Phật Đản 2012: Linh thiêng một ngày lễ

Đã đọc: 3047           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Xuất hiện một nhân tài, một vĩ nhân đã hiếm, càng hiếm hơn khi xuất hiện một bậc vĩ nhân quán thế xuyên suốt nhiều thời đại, nhiều thế kỷ, ảnh hưởng vô cùng to lớn và sâu rộng đến tâm linh, tín ngưỡng của con người.

Đức Phật là một trong vài người ít ỏi trong ba ngàn năm qua để lại một tư tưởng, một tôn giáo chi phối nhiều người dân trên thế giới. Đẹp biết bao, ý nghĩa biết bao và nhân văn biết bao khi đạo Phật hòa hợp với dân tộc Việt Nam và phát triển hơn cả nơi quê hương đã sinh ra Đức Phật. Vì thế ngày Phật Đản – ngày sinh của Đức Phật càng là ngày lễ trang trọng của Phật tử trên thế giới nói chung và Phật tử Việt Nam nói riêng.

 

 

Lễ Phật Đản là ngày lễ trang trọng của Phật tử trên thế giới

 nói chung và Phật tử Việt Nam nói riêng - Ảnh: HOÀNG LONG

1. Tại chùa Quán Sứ – Trụ sở của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ nhiều ngày trước đã được các Phật tử quét dọn, trang trí giản dị, trang nghiêm. Từ hôm qua (4-5), một ngày trước chính lễ, không gian thanh tịnh của chốn cửa thiền thêm hoan hỉ khi lễ đài được đặt ngay trong không gian sân của chùa. Trời đã vào hè, cái nóng gay gắt chừng 40oC không cản nổi những bước chân Phật tử đến thắp nhang và đặt lên ban thờ những bó sen đầu mùa đẹp đẽ. Lễ đài được trang hoàng bằng những hình cánh sen cách điệu ôm chọn hình tượng Đức Phật lúc thị hiện cõi trần ở phía chính giữa lễ đài. Hai bên lễ đài, cũng vẫn hình tượng cánh sen ôm lấy lễ đài khiến sân khấu như một bông hoa sen đang nở rực rỡ tượng trưng cho sự hoá thân, tượng trưng cho sự đẹp đẽ "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như trong ca dao. Nhìn vào lễ đài, mường tượng ra muôn vàn hình tượng ý nghĩa và trang trí của hình bông sen mới thấy hầu hết người dân Việt Nam ta chọn hoa sen là quốc hoa là có sự gửi gắm nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tinh khiết của tâm hồn vào hình tượng hoa sen.

Ngày Lễ Phật Đản, mỗi nơi, mỗi chùa thực hành nghi lễ mỗi khác. Chùa có điều kiện, có nhiều Phật tử thăm viếng thì nghi lễ có phần hoành tráng. Cũng có sư trụ trì muốn lập một kỷ lục nào đó cho ngôi chùa của mình nhân ngày lễ trọng này. Người trẻ tuổi thăm viếng chùa ngày Phật Đản có khi háo hức trước sự kiện này. Với người cao tuổi, trung tuổi có khi lại ưa sự thâm trầm, trang nghiêm ngày Phật Đản. Họ quan niệm: Phật sinh ra và giác ngộ để phổ độ, cứu vớt chúng sinh. Bể trần gian còn lắm gian nan. Hình tướng sắc sắc không không thì có kể gì to lớn vật chất như mây sớm nổi, chiều tan. Giác ngộ từ trong ý tưởng và nhận thức của con người về một thế giới hòa bình, an lạc có lẽ mới là cái đích mà Đức Phật mong muốn. Thế mới có tư tưởng: "Tất thảy chúng sinh đều có thể thành Phật” vậy.

Cháu Trần Khánh Linh, Nguyễn Đức Long tham gia

làm đèn hoa đăng mừng Đại lễ Phật Đản tại chùa Quán Sứ

2. Dọc nhiều tuyến đường của Hà Nội, đặc biệt là gần những khu vực toạ lạc của những ngôi chùa lớn, hàng ngàn Phật kỳ được căng thành chặng dài càng bày tỏ thêm lòng thành kính của Phật tử và nhân dân với Đại lễ Phật Đản. Chương trình mừng Lễ Phật Đản (Phật lịch 2556, Dương lịch 2012) tại chùa Quán Sứ trong 2 ngày 3 và 4-5 (tức 14, 15 tháng tư âm lịch) gồm: Sáng ngày 14-4 âm lịch, Tăng ni, Phật tử tụng kinh mừng Phật Đản. Chiều ngày 14-4 âm lịch, Lễ Truyền thụ Tam cung Ngũ giới cho Phật tử. Tối 19h – 20h30, Rước Xá lợi Phật và hoa đăng cung đường Quán Sứ - Lý Thường Kiệt - Dã Tượng - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ. 21h – 22h 30, Ca nhạc Phật giáo mừng Đại lễ Phật Đản tại lễ đài chùa Quán Sứ. Vào ngày chính lễ hôm nay (ngày 15-4 âm lịch) đại lễ gồm: 4h00, Khai tĩnh; 4h15, Khoá lễ kính mừng Phật Đản, lễ Mộc Dục; 7h00, Cung nghinh chư tôn thiền Đức, quan khách và Phật tử tứ phương quang lâm; 8h00, Cử hành nghi lễ Phật Đản.

Buổi chiều qua (4-5 tức 14-4 âm lịch) mặc dù trời nắng như đổ lửa, nhưng tại sân chùa Quán Sứ vào lúc hơn 2 giờ chiều cũng chật cứng, hàng trăm Phật tử đã chắp tay, quỳ gối thành kính dưới chân tượng Đức Phật để sám hối và học đạo trong Lễ Truyền thụ Tam cung Ngũ giới. Trong gian Tam Bảo mọi người quỳ lặng lắng nghe sư ông giảng đạo. Phía ngoài hành lang không ít cụ già tóc đã bạc trắng, tay run run ghi lại từng dòng giáo pháp nhà Phật, cầu mong tu được Phật tính cho lòng thanh thản.

Tay lau vội những giọt mồ hôi lã chã trên trán, cháu Trần Khánh Linh (học sinh lớp 2 trường Tiểu học Phương Mai) lại tiếp tục xếp những cây đèn hoa đăng vào đúng vị trí, tươi cười cháu bày tỏ: "Đây là lần đầu tiên cháu được cùng mẹ lên chùa, cháu vui lắm. Từ sáng cháu cùng mẹ đã dọn dẹp dưới sân chùa đấy ạ!”.

Cháu Nguyễn Đức Long (ở Phương Mai, Hà Nội) cho biết: Cháu đi cùng với bố đến chùa. Được cùng mọi người gắn nến vào đèn hoa đăng cháu rất vui. Có dịp cháu sẽ lại lên chùa học đạo.

Tại khu hành lang chùa Quán Sứ trong cái nóng ngột ngạt, hàng chục người vẫn đang miệt mài gấp cho được 1.000 chiếc đèn hoa đăng để dâng lên Đức Phật mừng ngày Đức Phật đản sinh để tỏ lòng thành kính.

Hàng trăm người tham gia Lễ 

Truyền thụ Tam cung Ngũ giới tại chùa Quán Sứ

3. Đạo Phật vào Việt Nam khá sớm. "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, tư tưởng này của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay đã đúc kết trên cơ sở truyền thừa hàng ngàn năm qua của Phật giáo Việt Nam. Đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần lớn làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bác ái, từ bi, hỷ xả... tư tưởng Phật giáo đầy tính nhân văn mãi trường tồn. Và thật không thể tưởng tượng nổi sẽ như thế nào nếu người dân Việt Nam thiếu đi đạo Phật? Vì lẽ đó, ngày Phật Đản trở nên linh thiêng lắm lắm thay.

4. Trong mùa Phật Đản, sẽ có nhiều lễ to, lễ nhỏ, kỳ tích hay không lập kỳ tích tưởng niệm Đức Phật. Nhưng nếu là Phật tử, dù bận đến đâu xin hãy dành một phút tĩnh tâm, chắp tay hình búp sen, nhắm mắt và vọng tưởng về Đức Phật, về ý nghĩa lớn lao trong tư tưởng của Đức Phật, hay chỉ đơn giản là nghĩ và hành động: mình nên làm một việc thiện nhỏ nào ngay trong lúc này. Thế là đã mừng lễ Phật Đản một cách đầy ý nghĩa.

Xin giới thiệu chùm ảnh đón mừng Phật đản 2556 tại Hà Nội và TP. HCM:

Đức Phật đản sinh


Đúng 18h tối ngày 4/5, đoàn người gồm hàng vạn tăng ni, phật tử và người dân đã làm lễ rước Phật từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) qua phố Lý Thường Kiệt, Bà Triệu, Nguyễn Du đến hồ Thiền Quang. Tại đây đoàn rước đã thực hiện lễ thả đèn hoa đăng để tưởng nhớ ngày đức Phật đản sinh


Tăng ni phật tử cả nước đều một lòng thành kính tưởng nhớ đức Phật đản sinh


Lễ thả hoa đăng trên hồ


Xá lợi Phật được Phật tử trang trọng rước trên các tuyến phố


Rước Xá lợi Phật và hoa đăng theo cung đường Quán Sứ - Lý Thường Kiệt - Dã Tượng - Trần Hưng Đạo - Chùa Quán Sứ


Đại lễ Phật đản 2012 được tổ chức tại TP.HCM với nhiều hoạt động, trong đó có lễ diễu hành xe hoa trên các trục đường chính của thành phố vào tối 4/5


Đèn hoa rực rỡ nhưng không kém phần tôn nghiêm, trang trọng


Những bông hoa thả trôi trên dòng sông đem theo những ước nguyện về một cuộc sống tốt đẹp


Sân khấu mừng đại lễ Phật Đản 2012 tại chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Hoàng Thạch Vân


Các em nhỏ dâng hoa mừng Đại lễ Phật đản


Toàn cảnh Đại lễ Phật Đản tại chùa Vĩnh Nghiêm


Thả chim bồ câu, bong bóng cầu nguyện vì hòa bình


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập