Việt Nam 90 năm, cần một chỗ đứng tâm linh cho mai sau?

Đã đọc: 1235           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đi chùa là một truyền thống đẹp người Việt ta, và là tới chùa để tìm sự bình an “ ăn cơm có canh, tu hành có bạn” vì ở nơi cửa Phật, khác với cửa nhà ( gia đình) là không còn danh lợi, tiền tài, sắc đẹp, phiền não, ồn ào thị phi ... làm chi phối tâm hồn ta. Chùa là mái trường tâm linh, khuyên dạy con người những điều biết kính trên nhường dưới hoặc cho người ta nhận ra sự cho đi và nhận lại của cuộc đời và còn là một biểu tượng nhân quả ( gieo nhân gì gặt quả ấy), để nhìn vào những hiện tượng, cảnh vật đó để cho chúng ta cảm nhận về tính tương đồng, hoà bình của nhân loại mà dừng lại các nghiệp ác, khích lệ mọi chúng sanh tin vào điều thiện. Từ đó, niềm đau nỗi khổ (khổ)- Sanh già bệnh tử, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ... sẽ bớt hiện hữu trong nhận thức đời thường, bớt tạo ra sự thù oán, giận dữ, trách móc, hận thù, hay đến với chùa, làm cho tâm ta không còn phân biệt giàu nghèo, thân sướng, mạng bệnh, bóng loáng nữa mà đều bình đẳng giống nhau trong những tư duy tích cực và sống có trách nhiệm với gia đình, với xã hội, cùng mở lòng ra bao dung, độ lượng, chia sẻ với các mảnh đời bất hạnh.

Tín hiệu sau bài “ Duy vật đi tìm lỗi Duy tâm” với phụ đề (Noel - xe chạy kẹt đường, báo sao không đề cập nói tới, Phật tử đi chùa cầu an đầu năm thì báo soi thấu từng cây nhang, tới từng chiếc dép wc”. 

Tác giả của trang www.vedepphatphap.vn đã tế nhị viết chữ Noel, thay vì lễ Giáng sinh làm “kẹt xe”, để không làm phiền đến tôn giáo bạn. Nhưng mạnh dạng nói lên thực trạng cuộc “ so đo” của các báo không cân sức này. 

 

Vì quyền tự do tín ngưỡng được luật pháp bảo vệ đối với nhân dân, trong khi đó Tết lại được Chính phủ cấp phép được nghỉ lễ chính thức cho người dân, công nhân, viên chức, sinh viên, học sinh, tổng số 7 ngày nghỉ lễ và cộng thêm 2 ngày cuối tuần trong dịp Tết truyền thống Việt nam. Để mọi người dân có thể tự do, thực hành niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của mình. 

Trong khi hầu hết phóng viên của các tờ báo thuộc tuýp người vô thần hoặc không theo bất kỳ tôn giáo nào. Vì đa số họ chỉ học về “chủ thuyết Duy vật “. mà chối bỏ thuyết Duy tâm “ vạn pháp do tâm tạo “ hơn 90 năm qua tại Việt nam quốc?

Sau tin bài do báo Phụ nữ T.p HCM “ Đi chùa để làm gì cho khổ? Và đã bị cộng đồng Phật giáo Việt Nam bất đồng lên tiếng, kết quả đến nay, cho thấy toà soạn Báo phụ nữ ( phunuonline)  đã thay thế tựa đề đó bằng một tiêu đề khác nhưng nội dung vẫn xoay quanh vấn đề Duy vật và Duy tâm giữa hai nhân vật ( như trong tiểu thuyết), không rõ cách đưa tin đó của phóng viên Kiều Khanh có chủ đích gì? Nhưng cho thấy một điều rằng, khi ai đọc xong bài viết đều nhận xét, viết tin quá hồ đồ và thiếu kiến thức về văn hoá lẫn luật pháp và quyền con người. Nếu mà cách tận dụng báo để viết bài dạng tiểu thuyết( tư tưởng ảo) nửa thật,  nửa giả. Đã làm cho đọc giả nghi ngờ về thái độ và tư duy “Duy vật tư riêng” hoặc đưa phóng viên vào diện có “hiềm khích tôn giáo”Đặc biệt đối với Phật giáo Việt nam . Có thể lứa tuổi phóng viên trẻ ngày nay từ các trang báo chí chưa có thâm niên về các đề tài nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng? Hoặc chủ đề tâm linh, hoằng pháp tương tự. Kể từ trước Tết đến tận mồng 10 Tết/ Canh Tý đã nhận rất nhiều phản ánh nguồn tin tức thiếu thực tế và sai phạm về Luật tôn giáo Việt Nam công bố vào năm 2018. Như báo Tuổi trẻ kịp thời xin lỗi và cải chính về đề tài cầu an, báo Zing về đề tài tu hành, và mới kịp thời phát hiện báo Phụ nữ với chủ đề thờ cúng tổ tiên, nữ phóng viên VTC New hỏi người đi chùa, có ai xúi không?  v.v... dưới lối viết tự suy diễn, tự đối thoại. “ đi lễ chùa làm gì cho khổ? “

Nếu mẹ, không trả lời được, thì thầy xin trả lời dùm cho con. Đi chùa là một truyền thống đẹp người Việt ta, và là tới chùa để tìm sự bình an “ ăn cơm có canh, tu hành có bạn” vì ở nơi cửa Phật, khác với cửa nhà ( gia đình) là không còn danh lợi, tiền tài, sắc đẹp, phiền não, ồn ào thị phi ... làm chi phối tâm hồn ta. Chùa là mái trường tâm linh, khuyên dạy con người những điều biết kính trên nhường dưới hoặc cho người ta nhận ra sự cho đi và nhận lại của cuộc đời và còn là một biểu tượng nhân quả ( gieo nhân gì gặt quả ấy), để nhìn vào những hiện tượng, cảnh vật đó để cho chúng ta cảm nhận về tính tương đồng, hoà bình của nhân loại mà dừng lại các nghiệp ác, khích lệ mọi chúng sanh tin vào điều thiện. Từ đó, niềm đau nỗi khổ (khổ)- Sanh già bệnh tử, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ... sẽ bớt hiện hữu trong nhận thức đời thường, bớt tạo ra sự thù oán, giận dữ, trách móc, hận thù, hay đến với chùa, làm cho tâm ta không còn phân biệt giàu nghèo, thân sướng, mạng bệnh, bóng loáng nữa mà đều bình đẳng giống nhau trong những tư duy tích cực và sống có trách nhiệm với gia đình, với xã hội, cùng mở lòng ra bao dung, độ lượng, chia sẻ với các mảnh đời bất hạnh. 

Tại sao, báo dám tự bịa chuyện và gắn vào miệng nhân vật của của đứa con là “ Đi chùa chi cho khổ”, sao báo biết đi chùa lại khổ, hay báo cùng ngầm nhắn mọi người đang có duyên là “ đi tu gì cho khổ”? Hay Nhà báo Kiều Khanh từng học qua môi trường Duy vật và cho rằng tu hành, đi chùa, thờ cúng, cầu an, thực hành các nghi lễ cầu nguyện là toàn chuyện vớ vẫn, ru ngủ, thần thánh hoá. Nếu nhà báo có suy nghĩ đó, thì chúng tôi khuyên nhà báo chỉ nên làm kinh tế và tạo ra vật chất để hưởng một cuộc đời thỏa mãn với  nhu cầu ham muốn bản thân. 

Còn chúng tôi, là những người có tư duy thăng hoa, tư tưởng cầu tiến, tiếp nhận một nguồn sống duyên sinh “ cái này có, cái kia có” và luôn tin tưởng vào một điều là đi chùa sẽ bớt khổ, hoặc sẽ được lợi lạc thân tâm, khỏe mạnh, chuyển hoá tâm thức ( Tham, sân, si) và đẩy lùi các nghiệp xấu, tệ nạn, các đua chen, tranh danh đoạt lợi và nói không với  “lòng tham vô đáy”. Vì khi, mỗi cá nhân đi chùa, họ điều ý thức được rằng “ của không cho không lấy, ai sinh ra ta, ta mới có ngày hôm nay, và những bài học về đạo đức, về lòng tử tế, biết ơn, đạo lý Phật dạy... chính những đoạn đường thực tập ấy, đã cho con người bớt lo âu, bớt ích kỷ, hẹp hoài, bớt sống chỉ vì bản thân. Đi chùa hay còn nói dài ra là đi tìm đạo lý làm người, đi học lại cách thương chính mình và học lại cách yêu đất nước  ( từ bi- trí tuệ). Chùa là nền văn hoá, nơi tập hợp lại những tri thức, nơi khai sinh ra các giá trị nhân văn và tình người. “Nếu một Dân tộc nào đó trên thế giới, không có một nền tảng tâm linh bản địa  vững chắc thì Dân tộc đó thiếu đi nguồn văn hoá phong phú, sắc màu tín ngưỡng”. Chưa nói đến giá trị tinh thần mang lại, từ đời này sang đời khác. Nền Dân tộc, nền văn hoá, nền tôn giáo không thể để một đứa trẻ “ tuổi ăn tuổi chơi” lên mặt hổn hào, đối đáp, bất lễ với người mẹ trong bài báo “ Đi chùa để làm gì” của Kiều Khanh. Nếu cứ tuỳ tiện áp dụng chủ thuyết Duy vật vào ngay trong đời sống của người dân như thế, thì có ngày Đất nước Việt Nam không còn một chỗ đứng cho mai sau.  




Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập