Non thiêng Yên Tử trước ngày giỗ tổ

Đã đọc: 7278           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chỉ vài ngày nữa (1.3 âm lịch) là ngày giỗ của Tổ sư Pháp Loa. Ngài là đệ nhị tổ sư của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, một trong 3 vị tổ sư khai sáng Thiền Phái Trúc Lâm (cùng Sơ tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và Tam tổ Huyền Quang Lý Đạo Tái).

Đệ nhị tổ Yên Tử Pháp Loa tên tục là Đồng Kiên Cương, sinh năm Thiệu Bảo thứ sáu (1284) ngày mùng 7 tháng 5, quê làng Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Niên hiệu Hưng Long thứ mười hai (1304), Điều Ngự (Nhân Tông) đi dạo các nơi, gặp Ngài đến lễ bái xin xuất gia, năm này Ngài mới hai mươi mốt tuổi. Điều Ngự trông thấy bằng lòng, nói: “Kẻ này có đạo nhãn, sau ắt làm pháp khí, vui vẻ tự đến đây.”

Năm 1306, Ngài được Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập làm giảng sư ở chùa Siêu Loại để đào tạo tăng tài.

Năm 1308, trước sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông cùng toàn thể triều thần, chúng tăng, phật tử, Đệ Nhất tổ Trần Nhân Tông đã làm lễ truyền đăng cho Thiền sư Pháp Loa. Từ đây, Ngài trở thành Tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Lân (Long Động tự) – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Đây là một trong những trung tâm lớn trong hệ thống chùa Yên Tử từ khi Thượng hoàng về Yên Tử tu hành. 2 bên đường lên chùa có 19 ngôi tháp cổ còn khá nguyên vẹn.


Suối Giải Oan được coi là ranh giới giữa trần gian và cảnh Phật, đây là nơi gột rửa mọi oan khiên trần thế để siêu thoát về cực lạc.


Chùa Giải Oan có cấu trúc hình chữ “đinh”. Theo chuyện xưa, chùa Giải Oan không chỉ là nơi lập đàn tràng giải oan cho các cung nữ mà còn là nơi Tam tổ Huyền Quang giải nỗi oan với nàng Điểm Bích.


Đường Tùng dẫn lên chùa Hoa Yên, với những cây tùng cổ thụ đã trên 700 năm tuổi.


Vườn tháp Huệ Quang trước cửa chùa Hoa Yên, trong đó có Huệ Quang Kim tháp, nơi lưu giữ xá lợi của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.


Chùa Hoa Yên nổi bật giữa núi rừng Yên Tử với mái đao rất độc đáo của kiến trúc thời Trần. Cả 3 vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều trụ trì tại chùa Hoa Yên.


Chùa Một Mái, trước là Am Ly Trần, Điều Ngự Giác Hoàng và các môn sinh thường tới đây độc sách, soạn kinh. Sau khi Ngài hiển Phật, người đời sau dựng chùa tại đây.


Vườn tháp Vọng Tiên Cung, ở giữa có ngôi tháp 9 tầng (Cửu Trùng Đài). Tháp có 8 mặt, tượng trưng có “bát chánh đạo” của nhà Phật.


Chùa Vân Tiêu là nơi lưu niệm về sự hoá thân và hiển Phật của nhiều đời cao tăng tu hành đắc đạo và hiển Phật của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.


Tượng đạo sỹ An Kỳ Sinh hoá đá nằm trên đường lên chùa Đồng. Về sau, tên của An Kỳ Sinh được lấy để đặt cho ngọn núi này là An Tử Sơn (Yên Tử Sơn).


Gần vị trí tượng An Kỳ Sinh, tương lai sẽ có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tượng sẽ được đúc bằng đồng, cao 9,9 m, nặng 100 tấn.


Những bậc đá cuối cùng trước khi lên đến chùa Đồng, đường đi mỗi lúc một khó khăn, dốc đá có nơi gần như dựng đứng.


Chùa Đồng, ngôi chùa cao nhất trên đỉnh thiêng Yên Tử. Chùa Đồng toạ lạc đỉnh Yên Sơn/Lô xô sóng núi gió mây vờn/Tiên cảnh Bồng Lai nơi trần thế/Rồng vàng ẩn hiện địa linh sơn.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập