Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy

Đã đọc: 4983           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Toàn thế giới đang nảy sinh càng lúc càng nhiều vấn đề phức tạp, nhưng không bao nhiêu người – theo tôi – hầu như rất nhiều người, chưa hiểu gì về căn nguyên của các vấn đề phức tạp ấy. Đạo Phật đã dạy cho chúng ta hiểu được đâu là bản chất như thật của cuộc đời.

Trong hội thảo chuyên đề hôm nay, tất cả các trường đại học Phật giáo chúng ta cần tập trung làm thế nào để đảm bảo đạt được mục tiêu giới thiệu Giáo dục Phật giáo cho thế hệ tương lai của chúng ta như đã được đề cập đến ngay từ ý tưởng và định hướng ban đầu! Mục đích của cuộc hội thảo này, chúng ta cần chú ý đến chất lượng và tầm quan trọng của chủ đề và cần được đông đảo tham dự viên tập trung đóng góp ý kiến thật rộng rãi. Đây không chỉ là mục tiêu của cuộc Hội thảo mà còn là mục tiêu của việc thành lập tổ chức Hiệp hội Quốc tế các Trường đại học Phật giáo của chúng ta, do đó, tôi xin được trao đổi với hội nghị về vấn đề này trước khi bàn đến công việc khác như: phương thức tổ chức, công việc của tổ chức, dự thảo điều lệ, nội qui v.v

Ngày nay, như ai cũng rõ, thế giới của chúng ta đang rơi vào tình trạng “thiếu thốn”. Đức Phật cũng đã từng nói: "Thế giới này đang “thiếu thốn." Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là cần phải khỏa lấp chỗ thiếu thốn ấy – đó cũng chính là nhu cầu khẩn thiết của chúng ta hiện nay! Một học giả Phật giáo nào đó đã từng lên tiếng: “chúng ta cần nỗ lực lấp đầy cái hố sâu thiếu thốn của thế giới hiện nay bằng con đường giáo dục”. Chẳng hạn, chúng ta cần phải giáo dục cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ, hãy sống theo lời Phật dạy. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng chúng ta không cần cải đạo bất cứ ai có tín ngưỡng tôn giáo khác trở về với Phật giáo, chúng ta cũng không cần làm việc ấy. Trái lại, chúng ta chỉ cần cố gắng chuyên tâm đến việc tu tập chuyển hóa thân tâm của chúng ta từ si mê thành giác ngộ, từ xấu trở nên tốt, từ tật đố trở thành hoan hỉ, từ hơn thua trở thành hòa hợp .v.v..và đấy mới chính là cách cải đạo thực sự theo Phật giáo. Chúng ta cần phải giáo dục cho mọi người hiểu và thực hành tinh thần cải đạo ấy. Toàn thế giới đang nảy sinh càng lúc càng nhiều vấn đề phức tạp, nhưng không bao nhiêu người – theo tôi – hầu như rất nhiều người, chưa hiểu gì về căn nguyên của các vấn đề phức tạp ấy. Đạo Phật đã dạy cho chúng ta hiểu được đâu là bản chất như thật của cuộc đời. Nếu không hiểu được chân lý ấy, thì chúng ta chẳng giải quyết được vấn đề cốt lõi của thế giới hiện nay. Cũng vậy, nếu chúng ta không hiểu được chân lý ấy thì chúng ta không bao giờ trở thành một con người đúng nghĩa của nó, cho dù chúng ta là Phật tử đi chăng nữa. Như chúng ta đều biết, trong Bát chánh đạo của Phật giáo, yếu tố đầu tiên là chánh tri kiến: (sammaditthi) nghĩa là sự thấy biết chân chính, sự thấy biết như thật...Vì vậy, khi đương đầu những vấn đề thách thức của thế giới hôm nay, chúng ta cần phải hiểu rõ chúng là gì, đâu nguyên nhân của chúng, đâu là giải pháp và đâu là mục tiêu cuối cùng của giải pháp ấy.v.v…Trong bài diễn văn khai mạc của Hòa thượng viện trưởng trường đại học Mahachulalongkorn Phra Dharmakosajarn, ngài đã phát biểu:“ Tất cả mọi vấn đề đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa của nó – do đó, y cứ vào nguyên nhân ấy chúng ta sẽ tìm ra được nguồn ánh sáng; và đây cũng chính là lý do ra đời của tổ chức Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo Quốc tế của chúng ta”.

Trong các trường đại học có chung mục đích là giáo dục con người. Sinh viên đến trường đại học, sau khi được trúng tuyển qua các kỳ thi tuyển sinh - không phải người trí thức nào cũng xuất thân từ các trường đại học – và phần đông không phải ai cũng có thể được vào trường đại học. Do đó, tôi muốn chia sẻ với quí vị một điều quan trọng qua câu chuyện rất ngắn sau đây:

Năm 1982, khi tôi đang ở Anh quốc - đây là chuyến thăm đầu tiên của tôi đến vương quốc Anh để thăm Hòa thượng bổn sư của tôi là ngài Thiền sư U Thittila, lúc ấy ngài đã sang Anh được 16 năm - ở vào Thế chiến thứ II...Hòa thượng bổn sư và tôi, hai thầy trò trú ngụ tại làng St Lawrence Alton, gần Oxford. Đây là một ngôi làng rất đẹp. Trong làng này, có một số thiện nam tín nữ rất thuần thành và họ là thành viên nhiệt tâm của Hội Pali Text Society - họ thành lập thư viện ngay tại nhà của họ. Thầy tôi ở đó gần một năm để dịch bộ Vibhanga, bộ thứ II của Vi Diệu Pháp, dịch từ Pali ra tiếng Anh. Sau này, tại thư viện này, tôi cũng đã dành nhiều thời gian phụ giúp công việc của bổn sư. Có một buổi sáng nọ, sau khi lễ bái Tam Bảo vắn tắt, tôi đã cùng thầy đi bách bộ thể dục dọc theo đường làng. Lúc ấy thầy tôi đã bước vào tuổi tám mươi ! Trở về phòng nghĩ để lấy lại sức sau đó ngài tiếp tục đi vòng qua các ngôi làng lân cận.

Tôi để ý, nằm giữa những ngôi làng, là một ngôi thánh đường khá lớn, rất cổ kính, thuộc Giáo hội La Mã – có thể đã xây dựng khoảng gần một nghìn năm. Vào một buổi sáng thứ Bảy nọ, khi trời còn tờ mờ tối, tiếng chuông nhà thờ đổ, vang lên inh ỏi, gần cả một giờ đồng hồ. Đến khoảng 10giờ00 chỉ có một ít cụ bà và cụ ông lớn tuổi từ từ đến nhà thờ. Tất cả khoảng chưa tới hai mươi người! Trong lúc tại ngôi làng này có đến khoảng 100 ngôi nhà. Tôi lần bước theo họ đi vào nhà thờ và ngồi sau lưng họ - lắng nghe vị linh mục giảng đạo. Tôi chăm chú theo dõi từng lời giảng. Khi xong thời giảng vị linh mục đến gặp tôi và hỏi:

Xin chào, cụ từ đâu đến?"
" Thưa, tôi từ Miến Điện đến."
"Thì ra, cụ là người Miến Điện!"
"Vâng ạ !"
"Sao người Miến lại vào đây và ăn mặc bằng váy thế này?"

Biết vị linh mục này chưa bao giờ gặp nhà sư Phật giáo nên tôi giải thích cho ông biết tôi là một tu sĩ Phật giáo.v.v. Và sau đó hai người cùng nhau trò chuyện, trao đổi với nhau nhiều vấn đề khác, duy tôi chỉ nhớ một câu hỏi do tôi đặt ra:"Thưa linh mục, tôi nghe nhà thờ kéo chuông hầu như cả giờ đồng hồ, từ9g00 đến 10g00 - nhưng tại sao lại có quá ít con chiên đi lễ như vầy?, chỉ có ít quí cụ cao niên đi nhà thờ, trong số họ cũng chẳng thấy lớp trẻ; với gần 100 ngôi nhà trong làng – thế thì ở đây không có các thanh thiếu niên nam nữ hay sao, thưa linh mục? "
Vị linh mục này nói: "Thưa Hòa thượng, hiện nay trong thế giới hiện đại, ở phương Tây, thế hệ trẻ đang có khuynh hướng từ bỏ tôn giáo của họ."

Thì ra là vậy! thế thì về phía Phật giáo, chúng ta cần phải làm gì để giáo dục cho thế hệ trẻ, con em của chúng ta, biết cách sống đạo sao cho phù hợp với thực trạng tình hình phát triển của xã hội chúng ta hiện nay để khỏi bế tắc  đầy ảm đạm như tôn giáo bạn như vừa nêu trên. Chân thành cám ơn.

Nguồn: phatgiaohoc

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập