Cắt lớp cái tôi

Đã đọc: 2260           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

(Lược trích chương III " Cắt lớp cái tôi " - Tác phẩm TINH HOA TRÍ TUỆ - Giảng tại chùa Xá Lợi,ngày 27/12/2009.Phiên tả: Mỹ Tuyết)

Ngã và Pháp trong Tâm Kinh

Trong chương ba, ta đi sâu vào phần triết học của Bát Nhã Tâm Kinh. Nội dung chương này đề cập đến "thực tướng" của cái "tôi" hay "ngã" và "sự vật",hiện tượng hay "pháp".

Để hiểu triết lý chính yếu của bản kinh này, các khái niệm "thực tướng"."ngã" và "sự vật" cần được hiểu một cách bao quát.Ngã và sự vật là hai ý niệm được Bát Nhã Tâm Kinh đề cập đến.Thuật ngữ Phật giáo gọi Atma là "ngã" và Dharma là "pháp".

Về Ngã, ta đã hiểu qua chương trước,trong đoạn văn "ngũ uẩn giai không" ,là một tổ hợp sinh - tâm - vật - lý gồm có 5 nhóm yếu tố,mà ta thường đồng hoác chúng với cái " tôi".

Ngũ uẩn với 6 giác quan,trong tương tác với ngoại cảnh sẽ mang lại kinh nghiệm giác quan trong tâm trí,mà ta cho là có các " sự vật " bên ngoài ta thực sự.

Thực ra,nhưng "sự vật" mà ta kinh nghiệm chỉ là những phóng ảnh của các trải nghiệm giác quan trong tâm trí của ta;hay nói cách khác,đó là những gì giác quan của ta "xào nấu" và đem lại cho ta. Các "sự vật" này là đối tượng của nhận thức được gọi là ngũ uẩn ngoại thân,còn tấm thân ngũ uẩn này là chủ thể của nhận thức,gọi là " ngũ uẩn nội thân".

Đây là cách nhắc khéo ta rằng,mọi cái mà ta nhận thức được,kể cả chính bản thân này chỉ là "nhận thức của ta" mà thôi,không phải " thực -tại -- như - chúng-là".Nếu ta gọi ngũ uẩn nội thân là Ngã thì ngũ uẩn ngoại thân là Pháp.Trong Phật giáo,thuật ngữ "Pháp" là một phạm trù bao quát hơn nhiều.

Nội dung của thuật ngữ"Pháp" rất rộng.Bất cứ điều gì con người có thể thấy,nghe,ngửi,biết từ nhỏ nhất cho đến tất cả các hành tinh hay địa cầu,thậm chí có nhiều sự vật,hiện tượng ta chỉ có thể tưởng tượng và hình dung,nhung trong thực tế, không hề có một thực tại tồn tại tương xứng với những gì mà thực tại được định danh,đều được gọi chung là Pháp.Cho nên,trong ý nghĩa rộng,Ngã cũng là một Pháp.

Khái niệm Pháp trong triết học Phật giáo có 15 nghĩa và nghĩa trong ngữ cảnh của Bát nhã Tâm Kinh,là mọi "sự vật",hiện tượng" bao gồm: Tâm và thế giới vật chất. Trong bản dịch của chúng tôi,tạm gọi "pháp" là "sự vật" cho dễ hiểu.

****

Quý vị có thể nghe trọn quyển tại đường link bên dưới:

https://www.youtube.com/watch?v=gL8a4AQf_r0&index=6&list=PLXfpVI7YBnIxzkdqfDVWJi-KMm1Zjnf_8

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập