Quán Niết Bàn Câu 4

Đã đọc: 2692           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Khi hiểu được ý nghĩa của Không có tự tánh là gì, thì con đường Trung đạo của Đức Phật Thích Ca, chính là cách giúp cho tự mình biết tháo gỡ những gì thường hay bị trói buộc quá đáng trong: từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động, ở trong cuộc sống của chính mình cũng như đời sống tu học theo Đức Phật.

Vài dòng tham khảo Quán Niết-bàn trong Trung quán luậnchương XXV(Nirvāṇaparīkṣā (निर्वाणपरीक्षा). Mūlamadhyamakakārikā (मूलमध्यमककारिका)), nguyên văn Phạn ngữ qua phần diễn nghĩa tiếng Việt(Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân)

 

अप्रहीणम्    असंप्राप्तम्   अनुच्छिन्नम्  अशाश्वतम् |

अनिरुद्धम्   अनुत्पन्नम्  एतन्  निर्वाणम्  उच्यते || 3 ||

Aprahīṇam asaṃprāptam anucchinnam aśāśvatam |
Aniruddham anutpannam etan nirvāṇam ucyate ||3||

 

Từ vựng :

Aprahīṇam (अप्रहीणम्) là chủ cách số ít trong bảng biến thân aprahīṇa (अप्रहीण) ở dạng trung tính. Aprahīṇa (अप्रहीण) được ghép từ: A (अ) + prahīṇa (प्रहीण). A (अ) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là không.

 

Prahīṇa (प्रहीण) là quá khứ phân từ của Prahā (प्रहा). Prahā (प्रहा) được ghép từ: Pra (प्र) + hā (हा). Pra (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là: hướng về phiá trước, khởi đầu, trước, ban đầu, phần chính của cái gì đó…

 

Động từ căn √hā (√हा, thuộc nhóm 3,) và nó có những nghĩa được biết như sau: bỏ rơi, từ bỏ, rời xa, đoạn trừ, đoạn tuyệt, xa lìa, ruồng bỏ, thả lỏng, tránh xa, loại bỏ, tiêu diệt… Prahā (प्रहा) là động từ.

 

Động từ căn √hā (√हा, thuộc nhóm 3, theo nghĩa 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: khởi hành, tung lên, dừng lại…

 

Aprahīṇa (अप्रहीण) có những nghĩa được biết như: không thể phủ nhận, không đoạn tuyệt, không khước từ, không tiêu diệt…

 

Asaṃprāptam (असंप्राप्तम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân asaṃprāpta (असंप्राप्त) ở dạng giống đực. Asaṃprāptam (असंप्राप्तम्) được ghép từ: A (अ) + saṃprāpta (संप्राप्त). A (अ) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là không. Saṃprāpta (संप्राप्त) là quá khứ phân từ củaSamprāp (सम्प्राप्). Samprāpta (सम्प्राप्त) là biến cách của Saṃprāpta (संप्राप्त).

 

Saṃprāpta (संप्राप्त) có những nghĩa được biết như: đã đạt đến, đã nhận được, đã nắm được… Saṃprāpta (संप्राप्त) được ghép từ: Sam (सम्) + prāpta (प्राप्त).

 

Sam (सम्) là tiền tố ngữ, có gốc từ chữ sa_1, và nó có những nghĩa được biết như sau: hoàn toàn, hoàn hảo, thỏa thuận với, cùng chung nhau. Sa_1 (स) là tiền tố ngữ và nó có những nghĩa được biết như sau : với, đang có, trang bị, bao gồm cả…

 

Prāpta (प्राप्त) có gốc từ Prāp (प्राप्). Prāp (प्राप्) được ghép từ:Pra (प्र) + āp (आप्). Pra (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: phía trước, ban đầu, phần chính của cái gì đó…  

 

Động từ căn √Āp, (√आप्), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: tới, đến, đạt, đạt tới, đạt được, thu được, giành được, hoàn thành, làm tròn, thực hiện, được sở hữu, làm cho đạt được…

 

Asaṃprāptam (असंप्राप्तम्) có những nghĩa được biết như: không đạt tới, không đạt được, không hoàn thành…

 

Anucchinnam (अनुच्छिन्नम्) được ghép từ: An (अन्) +uc (उच्) + chinnam (छिन्नम्).

An (अन्) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là không. A (अ) được thay đổi thành  An (अन्) khi thân từ hay hành động diễn tiến của động từ được bắt đầu bằng một nguyên âm. 

Uc (उच्), Uj (उज्), Ud (उद्) là những biến cách được viết ra từ Ut (उत्). Ut (उत्) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: hướng lên trên, thoát ra ngoài, trội hơn…

Chinnam (छिन्नम्) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân chinna (छिन्न) ở dạng trung tính. Chinna (छिन्न) là quá khứ phân từ của chid (छिद्). Động từ căn √chid, (√ छिद्), thuộc nhóm 7 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: phân ra, cắt ra, thái mỏng, bẻ gãy, phá hủy…

 

Anucchinnam (अनुच्छिन्नम्) có những nghĩa được biết như: không bị phá vỡ, không phân ra, không tiêu diệt…

 

Aśāśvatam (अशाश्वतम्) được ghép từ: A (अ) + śāśvatam (शाश्वतम्). A (अ) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là không. Śāśvatam (शाश्वतम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân śāśvata (शाश्वत) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: bất diệt, thường có, thường hằng, liên tiếp, không dừng, không gián đoạn…

 

Śāśvata (शाश्वत) có gốc từ Śāśvat (शाश्वत्). Śāśvat (शाश्वत्) được ghép từ: Śaś (शश्) + vat (वत्). Śāśvat (शाश्वत्) cũng là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: luôn luôn, liên miên, thường xuyên,đời đời, mãi mãi, vĩnh viễn, bất diệt, suốt đời, ngay lập tức…

Động từ căn √śaś, (√शश्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nhảy lên, vọt lên, nẩy lên, dội lên, đi ngay đến…

Vat (वत्) là âm đuôi và nó có những nghĩa được biết như: như là, giống như, nó là, nó có…

 

Śāśvatīḥ samāḥ (शाश्वतीःसमाः) là thán từ và nghĩa của nó là: luôn luôn, làm cho vĩnh viễn, một cách vĩnh viễn…

 

Aśāśvatam (अशाश्वतम्) có những nghĩa được biết như: không có thường xuyên, không có liên tục, không có vĩnh viễn…

 

Aniruddham (अनिरुद्धम्) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân aniruddha(अनिरुद्ध) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: tự trị, tự do, tự chủ, không bị cản trở, không bị phá hủy…


Aniruddha (अनिरुद्ध) được ghép từ: A (अ) + niruddha (निरुद्ध). A (अ) là tiếp đầu ngữ và có nghĩa là không. Niruddha (निरुद्ध) là quá khứ phân từ của nirudh (निरुध्) và nó có những nghĩa được biết như: bị tắc, bị nghẽn, kìm lại, cầm lại, chặn, khóa, ngừng, đóng, làm nghẽn, siết chặt, bỏ, bãi đi, bãi bỏ, hủy bỏ, giảm bớt…

 

Động từ nirudh (निरुध्) được ghép từ: Ni (नि) + rudh (रुध्) và nó thuộc nhóm7. Ni (नि) là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa được biết như: bên trong, phần dưới, phía dưới, thiếu, ngừng lại…


Động từ căn √rudh, (√रुध्), thuộc nhóm 7 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: xóa đi, chặn, khóa, ngừng, đóng, làm nghẽn, siết chặt, bỏ, bãi đi, bãi bỏ, hủy bỏ, giảm bớt, tiêu diệt…

 

Anutpannam (अनुत्पन्नम्) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân anutpanna (अनुत्पन्न) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: không có nảy sinh, chưa sanh ra, chưa thực hiện, chưa làm, chưa xuất hiện…

Anutpannā (अनुत्पन्ना) được ghép từ: An (अन्) + utpannā (उत्पन्ना). An (अन्) là tiếp đầu ngữ dùng đứng trước một nguyên âm và nó có nghĩa là không.


Utpanna (उत्पन्न) được ghép từ: Ut (उत्) + panna (पन्न) và Utpanna (उत्पन्न) có gốc từ: Ut (उत्) + pad (पद्). Ut (उत्) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: hướng lên trên, thoát ra ngoài, trội hơn…


Panna (पन्न) là quá khứ phân từ của pad (पद्) và Pannā (पन्ना) thuộc giống cái và nó có nghĩa là đã rơi xuống, đã đi…


Utpanna (उत्पन्न) là quá khứ phân từ của utpad (उत्पद्) và nó có những nghĩa được biết như: giơ lên, ngẩng lên, dựng lên, mọc lên, nổi lên, nảy sinh, sinh ra, làm ra, sinh sản, gây ra, biểu lộ, bày tỏ…

Động từ Utpad (उत्पद्), thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: khởi động, tiến triễn, làm sinh sản ra, làm biểu lộ ra, đến, tồn tại, bắt đầu khởi hành, tự sinh ra, tự hiện ra, tự biểu lộ, hiện hữu, làm hiện ra, tạo ra, gây ra nguyên nhân…

Động từ căn √pad, (√पद्), thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: đi, tiến hành, bước đi, rơi, rụng, ngã, sa vào, rơi vào, tan đi, hết đi, yếu đi, giảm đi, tàn đi, chìm vào…

 

Etan (एतन्) là biến âm của etad (एतद्). Etan (एतन्) cũng đồng nghĩa với etat (एतत्) và cách số ít trong bảng biến thân etad (एतद्) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: này, điều này, cái này, như thế này…

 

Nirvāṇam (निर्वाणम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân nirvāṇa (निर्वाण) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: tắt, chết, biến mất, tiêu diệt, huỷ diệt, hết, tan rã, tiêu tan, tiêu vong, chấm dứt, giải tán, triệt hạ, trạng thái giãi thoát cuối cùng, sung sướng thanh thản, hạnh phúc, cực lạc…

Nirvāṇa (निर्वाण) có gốc từ Nirvā (निर्वा). Nirvā (निर्वा) được ghép từ : Nis (निस्) + vā (वा). Nis (निस्) là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa như sau: vượt khỏi tầm của chiều cao, thoát ra ngoài, bên ngoài của cái gì đó, biến mất, bị mất đi cái gì đó, vắng mặt hay thiếu hoặc không có, không… Nir (निर्), Niś (निश्), Niṣ (निष्), Niḥ (निः) là những biến cách củaNis (निस्).

Nirvāṇa (निर्वाण) là động từ thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa tùy theo các thể chia thì của nó để dùng: dừng thổi, tự tắt đi, được hay bị tắt, được hay bị yên lặng đi…

Động từ căn √vā, (√वा), thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa tùy theo các thể chia thì của nó để dùng: thổi, làm cho có gió, phát ra, thổi ở trên hay thổi về hướng nào đó, tự toát lên, tự xông lên, phát ra, thốt ra, tuôn ra, trút hơi thở cuối cùng, chết…

 Ucyate (उच्यते) là động từ được chia ngôi thứ ba số ít của động từ vac (वच्) ở thì  thụ động, ở thể kỳ vọng hay ước nguyện và nó có nghĩa: nó được nói là hay gọi là…

 

Ý Việt tạm dịch:

 

अप्रहीणम्    असंप्राप्तम्   अनुच्छिन्नम्  अशाश्वतम् |

अनिरुद्धम्   अनुत्पन्नम्  एतन्  निर्वाणम्  उच्यते || 3 ||

Aprahīṇam asaṃprāptam anucchinnam aśāśvatam |
Aniruddham anutpannam etan nirvāṇam ucyate ||3||

Không đoạn trừ, không đạt đến, không dừng,không thường, không diệt,không sinh, được gọi là Niết-bàn.

 

Những chữ Không thấy ở đây là không có tự tánh và được Ngài Long Thọ dùng nó để làm sáng tỏ thêm ý nghĩa của lý duyên khởi mà Đức Phật Thích Ca đã nói qua câu: Cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia sinh ra. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này dừng lại thì cái kia chấm dứt.

 

Khi hiểu được ý nghĩa của Không có tự tánh là gì, thì con đường Trung đạo của Đức Phật Thích Ca, chính là cách giúp cho tự mình biết tháo gỡ những gì thường hay bị trói buộc quá đáng trong: từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động, ở trong cuộc sống của chính mình cũng như đời sống tu học theo Đức Phật.

 

Khi bản chất tham dục của con người là không bao giờ biết đủ, thì qua sự so sánh trong hai kinh nghiệm từng trãi trong đời của Đức Phật Thích Ca đã rút ra một kết luận, để khuyên người đang đi tìm Đạo:" Đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh. Tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm".

 

Trên đời này không ai có thể thấy rõ và hiểu rõ được mình hơn là chính mình, điều này trên thực tế chưa có ai làm được, do đó điều thật sự quan trọng trong cuộc sống của mình chính cũng như đời tu theo Phật, là đừng bao giờ chủ quan cho mình là người tốt và cũng không bao giờ bi quan cho mình là người xấu, mà nên sống trong tinh thần khách quan, bằng cách không chỉ thấy hay cảm nhận bằng, tai, mắt, mũi, lưỡi, thân,ý, một cách trực tiếp hay gián tiếp, mà còn phải sống bằng chính kinh nghiệm của chính mình và cộng thêm những sự trãi nghiệm của người khác.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập