Chùm ảnh: Lễ Phật Đản 2011 tại các nước châu Á

Đã đọc: 3458           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hôm 17/05 (tức 15/04 âm lịch), Phật tử tại nhiều nước châu Á đã hoan hỉ mừng ngày Phật Đản (còn gọi là lễ Vesak), ngày mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, khai sáng ra đạo Phật. Theo kinh Phật, một vị hoàng tử Ấn Độ được sinh ra vào ngày rằm tháng tư năm 624 trước công nguyên. Khi ngoài 30 tuổi, hoàng tử bắt đầu suy nghĩ về việc cứu độ cho dân chúng. Hoàng tử giác ngộ, đắc đạo, tu hành, truyền đạo và trở thành Phật tổ.

Các phật tử cầm nến trên tay và đi vòng quanh một bức tượng Phật lớn ở ngôi chùa thuộc tỉnh Nakhon Pathom, ngoại ô Bangkok nhân ngày Lễ Phật Đản. Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng Phật tử khắp thế giới. Đức Phật sinh nhằm ngày rằm, tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Nepal.


Các nhà sư đang tham gia một buổi lễ nhân ngày Phật Đản ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya thuộc tỉnh Pathum Thani, ngoại ô Bangkok, 17/05/2011.


Người phụ nữ Indonesia theo đạo Hồi cùng với những người theo đạo Phật đang thả một chiếc đèn trời ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản. Phật tử Indonesia tổ chức Lễ Phật Đản rất lớn và đây là một trong những sự kiện thu hút khách du lịch nhiều nhất ở đất nước vạn đảo này.


Các tín đồ Phật Giáo đang tịnh tâm ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya trong dịp Lễ Phật Đản.


Các nhà sư cầu nguyện ở chùa Borobudur, tỉnh Magelang, Indonesia.


Một bức phông trang trí hình ảnh về dịp Lễ Phật Đản ở Colombo, Sri Lanka.


Phật tử tịnh tâm ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản.


Một góc chùa Borobudur, phía dưới là hình ảnh mờ ảo của những nhà sư đang đi quanh ngôi chùa trong ngày Lễ Phật Đản, 17/05/2011.


Phật tử thắp đến ở chùa Borobudur, Indonesia nhân Lễ Phật Đản.


Các tín đồ Phật Giáo cùng nhau thả đèn trời ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản.


Lễ Phật Đản là dịp để các phật tử đi viếng chùa, bố thí, phóng sinh, lễ phật, tịnh tâm, đọc kinh và mong cầu bình an, giải thoát.


Phật tử cầm nến trên tay và đi quanh Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, mừng ngày Đức Phật đản sanh.



Một nhà sư sử dụng bộ đàm để hướng dẫn những người khác đến cầu nguyện ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, nhân Lễ Phật Đản, 17/05/2011.


Một người dân đang bố thí cho các nhà sư đi khất thực trước ngày Lễ Phật Đản ở tỉnh Magelang, Indonesia, 16/05/2011.


Cậu bé người Sri Lanka đang bán đèn lồng cho khách hàng trước dịp Lễ Vesak ở Colombo. Ở Sri Lanka vào ngày Lễ Phật Đản, đèn lồng làm bằng tre và giấy được treo trong nhà và trên đường phố.


Các nhà sư đang tham gia Ngày lễ bố thí ở Bangkok, 08/05/2011.


Hàng ngàn nhà sư đi giữa những Phật tử trong Ngày lễ cúng dường ở Bangkok.


Một nhà sư đang cầu nguyện ở chùa Borobudur trong ngày Lễ Phật Đản, 17/05/2011.


Phật tử cầm nến trên tay và đi vòng quanh Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, mừng Lễ Phật Đản. Với kỹ thuật phơi sáng, tác giả đã có được bức ảnh lạ mắt, đầy tính huyền ảo.


Trăn tròn trên ngôi chùa Borobudur trong ngày rằm tháng Tư, Lễ Phật Đản.


Hai Phật tử người Ấn Độ tung những cánh hoa lên bức tượng Đức Phật trong dịp Lễ Phật Đản ở thành phố Ahmedabad, 17/05/2011.


Hãy cầu nguyện! Theo quan niệm Phật Giáo, cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh. Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.


Một đoàn nhà sư đến từ Bangladesh đang đi khất thực trên các con phố ở Colombo, Sri Lanka trong tuần lễ kỷ niệm Ngày Phật Đản.


Các nhà sư rải hoa đã được thánh hóa lên những Phật tử bên dưới trong hành trình từ chùa Mendut đến chùa Borobudur, Indonesia, nhân Lễ Phật Đản.



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Đỗ Minh Đương 21/05/2011 02:15:28
Cảm xúc thật thiêng liêng không thể tả nên lời!!!
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập