

“Vào hải dương có ý chi không” ?

Thưa rằng : “con xuống Long cung,

Cần cầu Như-Ý bửu châu đem về.

Viên ngọc ấy, muốn chi được nấy,

Mới đủ dùng chẩn-tế sanh-linh.

Vua liền bố-cáo khắp nơi,

Nhơn dân trong nước, ai ai đặng tường:

“Người nào muốn xuất dương đại hải,

Cùng Tử hoàng thì phải đăng tên,

Bảy đời con cháu hiện tiền,

Đều đặng châu cấp lương tiền phủ

phê”.

Năm trăm người chuyên nghề hàng-

hải,

Rất vui lòng hiệp lại xin đi,

Trong nước có ông Hải-sư,

Nhiều lần đi biển, chẳng từ gần xa.

Nên ông biết đâu là hiểm trở,

Hoặc chỗ nào thong thả vào ra,

Song ông nay lại rất già,

Tuổi trên tám chục, mắt lòa lãng tai.

Đích thân vua đến nhà ngài trụ,

Nói rằng: “ta có một Tử-hoàng,

Tánh nết đã đặng vẹn toàn,

Sau nhờ lấy trẻ, trị an chư hầu.

Song trẻ muốn tầm châu hải ngoại,

Phiền Đạo-sư hết dạ phò-trì”,

Hải-sư nghe nói tức thì,

Hai hàng rơi lụy, phục quỳ tâu qua :

“Đường cam khổ gian nan chi xiết,

Sự  hiểm nguy chẳng biết dường nào,

Muôn người nhập hải tầm châu,

Thảy đều bỏ mạng, có đâu đặng về !

Trừ vài người đủ đầy phước  đức,

Hoặc thánh thần phụ lực thành công,

Sao vua không xét đục trong,

Mà cho Thái-tử vào vòng hiểm

nguy”?

Vua liền phán : “cũng vì thương trẻ,

Nên mới đành chia rẽ tình thâm,

Trẫm đã hết sức cản ngăn,

Mà con tự quyết băng ngàn tầm châu.

Trẫm cảm phiền Sư-ông gìn giữ,

Và phò trì Hoàng-tử xuất dương”

Hải-sư vội vã phân tường :

“Xin đem thân mọn, đảm đương vụ

này”.

Ác-Hữu thấy anh mình nhơn-đức,

Cha mẹ yêu căm tức trong lòng,

Nay còn nhập hải tầm châu,

May mà thành việc báu mầu vinh

quang.

Chắc cha mẹ lại càng trọng thể,

Thì thân mình còn kể ra chi;

Tốt hơn mình cũng xin đi,

Tùy cơ hãm hại trong khi hành trình.

Bên vội-vã vào xin cha mẹ:

“Cho con theo hộ vệ trưởng huynh,

Hoặc khi hữu sự thình lình,

Anh em con sẽ đồng tình giải nguy.”

Song thân xét gã tuy ngỗ nghịch,

Nhưng lời xin quả thiệt đoan trang,

Vui lòng cho hắn nhập đoàn,

Lại còn căn-dặn, bảo toàn nghĩa –

nhân.

Khi sắp đặt sẵn sàng hành-lý,

Hoàng-tử cùng hộ-vệ ra đi,

Đến gần bờ biển an-dinh,

Đại-thuyền chờ sẵn bảy dây neo bờ.

Hoàng-tử dạy đánh ba hồi trống,

Tựu mọi người cổ động như vầy :

“Đường đi nhiều nỗi hiểm nguy,

Nhứt sanh thập tử chắc chi trở về.

Vậy tùy ý mỗi người biện liệu,

Nếu có ai bận bịu gia đình,

Thì nên trở lại lúc này,

Ta vui lòng chịu không nài ép chi”.

Luôn bảy ngày đinh ninh han hỏi,

Và mỗi ngày mở đỏi một dây.

Thảy đều hoan hỉ chịu đi,

Mở sợi neo chót, thâu dây trương

buồm.

Nhờ phước đức Tử-hoàng đầm nhuận,

Trong bảy ngày gió thuận sóng êm,

Mọi người đều được bình yên,

Thuận buồm xuôi gió, đại thuyền đi

mau.

Khi thuyền cập Bửu-châu sơn-động,

Thấy chất chồng châu ngọc bạc vàng,

Hoàng-tử mới phán lời rằng :

“Từ đây thẳng đến Long-cung chẳng

gần.

Đường đi lại gian truân hiểm trở,

Hết đường thuyền, đi bộ mà thôi,

Người nào không muốn theo tôi,

Thì thâu bửu-vật phản hồi trước đi.

Nhưng vàng ngọc nặng nề lắm lắm,

Nếu lấy nhiều sợ khẳm lâm nguy,

Liệu vừa sức chở thì lui,

Còn như lấy ít, uổng công kiếm tầm”.

Cả năm trăm vui mừng hớn hở,

Thảy đồng nhau xin trở lộn về,

Bảy ngày ngơi nghỉ tại đây,

Sau rồi Thái-tử, Đạo-sư khởi hành.

Đi bảy bữa nước gần đầu gối,

Thêm bảy ngày nước tới rún rồi,

Càng ngày nước lại càng sâu,

Linh đinh mặt nước, dãi dầu thậm đa.

Cần phải lội mới qua chỗ ấy,

Qua khỏi rồi, trông thấy có gò,

Đạo-sư liền hỏi nguyên do,

Đất này màu sắc ra sao cho tường?

Hoàng-tử đáp : “cát dường như bạc”.

Đạo-sư rằng : “coi lại bốn bên,

Như có núi bạc hiện tiền,

Thì là trúng chỗ ta tìm bấy lâu”.

Hoàng-tử đáp : “đông-nam có núi,

Xem dường như một khối bạch ngân!”

Đạo-sư mừng rỡ muôn phần,

Là vì đi trúng con đường Long-cung.

Một quãng nữa đến đồng trong sạch,

Cát một màu sáng ánh như vàng.

Hải-sư mệt mỏi lần lần,

Nằm lăn dưới đất, mười phần nguy

nan.

Ngài liền tỏ cùng Hoàng-thái-tử :

“Vì tuổi già hết sức theo ngài,

Ngày nay phải chết tại đây,

Vậy tôi chỉ hướng cho ngài đến nơi :

Cứ đường này thẳng ngay dời bước,

Trong bảy ngày thấy được núi vàng,

Đi thêm nhứt thất vẹn toàn, (8)

Ngài sẽ thấy có một thuần Thanh-

liên.(9)

Bảy ngày nữa thấy sen hường đỏ,

Qua khỏi rồi lại thấy một thành,

Toàn bằng thất bảo hiệp thành,

Huỳnh-kim làm vách, bạch-ngân lợp

lầu.

Đất thì lót san-hô ngọc-báu,

Bảy lũy hào, mã-não, xa-cừ,

Quanh thành, màn, trướng, tuội, tòng,

--------------------------

(8) Nhứt thất: thêm bảy ngày nữa.

(9) Thanh liên: hoa sen xanh.

Toàn bằng trân-bửu bao vòng khắp

nơi.

Thành ấy là Long-cung vương phủ,

Ngài thẳng vào, sẽ gặp Long vương,

Lỗ tai bên trái của Người,

Có viên ngọc báu, lưu-truyền hiển-

linh.

Viên ngọc này muốn chi được nấy,

Nên an danh “Như-Ý-Bửu-Châu”.

Nếu ngài chí thiết cần-cầu,

Chắc là thành việc, báu mầu lắm thay!

Lòng sở mộ của ngài cứu thế,

Sẽ thành công toại chí dễ dàng”.

Sau khi dặn bảo mọi đàng,

Hải-sư tạ thế, Tử-hoàng hãi kinh.

Ôm thây thầy, phát thinh khóc kể :

“Cám thương thầy chẳng nệ tuổi già,

Lại thêm bệnh hoạn mù lòa,

Hộ tôi châu-đáo đường xa muôn trùng.

Nay giữa đường bỏ tôi côi cút,

Biết cùng ai tiếp tục hành trình ?

Phận sao phận bạc linh đinh,

Một mình muôn nỗi đắng cay trong

lòng.

Thân tôi phải giữa dòng trôi nổi,

Thầy nỡ nào lại thoát trần ai ?

“Thinh thinh một nước một trời,

Chỉ vì thương xót muôn loài chúng

sanh”.

Bãi cát vàng, táng an sư-phụ,

Nhiễu bảy vòng, phủ-phục dời chơn,

Bảy ngày qua khỏi Kim-sơn,

Ao sen xa thấy xanh dờn tốt tươi,

Khi lại gần thấy hoa đua nở,

Toàn màu xanh, nhụy trổ sắc vàng.

Hoàng-tử thấy cảnh mê man,

Có đâu xem đặng sen xanh lạ lùng.

Trong phút chốc hãi hùng kinh sợ,

Vì dưới ao vô số Thanh-xà,

Đương nằm nghe động bò ra,

Cất đầu le lưỡi thiệt là gớm ghê.

Những rắn này có ba thứ độc :

Nó mổ nhằm chạy nọc chết ngay,

Đụng nhằm cũng hại vậy thay,

Hoặc phun hơi độc hiểm nguy không

vừa.

Hoàng-tử nhớ lời thầy dặn bảo,

Làm cách nào tránh khỏi nguy nan,

Bèn vào thiền định chí thâm,

Và dùng “Tam-muội Từ-tâm” nhập

thiền.

Nhờ Phật-lực đi trên hoa ấy,

Qua khỏi ao, không xảy việc nào.

Tới đây lại gặp lũy hào,

Trong ngoài bảy lớp cái nào cũng

sâu.

Mấy cửa thành độc-long gìn giữ,

Chấu đầu lên kháng cự cản ngăn,

Hoàng-tử khiếp sợ than rằng :

“Chỉ vì quần chúng cõi Diêm-phù-đề,

Nên ta mới chẳng nài lao khổ,

Tìm báu châu tế độ hàm-linh,

Rủi ta bị hại cũng đành,

Thương cho dân chúng lấy ai cậy

nhờ”.

Liền khi đó ngài giơ tay hữu,

Chỉ độc-long miệng thốt lời rằng :

“Ta vì hết thảy chúng sanh,

Muốn vào yết kiến Long-vương bây

giờ”.

Các rồng dữ nghe ngài bày tỏ,

Dẹp hai bên, chừa ngõ cho vào.

Khi ngài qua khỏi chiến hào,

Gặp hai Ngọc-nữ canh hầu ngoại

môn.

Đến trung môn, bốn nàng Ngọc-nữ,

Đương se dây bằng chỉ bạch ngân.

Tử-hoàng hỏi phải vợ vua

Đáp rằng không phải, trung môn thủ

thành.

Đến nội môn, tám nàng Ngọc-nữ,

Đương se dây bằng chỉ huỳnh-kim.

Tử-hoàng hỏi phải nội nhơn,

Xin vào khải tấu Long-vương như vầy:

“Có Tử-hoàng nước Ba-La-Nại,

Cõi Diêm-phù yết kiến Đại-vương”,

Ngọc-nữ nghe nói tỏ tường,

Bèn vào quì tấu Long-vương y lời.

Vua nghe báo lấy làm kinh ngạc,

Và nghĩ rằng quả thật dị-nhơn,

Nếu không phước đức thiện căn,

Làm sao qua khỏi mấy tầng hiểm

nguy ?

Liền vội vã chỉnh nghi y-phục,

Và thân hành tiếp rước rỡ ràng,

Trong cung sắp đặt nghiêm-trang,

Rồi mời Thái-tử đồng bàn với vua.

Khi chuyện vãn cùng vua Thủy-đế.

Hoàng-tử dùng Phổ-tế làm đề. (10)

Giảng về lợi ích chúng sanh,

 

--------------------------

(10) Phổ tế: cứu giúp cùng khắp.

Tán thành bố thí phương châm độ đời.

Nghe diễn giải những lời chơn thiệt,

Cả trào thần chi xiết hân hoan,

Long-vương sau hỏi Tử-hoàng :

“Việc chi muôn dặm băng ngàn đến

đây ?”

Hoàng thái-tử tỏ bày hơn thiệt :

“Thương chúng sanh về việc ở ăn,

Phải chịu khó nhọc muôn phần,

Chạy xuôi chạy ngược lo ngày lo

đêm.

Tôi thấy vậy, của đem tế cấp,

Sạch kho tàng, không thấm vào đâu,

Nghe đồn ngài có bửu-châu,

Ma-ni-Như-ý, báu mầu vô song.

Tôi chẳng nài thiên sơn, vạn hải,

Vì chúng sanh nhờ đại lượng ngài,

Cho mượn ngọc trong tai ngài,

Về cầu bố thí muôn loài sanh linh”.

Đức Long-vương thuận tình cho mượn,

Song xin cầm nán lại bảy ngày,

Hoàng-tử vui dạ chịu ngay,

“Long-vương thừa tiếp bảy ngày bảy

đêm.

Sau ngài mới đem dưng ngọc báu,

Sai Long-thần đưa thấu hải-biên,

Đến nơi gặp Ác-Hữu liền,

Anh em mừng rỡ, tỏ tình mến thương.

Thiện-Hữu hỏi những người bè bạn,

Còn ở đâu chẳng thấy dạng hình ?

Ác-Hữu thuật việc hành trình,

Đầu đuôi nói lại trưởng-huynh đặng

tường :

“Cũng vì bởi vô lường tham muốn,

Chẳng kể lời huynh-trưởng khuyên

răn,

Mỗi người thấy báu thì ham,

Mạnh ai nấy lấy chở đầy khoang ghe.

Bửu vật không, thuyền đà đã khẳm,

Lại còn thêm bè bạn năm trăm,

Thuyền vừa lìa bến ngàn tầm,

Một cơn giông lớn nhận chìm hết trơn.

May hồi đó em nhờ vớ đặng,

Một khúc cây vịn đặng vào bờ :

Một em sống xót bơ vơ,

Còn bao nhiêu nữa làm mồi cá tôm”.

Hoàng-tử nghe hết lòng thương tiếc,

Vì tham tâm nên phải chết oan,

Song mừng em đặng sanh toàn,

Và bày các việc gian nan phận mình.

Sau lại biểu : “em đừng nản chí,

Mất ngọc vàng chẳng quí chi đâu.

Nay anh thỉnh đặng bửu-châu,

Cầu chi được nấy buồn rầu làm chi ?”

Nghe anh nói gã liền để ý,

Giả vui mừng hỏi để ngọc đâu,

Cho em xem sự báu mầu,

Của viên ngọc ấy ra sao chút nào ?

Cứ tình thiệt chỉ trong mái tóc,

Về đến trào sẽ tháo em coi,

Vì đây bất tiện xem soi,

Người ngoài trông thấy họa rơi đến

mình.

Ác-Hữu đã bất bình khi trước,

Cha mẹ thương Thiện-Hữu hơn mình,

Nay còn được ngọc hiển linh,

Chắc cha cùng mẹ coi mình ra chi.

Gã quyết định giết anh đoạt ngọc,

Được lợi to chẳng nhọc sức mình,

Ý đà nhứt định đinh ninh,

Xin anh cho giúp giữ gìn bửu châu :

“Vì rừng rú xiết bao tai nạn,

Phải đề phòng cẩn thận mới xong.”

Thiện-Hữu nghe phải bằng lòng,

Chia phiên canh gác đặng phòng rủi ro.

Lấy ngọc ra trao cho Ác-Hữu,

Đặng giữ gìn mình ngủ một hồi,

Khi mình đã thức dậy rồi,

Canh cho em ngủ như vầy luân phiên.

Một đêm nọ, đến phiên Ác-Hữu.

Thiện-Hữu đang nằm ngủ dựa khe,

Ác-Hữu lấy hai gai tre,

Đâm vào hai mắt chẳng ghê chẳng

gờm.

Hại anh rồi hắn ôm viên ngọc,

Thẳng về trào đặng lập đầu công,

Thiện-Hữu than khóc om sòm,

Kêu em tiếp cứu không nghe trả lời.

Ngài càng lại kêu trời kêu đất,

Chắc em mình bị giặc giết rồi,

Mộc-Thần thấy vậy thương ôi,

Bảo rằng tên giặc, ấy là em ngươi.

Tự tay nó đâm ngươi hai mắt,

Và đoạt thâu bửu-vật đi rồi,

Ngươi còn kêu nó làm chi,

Cái thằng hung ác, hại ngươi như

vầy !”

Nghe thần bảo, như ngây như dại,

Nghĩ cuộc đời càng lại thêm đau,

Bơ vơ trong chốn rừng sâu,

Mắt thì mù tối, thân đau như dần.

Còn Ác-Hữu lần lần về nước,

Đem bửu châu hiến trước song thân,

Rằng : “nhờ hồng phước của con,

Nên con còn sống vuông tròn về đây.

Còn anh con cùng đoàn bè bạn,

Cả thảy đều chết đắm giữa vời.”

Cha mẹ nghe bấy nhiêu lời,

Giựt mình kinh sợ, lụy rơi dầm dề.

Lăn dưới đất hôn mê bất tỉnh,

Một giây lâu mới định tâm thần.

Bèn kêu Ác-Hữu lại gần,

Biểu hắn phân tỏ, rõ ràng việc ni.

Đi cách nào đến nơi đại-hải ?

Do cớ sao dùng đặng bửu-châu ?

Ác-Hữu không rõ đuôi đầu,

Làm sao thuật được trước sau cho

rành.

Hắn buộc phải làm thinh nghẹn họng,

Rồi lén chôn viên ngọc cho êm.

Nói qua Thiện-Hữu không ngờ,

Bị em hãm hại đui mù tha phương.

Trong rừng rậm dò đường thật khó,

Nếu muốn ra cũng khó nỗi ra,

Phần thì đói khát xót xa,

Phần thì đau nhức, thiết tha trong

lòng.

Dẫu muốn chết, chết không sao được,

Còn sống thì rất cực khổ thân.

Than ôi ! thân hỡi là thân,

Sanh chi phải chịu gian truân như

vầy !

Cái thân này sá chi còn mất,

Thương là thương tất cả sanh linh.

Vì dân vì nước liều mình,

Nay không mãn nguyện thiệt tình khổ

thay !

Chân lần mò, tay nương cây gậy,

Tầm đường ra, kiếm kẻ cậy nương,

Không ai dìu dắt lạc đường,

Đến Lợi-Sư-Bạt, nước gần quê cha.

Vua nước này sanh ra một gái,

Cùng với ngài, trước đã hứa hôn,

Vua có năm trăm con trâu,

Giao quyền gìn giữ, mục-đồng Lưu-

Chưng.

Một bữa nọ trời gần hừng sáng,

Lùa bầy trâu ra lán cho ăn,

Ngài ngồi giữa lộ không hay,

Ngưu-vương trông thấy thương thay

thân ngài.

Bèn chàng-hảng, che ngài tứ hướng,

Sợ bầy trâu đạp vướng thân ngài,

Khi trâu qua khỏi hết rồi,

Ngưu-vương lấy lưỡi liếm gai mắt

ngài,

Lưu-Chưng thấy lấy làm kỳ quái,

Bèn đến coi mới thấy Tử-hoàng,

Người bèn han hỏi rõ ràng,

Ở đâu mà đến, tên chàng là chi ?

Nghe tiếng hỏi xiết gì vui sướng,

Sợ nói ngay tội vướng đến em,

Tùy cơ phương tiện cho êm,

Dối rằng : “tôi kẻ tật nguyền xin ăn.

Rủi lạc đường nên thân trôi nổi,

Trong rừng sâu, nhịn đói mấy ngày,

Xin ngài vui dạ tỏ bày,

Cho tôi đặng biết xứ này tên chi ?”

Lưu-Chưng thấy người phi phàm tục,

Phải lâm cơn khốn cực như vầy,

Loài trâu còn biết giải nguy,

Ta đâu nỡ để thân người gian truân.

Nghĩ như vậy liền cho ngài biết :

“Lợi-Sư-Bạt, tên thật xứ này,

Nhà tôi cũng ở gần đây,

Xin ngài nương náu với tôi nuôi giùm.

Tôi cung cấp đủ dùng ăn mặc,

Khỏi lang thang tội nghiệp thân ngài.”

Thiện-Hữu nghe bảo vâng lời,

Theo cùng Lưu-Thị về nơi nhà chàng.

Lưu-Chưng dạy người nhà hầu hạ,

Cho châu toàn danh giá khách quan,

Ở đây được một tháng trường,

Tuy không toại chí, cũng an thân

mình.

Một ngày nọ nghe người nói vụng,

Rằng nhà nghèo thiếu hụt mọi điều,

Lại đem người bịnh về nuôi.

Cực lòng cực trí không vui chút nào !

Nghe lời ấy xiết bao tủi phận,

Nghĩ thân mình lận đận lao đao,

Ngày sau bày tỏ âm hao,

Cùng người thí chủ xin cho giã từ.

Lưu-Chưng hỏi sự chi bất nhã,

Nên ngài buồn vội vã xin đi ?”

Thưa rằng : “chẳng có việc chi,

Cho tôi trái ý trong khi ở nhà.

Nhưng tự nghĩ chủ gia dầu tốt,

Không lẽ tôi mai một chỗ này,

Ấy là thường sự xưa nay,

Chẳng chi là lạ xin ngài thứ dung.

Nếu như ngài có lòng thương tiếc,

Sắm cho tôi một chiếc đờn tranh,

Dắt tôi đến chốn thị thành,

Thì tôi có thể nuôi thân dễ dàng”.

Tùy sở nguyện, Lưu-Chưng sắm đủ,

Dắt Tử-hoàng, đến chốn thành môn,

Tới nơi kiếm chỗ an ngồi,

Sửa đờn lên trục, rồi đờn và ca.

Khảy đờn lên, tiếng ra hòa-nhã,

Giọng ca ngâm, thong thả âm thinh,

Ai ai đều cũng hoan nghinh,

Khen hay khen giỏi, thuận tình thưởng

ban.

Kẻ cung cấp đồ ăn vật liệu,

Người bạc tiền chẳng thiếu món chi,

Đủ nuôi một bọn ăn mày,

Năm trăm có lẽ, khẩm đầy ấm no.

Vua nước này rất ưa hoa quả,

Lập một vườn trồng cả thứ cây,

Song vì chim chóc phá rầy,

Nên cần canh giữ đêm ngày thường

xuyên.

Quan Giám-viên, thấy tên đờn dạo,

Tuy bần cùng, tướng mạo khôi ngô,

Chắc là một vị phú hào,

Gặp cơn tai biến lâm vào cảnh nguy.

Thấy người phải thời suy vận bỉ,

Nên thương tình mới nghĩ cách hay,

Biểu chàng canh giữ vườn này,

Lão lo phụ cấp đủ đầy ấm thân.

Có nhà ở, cơm canh không thiếu,

Lại áo quần mền chiếu phủ phê,

Thiện-Hữu mới tỏ lời nầy :

“Thân tôi mù tối như vầy thấy đâu”.

Giám-viên nói : “mặc dầu không thấy,

Cách canh vườn có thể làm vầy :

Lấy dây buộc các nhành cây,

Và treo chuông nhỏ đầu dây mi cầm.

Hễ mi nghe thú cầm khua động,

Mi giựt dây chuông động kêu vang,

Chim chóc nó sợ bay khan,

Ấy là phần việc mi toan thi hành”.

Thiện-Hữu chịu lãnh phần việc ấy,

Dưới bóng cây ngồi khảy đờn chơi,

Chim kêu ngài để chúng xơi.

Không nghe ngài lại giựt dây tung-

bùng.

Vì tự nghĩ, dĩ đồng nhơn vật,

Phải uống ăn mới được sống đời,

Cô công chúa, hiệp cùng tùy nữ,

Đồng vào vườn thưởng cảnh xem hoa,

Nghe đờn êm dịu thiết tha,

Bèn men lại đó xem ai khảy đờn.

Thấy Thiện-Hữu nàng bèn tra vấn,

Người ở đâu sao dám vào đây ?

Thưa rằng : “tôi thiệt người ngay,

Lâm cơn mù tối ăn mày nuôi thân.

Gặp Giám-viên người thương tưởng

tới,

Cho giữ vườn giúp việc cho ngài”.

Công nương thấy người thanh bai.

Đem lòng quyến luyến ở hoài đó

luôn.

Vua sai gọi, cũng không rời chỗ,

Dạy đem cơm đến đó nàng ăn,

Tới chiều về tấu Thánh hoàng :

“Xin cha gả thiếp cho chàng giữ hoa”.

Vua nghe nói thiệt là quái dị,

“Hoặc con này bị quỷ ám chăng ?

Có ai vóc ngọc mình vàng,

Muốn người mù tối, bần hàn vậy đâu?

Quả thiệt con là ngu là dại,

Nên muốn điều tai hại bằng trời,

Trước kia cha đã hứa lời,

Gả cho Thiện-Hữu ở đời với nhau.

Tuy Thái-tử tầm châu hải-ngoại,

Cũng có ngày hội ngộ phụng loan,

Có đâu con nỡ làm càn,

Rồi sau cha biết liệu toan thể nào ?

Vả không lẽ con vào chung chạ.

Với người hèn, nhục nhã tông môn,

Dầu cho đến kẻ thường nhơn,

Không ai như thế huống hồ là con”.

Công chúa nói : “tuy dầu như thế,

Nhưng nếu con rủi chết thì thôi,

Nhưng bằng còn sống ở đời,

Thì con chí quyết ưng người giữ hoa”.

Dẫu vua có rầy la cự tuyệt,

Nàng nhứt tâm tự quyết mà thôi,

Buộc lòng vua phải nghe lời,

Chịu cho công chúa sánh đôi với

chàng.

Truyền sứ giả nhốt chàng Tịnh-thất,

Cho thấy nhau không được gần nhau,

Công nương nghe nói mau mau,

Đi tìm Thiện-Hữu đặng trao tin lành.

Gặp Thiện-Hữu nàng liền tỏ thiệt,

Rằng : “vua cha cho thiếp thành thân,

Cùng chàng kết nghĩa châu trần,

Nên tôi đem lại tin mừng chàng hay”.

Thiện-Hữu nghe, ngạc nhiên ái ngại,

Và hỏi nàng con gái nhà ai ?

Đáp rằng tình thiệt nói ngay :

“Tôi là công chúa con vua nước nầy”.

Thiện-Hữu nói : “nàng thì quí phái,

Tôi thường dân lại phải tật nguyền,

Chúng ta khó nỗi kết duyên,

Vì chưng thứ bực sang hèn khác nhau.

Bây giờ vậy, sợ sau mạn-ngạo,

Khó cho nàng trọn đạo xướng tùy,

Nàng rằng : “chàng chớ đa nghi,

Tôi nguyền hết dạ phò trì chàng thôi.

Nguyện giữ tròn vợ tôi chồng chúa,

Hầu hạ chàng không thiếu lễ nghi”,

Ở chung ba tháng trọn nghi,

Vợ chồng thuận thảo, chẳng chi phiền

hà.

Một ngày nọ người nhà đến gọi,

Và nói rằng Mẫu hậu ể mình.

Công-nương nghe nói thất kinh,

Về cung thăm mẹ bịnh tình dường bao.

Vì chàng ngủ, nàng không có thể,

Cho chàng hay bịnh mẹ của nàng,

Sau khi thăm viếng đàng hoàng,

Trở về chàng mới cằn rằn rầy la.

Công chúa nghe thiết tha xin lỗi,

Vì mẹ đau nên mới lỗi lầm,

Xin chàng tha thứ một lần,

Sau không tái phạm, cam đoan với

chàng.

Nghe được nước, chàng càng rầy tới,

Ý chàng nghi nàng mới ngoại tình,

Công-nương hết sức bất bình,

Bèn thề rất độc, tỏ tình mình ngay :

“Nếu tôi có sự chi mê muội,

Song ngươi chàng cứ tối trọn đời ;

Còn như tôi chẳng sai lời.

Thì một con mắt sáng ngời liền khi”.

Thề vừa dứt, tức thời chứng chắc,

Một con ngươi trong mắt của chàng,

Tự nhiên ngó thấy rõ ràng,

Làm cho Thái-tử lòng càng hân hoan.

Bây giờ tới phiên nàng làm dữ,

Than trách chàng là đứa vong ân,

Chàng bèn mơn trớn khuyên lơn :

“Đó nàng có biết tôi rằng là ai ?”

Công-nương đáp : “sao tôi không rõ,

Chàng người mù xách giỏ xin ăn”,

Thái-tử liền tỏ thiệt rằng :

“Tôi là Thiện-Hữu, Tử-hoàng đại

bang”.

Công nương nói : “thiệt chàng lớn

mật,

Dám cả gan nói sự tầm-phào,

Thiện-Hữu nhập hải tầm châu,

Nghe đồn bỏ xác còn đâu bây giờ”.

Thiện-Hữu đáp : “suốt đời không dối,

Nàng không tin, thề độc nàng tin,

Nếu tôi giả dạng trá hình,

Còn một con mắt không đời nào

thuyên.

Còn như phải hiện tiền Thiện-Hữu,

Con mắt kia sáng tỏ như xưa”,

Chàng thề vừa mới dứt lời,

Song ngươi đều mở rạng ngời hơn xưa.

Tướng ngài lại đổi ra khác hẳn,

Diện mạo thanh lịch chẳng ai bì,

Công-nương xem thấy mừng thay,

Đứng trân sửng sốt, ngó hoài quên

thôi.

Một giây lâu mới hồi tâm ý,

Chạy một hơi thẳng chí cung lâu,

Tâu cùng Vương-phụ âm hao,

Rằng : “chồng con thiệt Thiên-trào

Đông-cung”.

Vua nghe nói vô cùng nghi ngại,

Bèn bổn thân tra lại cho tường,

Sau khi hạch hỏi đàng hoàng,

Mới tin rằng thật, ngỡ ngàng việc xưa.

Nếu Đại-vương nước Ba-La-Nại,

Hay rằng ta bạc đãi Tử-hoàng,

Chắc là ngài phải phàn nàn,

Bèn mời Thái-tử, rước sang lầu hồng.

Hoàng-tử muốn đền công nuôi dưỡng,

Xin phụ-vương ban thưởng Lưu-Chưng:

“Nay con còn sống nhờ chàng,

Nếu chàng chẳng cứu, con đành thác

oan”.

Vua nghe thuật rõ ràng chuyện trước,

Bên sắc phong huân tước cho chàng,

Lại còn ban thưởng bạc vàng,

Cùng bầy trâu của Thánh-hoàng giao

nuôi.

Sự ban thưởng người đều đồn dậy,

Công không nhiều thuởng lại thậm đa,

Nhờ hạnh bố thí mà ra,

Làm cho nhiều kẻ ham mà làm theo.

Nguyên Thái-tử có nuôi bạch nhạn,

Thường tưng tiu như bạn của mình,

Từ khi Hoàng-tử khởi trình,

Hằng ngày thương nhớ, vắng hình chủ

yêu.

Một ngày nọ nó kêu thảm thiết,

Hoàng-hậu nghe liền bước lại gần,

Hỏi rằng mi nhớ chủ nhân,

Sao không đi kiếm than van ích gì ?

Con bạch nhạn mừng vui nhảy nhót,

Xin lịnh bà viết một nang thơ,

Con đi tìm kiếm bây giờ,

May mà tìm được dâng thơ lịnh bà.

Hoàng hậu mới tự tay bà soạn,

Một nang thơ, cổ nhạn buộc vào,

Bạch nhạn bay liệng thấp cao,

Khắp cùng non biển chỗ nào cũng

bay.

Khi bay đến nước Lời-Sư-Bạt,

Thấy Tử-hoàng hứng mát ngoài hiên,

Bạch nhạn đáp xuống dưng liền,

Thơ bà Hoàng hậu gởi riêng Tử-

hoàng.

Hoàng Thái-tử mừng mừng tủi tủi,

Đặng thơ nhà, gần gũi nhạn yêu,

Bóc thơ xem hết mọi điều,

Tâm thần tán loạn chín chiều ruột đau.

Hay cha mẹ ốm đau trầm trọng,

Mắt hoán-lờ vì vọng tưởng con,

Ngài liền lập tức hồi âm,

Kể từ chơn tóc kẽ răng tỏ tường.

Buộc cổ nhạn, kính dâng cha mẹ,

Nhạn bay liền bất kể ngày đêm,

Khi về đến chốn cung thềm,

Trình thơ Thái-tử vua xem mới tường.

Bắt Ác-Hữu giam cầm ngục thất,

Sai sứ thần đi rước Tử-hoàng,

Có lời trách móc liên bang,

Không đưa Thái-tử hồi loan bấy chừ.

Vua Sư-Bạt đặng thơ sợ hãi,

Liền cho đưa Thái-tử lên đường,

Hiệp cùng Công-chúa đồng hành,

Không lâu đã đến gần thành Ba-La.

Dân trong nước đồng ra đón rước,

Cả muôn ngàn kẻ trước người sau.

Tung hô Hoàng-tử hồi trào,

Ắt là dân chúng đều nhau được nhờ.

Khi về đến trào đô kiêm quyết, (11)

Vợ chồng đồng bái yết mẹ cha.

Song thân nghe tiếng thiết tha,

Hỏi phải Thiện-Hữu hay là chiêm

bao?

Con biệt tích cha sầu mẹ thảm,

--------------------------

(11) Kiêm quyết: quyền lực triều đình có quyền quyết định tất cả mọi việ và lệnh của cha mẹ gia đường, gồm cả hai nên gọi là kiêm quyết.

Mắt mù lòa, sức giảm lực suy,

Nhớ con than khóc li bì,

Nay con còn sống xiết chi vui mừng.

Hoàng Thái-tử rưng rưng giọt lệ,

Lỗi tại mình cha mẹ thảm sầu.

Sau hỏi : “Ác-Hữu đi đâu,

Mà con chẳng thấy ra vào chốn ni ?”

Vua cha đáp : “hỏi chi thằng khốn,

Ta giam cầm trong chốn ngục môn,

Nó đà bất nghiõa bất nhơn,

Không sao tha thứ những phồn tru

huynh”. (12)

 

 

-------------------------

12) Phồn : phường, lũ, bọn

Tru : giết hại.

Hoàng Thái-tử khép mình dưới

trướng :

“Cầu Phụ-hoàng dung thứ đệ thân,

Em con lỡ dại một lần,

Xin cha dung chế kẻo lòng con

thương”.

Thấy Hoàng-tử chí thành cầu khẩn,

Đôi ba phen vua mới thuận tình,

Sai tha Ác-Hữu ngục hình,

Thiện-Hữu xem thấy thất kinh hãi

hùng.

Tay chân thảy bị còng bị trói,

Trên cổ mang một cái gông to,

Thân hình dơ dáy ốm o,

Xem ra đủ biết là tù sát nhân.

Ngài lật đật mở còng mở khoá,

Lột gông cùm thong thả rảnh rang,

Xong rồi ngài mới hỏi han :

“Em đà đỡ khổ an nhàn hay chưa ?

Tiền nhựt anh gởi em bửu vật, (13)

Đặng đem về còn cất đó không ?”

Ác-Hữu hổ thẹn vô cùng,

Thấy anh không giận, lại còn giải

ương.

Lòng từ mẫn vô lường quảng đại,

Của Hoàng-tử đối đãi với mình,

Tỏ lòng hết sức ăn năn,

Bèn đi lấy ngọc đem dưng anh mình.

 

-------------------------

(13) Tiền nhựt : ngày trước.

Được viên ngọc Tử-hoàng đem rửa,

Sạch sẽ rồi sắm sửa hương hoa,

Đặt bày trước mặt mẹ cha,

Thành tâm lễ bái thiết tha ai cầu :

“Nếu quả thật Bửu-châu Như-ý,

Xin song ngươi cha mẹ tỏ liền.

Các căn các bịnh đều thuyên,

Lại thêm sức khoẻ miên miên thọ

trường”.

Vái vừa dứt điểm tường hiện rõ,

Mắt mẹ cha sáng tỏ như gương,

Trong mình khoái lạc lạ thường,

Ai ai trông thấy cũng mừng cũng vui.

Ngày nay đặng mọi điều may mắn,

Cha mẹ đà khỏi hẳn tật nguyền,

Anh em lại đặng đoàn viên,

Phải lo cứu cấp sanh linh muôn loài.

Rằm tháng đó, nhằm ngày kiết

nhựt, (14)

Ngài tắm rồi, y phục nghiêm trang.

Sắm sanh phẩm vật, hương đăng,

Đem lên lầu thượng chí-tâm khẩn cầu.

Trên hương án Bửu-châu sẵn để,

Dâng hương rồi đảnh lễ nguyện rằng :

“Tôi vì tất cả nhân dân,

Cùng là nhân loại cõi Diêm-phù-đề.

Chịu cực khổ bởi vì ăn, mặc,

Tôi cầu xin tất cả ấm no,

--------------------------

(13) Kiến nhựt : ngày lành.

Không ai đói rách rầu lo,

Nơi nơi sung sướng, đâu đâu thanh

nhàn”.

Khi ấy vậy, Đông phương nổi gió,

Thổi tiêu tan vân vũ hư không,

Trên trời thanh tịnh trắng trong,

Thành Ba-La-Nại hưởng luôn oai thần.

Luồng gió ấy thổi tan tất cả,

Những đồ dơ chứa chất từ lâu,

Lại còn lấp cạn vũng ao.

Thành ra bình địa chỗ nào cũng y.

Thổi sạch rồi trong ngoài láng bóng,

Một cơn mưa đổ xuống ban cho,

Những là gạo nếp thơm tho,

Mùi ngon quí lạ, sắc màu tốt tươi.

Dứt mưa gạo, đến mưa y phục,

Cùng châu-hoàn, trân ngọc, xuyến

vàng.

Kế mưa thất bửu kim-ngân,

Cùng là kỷ nhạc ca ngâm cõi trời.

Tắt một lời, những điều hữu ích,

Của chúng sanh sở thích đều ban,

Mỗi người chứa chấp hoàn toàn,

Kho vua đầy đủ ngọc vàng như xưa.

Ấy là hạnh Đàn Ba-La-Mật,

Của các hàng Bồ-tát thường hành,

Từ-bi cứu khổ độ sanh,

Đặng cho muôn loại căn lành nhiễm

thâm.

Phật mới bảo A-Nan nên biết :

“Thiện-Hữu kia vốn thiệt là ta,

Còn ông Đề-Bà Đạt-Đa,

Ấy là Ác-Hữu khi xưa đó mà.

Song thân ta hiện tiền tại thế,

Trước cũng là cha mẹ của ta,

Ta nhờ Đề-Bà Đạt-Đa,

Thường hay khích phát mà ta chẳng

hờn.

Không để ý so hơn tính thiệt,

Giữ một lòng nhẫn nhịn luôn luôn,

Nhờ vầy mau đặng thành công,

Nên ta chứng quả Chí-tôn hiện giờ.

Các ngươi chớ tưởng lầm nghĩ quấy,

Đối với ta, người ấy hữu công”.

Khi Phật thuyết pháp vừa xong,

Muôn ngàn thính giả chứng Tu-Đà-Hoàn,. Hoặc Na-Hàm, hoặc A-La

Hán,

Cùng vô lường người đã phát tâm,

Tu hành theo pháp Thinh-Văn,

Hoặc Bích-Chi Phật, hoặc là Phật thân.

Đức A-Nan chí thành đảnh lễ,

Cầu Thế Tôn đặt để hiệu kinh,

Ngày sau truyền bá chúng sinh,

Dễ bề phúng tụng trì chuyên tu hành.

Phật mới bảo A-Nan đặng hiểu,

Quyển kinh này để hiệu như vầy :

“Phương-Tiện Phật Báo-Ân kinh”,

Các người gìn giữ, lưu truyền hậu lai”.

Nghe Phật nói Báo Ân công đức,

Đại chúng đồng hết sức vui mừng,

Cùng nhau tựu lại Phật tiền,

Nhứt tâm đảnh lễ rồi liền lui ra.

  CHUNG 

 

 

HỒI HƯỚNG


TÂM KINH

Tâm trí huệ thinh thinh rộng lớn

Sáng trong ngần chẳng bợn mảy trần

Làu làu một tánh thiên chân

Bao trùm muôn loại chẳng phân Thánh phàm.

Vận tâm ấy lặng trong sáng suốt

Cõi bờ kia một bước đến nơi

Trải lòng tròn đủ xưa nay

Công thành quả chứng tỏ bày đích đang.

Hàng Bồ Tát danh Quan Tự Tại

Khi tham thiền vô ngại đến trong

Thẩm vào trí huệ mở thông

Soi thấy năm uẩn đều không có gì.

Độ tất cả không chi khổ ách

Trong thức tâm hiện cảnh sắc ra

Sắc Không chung ở một nhà

Không chẳng khác Sắc, Sắc nào khác Không.

Ấy Sắc tướng cũng đồng Không tướng

Không tướng y như tượng Sắc kia

Thọ, Tưởng, Hành, Thức phân chia

Cũng lại như vậy, tổng về chân không.

Tòa sắc tướng nhơn ông tạm đó

Các pháp kia tướng nọ luống trơn

Chẳng sanh chẳng dứt thường chơn

Chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng sờn, chẳng thêm.

Cớ ấy nên cõi trên không giới

Thể làu làu vô ngại thường chân

Vốn không ngũ uẩn ấm thân

Sáu căn chẳng có sáu trần cũng không.

Thấy rỗng không mà không nhãn giới

Biết hoàn toàn thức giới cũng không

Tánh không sáng suốt đại đồng

Vô minh chẳng có mựa hòng hết chi.

Vẫn không có thân gì già chết

Huống chi là hết chết già sao

Tứ đế cũng chẳng có nào

Không chi là trí có nào đắc chi.

Do vô sở đắc ly tất cả

Nhơn pháp kia đều xả nhị không

Vận lòng trí huệ linh thông

Bờ kia mau đến tâm không ngại gì.

Không quái ngại có chi khủng bố

Tức xa lìa mộng tưởng đảo điên

Tâm không rốt ráo chư duyên

Niết bàn quả chứng chơn nguyên hoàn toàn.

Tam thế Phật, y đàng Bát Nhã

Đáo Bồ Đề chứng quả chánh nhơn

Cho hay Bát nhã là hơn

Pháp môn tối thắng cõi chơn mau về.

Thiệt thần chú linh tri đại lực

Thiết thần chú đúng bực quang minh

Ấy chú tối thượng oai linh

Ấy chú vô đẳng thinh thinh oai thần.

Trừ tất cả nguyên nhân các khổ

Thức tỉnh lòng giác ngộ vô sư

Thiên nhiên chơn thiệt bất hư

Án lam Thần chú Chơn Như thuyết rằng :

“YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TÁT BÀ HA”.                                (3 lần)

 ***

VÃNG SANH THẦN CHÚ

 

Nam mô a di đa bà dạ,

Đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha.

A di rị đô bà tì, a di rị đa tất đam bà tỳ,

A di rị đa, tỳ ca lan đế,

A di rị đa, tỳ ca lan đa,

Dà di nị dà da na,

Chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần)

 ***

BÀI TÁN THÁN PHẬT A DI ĐÀ

 

Chúng Thích tử kiền thiền xưng tán

Đức Di Đà vô hạn lợi sanh

Bốn mươi tám nguyện viên thành

Hiện ra tướng tốt sắc thân tuyệt vời

Kim sắc tướng muôn ngàn công đức

Khắp mười phương chẳng bực sánh bằng

Bạch hào hiển hiện phóng quang

Xoay vần chiếu sáng Vi San năm tòa

Cặp thanh nhãn thấy xa vô ngại

Sáng trong ngần tứ đại hải dương

Hào quang hóa Phật không lường

Hóa chúng Bồ Tát số đương hằng hà

Độ chúng sanh liên hoa chín phẩm

Nước Lạc bang là cảnh Tây phương

Chí thành thập niệm chiêu chương

Hiện tiền Thánh chúng dẫn đường vãng sanh.

 

NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ DI ĐÀ PHẬT.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.  (108 lần)

NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. (3 lần)

NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT. (3 lần)

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT. (3 lần)

NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT.  (3 lần)

 

SÁM VU LAN

 

Đệ tử chúng con

Vâng lời Phật dạy

Ngày rằm tháng bảy

Gặp hội Vu Lan

Phạm vũ huy hoàng

Đốt hương đảnh lễ

Mười phương Tam thế

Phật, Pháp, Thánh Hiền

Noi gương đức Mục Kiền Liên

Nguyện làm con thảo

Lòng càng áo não

Nhớ nghĩa thân sinh

Con đến trưởng thành

Mẹ dày gian khổ

Ba năm nhũ bộ

Chín tháng cưu mang

Không ngớt lo toan

Quên ăn bỏ ngủ

Ấm no đầy đủ

Cậy có công cha

Chẳng quản yếu già

Sanh nhai lam lũ

Quyết cùng hoàn vũ

Phấn đấu nuôi con

Giáo dục vuông tròn

Đem đường học đạo

Đệ tử ơn sâu chưa báo

Hổ phận kém hèn

Giờ này quỳ trước đài sen

Chí thành cung kính

Đạo tràng thanh tịnh

Tăng bảo trang nghiêm

Hoặc thừa tự tứ

Hoặc hiện tham thiền

Đầy đủ thiện duyên

Dủ lòng lân mẫn

Hộ niệm cho :

Bảy kiếp cha mẹ chúng con

Đượm nhuần mưa pháp

Còn tại thế :

Thân tâm yên ổn

Phát nguyện tu trì

Đã qua đời :

Ác đạo xa lìa

Chóng thành Phật quả

Ngửa trông các đức Như Lai

Khắp cõi hư không

Từ bi gia hộ.

 

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT.  (3 lần)
 

HỒI HƯỚNG

Phúng kinh công đức thù thắng hạnh

Vô biên thắng phước giai hồi hướng

Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh

Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não

Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ

Thế thế thường hành Bồ Tát đạo.

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung

Cửu phẩm Liên hoa vi phụ mẫu

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh

Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhứt thiết

Ngã đẳng dữ chúng sanh

Giai cộng thành Phật đạo.

 

TAM TỰ QUY

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.

 

HÒA NAM THÁNH CHÚNG

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (2 đã gửi)

avatar
Nguyễn Tất Thủy 18/04/2010 07:22:12
Tôi muốn được cầu siêu hàng ngày nhưng chua có băng mẫu. nếu có băng mẫu thì dọc sẽ có hướng tâm hơn.
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
DO THU KHOA/USA 18/05/2012 08:05:08
Bộ kinh Tam Bảo va những bài Sám văn được cố HT Huệ Đăng ph Thanh Kế đòi thứ 41 dòng phái Liểu Quán ở Bà Rịa có công trong thời gian Chấn Hưng PG trên dưới 3/4 thế kỷ trước đây;so ra thời gian nầy Ngài và nhóm Cư Sỉ hổ trợ rất lảo thông bát cổ nội ngoại kinh điển PG;nhứt là thông suốt dịch kinh từ chử Hán ra văn vần các bộ kinh và sám văn nói trên thật lưu loát làm say mê cho người tụng và nghe kinh những tưởng Đức Thế Tôn thuyết giảng những bộ kinh nầy dường như đâu đây ở miền rừng núi Thất Sơn của vùng sông nước Cửu Long/cũng vào thời gian trên ngoài Trung Bắc chưa ai có kỳ tài dịch ra văn vần để Phật tử sơ cơ thấu hiểu kinh tạng thiền môn nhựt tụng;thành thật mà nói phải trân trọng ghi Ngái Huệ Đăng là dầu công trước tác dịch thuật ;đồng thời suy tôn Ngài lên ngôi vị Việt Dịch Tam Tạng Pháp Sư;do đó cúng ta là hậu bối ngưởng lên công hạnh Người mà chấp tay y giáo phụng hành đừng bao giờ sửa chửa những từ ngử khổ công biên soạn dịch thuật/Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát chứng tri cho hàng diển bối của Tổ
tổng số: 2 | đang hiển thị: 1 - 2

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập