Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai

Đây là thức quả, thức hành và thức cảnh. Thức quả tức là thức ẩn tàng chứa tất cả các hạt giống.
Diễn nghĩa Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्ञप्तिक̄रिक̄)| Ba mươi biểu hiểu thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn. Trích trong Tinh hoa Phật học TS Huệ Dân.
Câu số hai.
विपाको मननाख्यश्च विज्ञप्तिर्विषयस्य च।
तत्रालयाख्यं विज्ञानं विपाकः सर्वबीजकम्॥२॥
Vipāko mananākhyaśca vijñaptirviṣayasya ca ।
Tatrālayākhyaṃ vijñānaṃ vipākaḥ sarvabījakam ॥ 2 ॥
Từ vựng :
Vipāko (विपाको) là cách viết biến âm của chữ Vipākaḥ (विपाकः). Vipākaḥ (विपाकः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của Vipāka (विपाक) ở dạng giống đực. Vipāka (विपाक) là chữ ghép của : vi (वि)+ pāka (पाक).
Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…
Pāka (पाक) có gốc từ động từ căn √pac (√ पच्). Động từ căn √pac (√ पच्) thuộc nhóm [1] và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nấu, làm bếp, nướng, luộc, hấp, đem vào nung, thiêu huỷ, suy mòn đi, chín, chín chắn…
Vipāka (विपाक) có những nghĩa được biết như: chín chắn,chín muồi,thành hình, thành thục, hoàn thiện, trưởng thành, hậu quả, kết quả, quả báo, phần thưởng, để đền bù lại, trái lại, ngược lại, tiêu hóa, biến hình,biến đổi …
Mananākhyaśca (मननाख्यश्च) là chữ ghép từ: Manana (मनन) + ākhyaḥ (आख्यः) + ca (च). Manana (मनन) là thân từ trung tính và có gốc từ chữ manas (मनस्). Manas (मनस्) có gốc từ man (मन्). Động từ căn √man (√मन्) thuộc nhóm [4], [8] và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: suy nghĩ, phản ánh, đánh giá, kiến thức, tin tưởng, tưởng tượng, giả sử, xem xét, giữ cho, ước tính cao, đánh giá cao, tôn vinh, ca ngợi, cho rằng, muốn hiểu, làm cho có ý nghĩa.
Manas (मनस्) có những nghĩa được biết như: tâm, tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần, ý, suy nghĩ, chú tâm vào…
Ākhyaḥ (आख्यः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của Ākhya (आख्य) ở dạng giống đực. Ākhya (आख्य) có những nghĩa được biết như: kể, được gọi là, được đặt tên là, thông tri cái gì, truyền đạt cái gì, được biết…
Ca (च) là giới từ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa được biết như: cả hai; cả cái này lẫn cái kia,và, cũng vậy, hơn nữa, như vậy, nhưng, thật ra, thật vậy, tuy nhiên, chắc rằng, đúng vậy…
Vijñaptirviṣayasya (विज्ञप्तिर्विषयस्य) là chữ viết theo cách nối âm của Vijñaptiḥ (विज्ञप्तिः) + viṣayasya (विषयस्य).
Vijñaptiḥ (विज्ञप्तिः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của vijñapti (विज्ञप्ति) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: hiện ra, hiển bày, hiển thị, liễu biệt, biểu thị…
Viṣayasya (विषयस्य) là sở hữu cách số ít trong bảng biến thân của viṣaya (विषय) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: sự kiện, sự việc, phạm vi hoạt động, lĩnh vực, giới hạn, khu vực, phạm vi mà các giác quan có thể nhận biết, cảnh…
Tatrālayākhyaṃ (तत्रालयाख्यं) là chữ viết theo cách nối âm của Tatra (तत्र) + ālayākhyaṃ (आलयाख्यं).
Tatra (तत्र) là chữ ghép từ: tad (तद्) + tra (त्र). Tatra là thán từ và nó có những nghĩa như sau: đó là, nơi kia, giữa những cái này, một trong hai cái…
Ālayākhyaṃ (आलयाख्यं) là chữ ghép từ Ālaya (आलय) + ākhyaṃ (आख्यं) theo cách nối âm. Ālaya (आलय) là thân từ ở dạng giống đực và trung tính và nó có những nghĩa như sau: nơi ở, nhà ở, nơi yên nghĩ, nơi ẩn náu,nơi nương náu, đền, miếu, giáo đường…
Ākhyaṃ (आख्यं) là đối cách số ít trong bảng biến thân của Ākhya (आख्य) ở dạng giống đực và trung tính. Ākhya (आख्य) có những nghĩa được biết như: kể, được gọi là, được đặt tên là, thông tri cái gì, truyền đạt cái gì, được biết…
Ālayākhyaṃ (आलयाख्यं) là đối cách số ít trong bảng biến thân của Ālayākhya (आलयाख्य) ở dạng giống đực và trung tính. Nó có những nghĩa như sau:nhà ở, cái kho, cái hang, nơi ẩn náu,nơi nương náu…
Vijñānaṃ (विज्ञानं) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân của Vijñāna (विज्ञान) ở dạng trung tính. Vijñāna (विज्ञान)) là thức, nói theo một cách đầy đủ là Thức uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Vijñānaskandha (विज्ञानस्कन्ध). Thức là một giác quan sinh động tổng hợp có chức năng cảm nhận và phản ảnh các trạng thái hoạt động bên ngoài hay bên trong, đang tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác của ngũ uẩn qua nhiều hình thức khác nhau. Thức uẩn thuộc về phần vô hình của thân ngũ uẩn. Thức uẩn bao gồm tất cả tâm.
Sarva (सर्व) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: tất cả, hoàn toàn, cả, hết thảy mọi việc, mọi sự, toàn thể, toàn năng, vạn năng, phổ thông, phổ cập…
Bījakam (बीजकम्) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân của Bīja (बीज) ở dạng giống đực và trung tính. Bīja (बीज) có những nghĩa được biết như: hạt, hột, mầm, hạt giống, mầm mống, tinh dịch, nguyên nhân đầu tiên, nguyên thủy, cội nguồn…
Gom ý Việt :
विपाको मननाख्यश्च विज्ञप्तिर्विषयस्य च।
तत्रालयाख्यं विज्ञानं विपाकः सर्वबीजकम्॥२॥
Vipāko mananākhyaśca vijñaptirviṣayasya ca ।
Tatrālayākhyaṃ vijñānaṃ vipākaḥ sarvabījakam ॥ 2 ॥
Đây là thức quả, thức hành và thức cảnh. Thức quả tức là thức ẩn tàng chứa tất cả các hạt giống.
Kính bút
TS Huệ Dân
- Giáo Hành Tín Chứng Thân Loan, Quảng Minh Dịch
- Mộng Cáo Tán Ngu Ngốc Thiện Tín biên tập, Quảng Minh Dịch
- Nhận Thức Mới Của Phật Giáo HT. Thích Thắng Hoan
- Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm HT. Thích Thắng Hoan
- Khẩu Truyền Sao (No. 2663) Quảng Minh Dịch
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một TS Huệ Dân
- Thí Dụ Về Ông Bố Giàu Có Và Người Con Trai Nghèo Khổ Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một TS Huệ Dân
- Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch - Chú Kinh Pháp Hoa Phước Nguyên
- Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán Phước Nguyên
- Khái Luận Về Kinh Bát Đại Nhân Giác Phan Minh Đức
- Tìm hiểu kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo Thích Giải Hiền
- Kinh Người Áo Trắng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm” Lê Huy Trứ
- Vài Trích Dẫn Kinh Luận Giúp Trực Ngộ Bát Nhã Tâm Kinh (*) Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
- Quán Niết Bàn Câu 4
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)