Nhìn Phật đản qua con mắt thiền quán (Phần 1 - 2)

Đã đọc: 22538           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một con người lịch sử bằng xương bằng thịt, sinh ra đời cách đây gần ba nghìn năm dưới cây Vô Ưu tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), một phần của nước Nê-pan (Nepal) ngày nay.

Khi chúng ta nghĩ về sự ra đời của một con người, một bậc Thánh, hay của một đức Phật, thì chúng ta xem nó là sự hình thành, sự bắt đầu, sự chuyển tiếp, sự tiếp nối … của một đời sống mới. Thông thường, cái ngày đầu tiên mà con người phàm phu, vị Thánh, hoặc vị Phật sinh ra đời thì gọi chung là ngày sinh, ngày chào đời, hay ngày sinh nhật; sinh nhật của một con người thì gọi là phàm sinh, sinh nhật của một vị Thánh gọi là Thánh Đản, hoặc sinh nhật của một đức Phật gọi là Phật Đản. Vì nghiệp lực tái sinh, một vị phàm phu sinh ra đời; vì nguyện lực cứu độ chúng sinh, một vị Thánh hay một vị Phật thị hiện ra đời. Đạo Phật, đạo tỉnh thức, từ bi, trí huệ, bình đẳng, và hòa bình, có nguồn gốc từ Phật đản sinh và Phật giác ngộ.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một con người lịch sử bằng xương bằng thịt, sinh ra đời cách đây gần ba nghìn năm dưới cây Vô Ưu tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), một phần của nước Nê-pan (Nepal) ngày nay. Năm 249 trước thường lịch, sự kiện này[1] được vua A Dục (Ashoka) khắc ghi, đánh dấu kỷ niệm, và ghi rõ trong Kinh A Hàm như sau: “Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường, xuất hiện trên thế gian này, vì an lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người, chúng sinh đó chính là con người lịch sử –  đức Phật Thích Ca Mâu Ni.”[2]

Trong bài viết này, có 9 cái nhìn khác nhau về Phật đản sẽ được thảo luận dưới đây như sau:

1.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh con người lịch sử

2.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh ẩn dụ, huyền thoại, và nhấn mạnh

3.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh biểu tượng hoa sen

4.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh con người tối thắng

5.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh con người bình thường

6.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh con người kham nhẫn, trí tuệ, hướng thượng,

          hướng thiện, giác ngộ, an vui, và giải thoát

7.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh tưới tẩm, nuôi dưỡng, khơi dậy, và đánh thức

Phật tánh trong tất cả chúng sanh.

8.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh bình đẳng

9.       Nhìn Phật đản qua khía cạnh hòa bình

1. Nhìn Phật đản qua khía cạnh con người lịch sử

Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhārtha Gautama), con người có thật trong lịch sử, đã từng sống trên trái đất của chúng ta cách đây gần 3 nghìn năm. Khi Ngài sinh ra được 7 ngày, thì mẹ Ngài, tức thánh Mẫu Ma Da (Māyādevī) qua đời. Người mẹ kế của thái tử là Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Mahāpajāpatī Gotamī) chăm lo thái tử rất tận tình và chu đáo. Thân phụ của thái tử tên là vua Tịnh Phạn (Suddhodana). Khi lớn lên, thái tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodharā), và có một người con trai duy nhất tên là La Hầu La (Rāhula).

Mặc dầu sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang, và sung sướng, nhưng thái tử cảm thấy bị ràng buộc, không tự do, và thoái mái, cùng với người hậu cận của mình tên là Sa Nặc, thực hiện một chuyến đi ra khỏi 4 cửa thành để thăm các cảnh thật bên ngoài. Ra khỏi cửa thành cung điện, đi về hướng Đông, thái tử và Sa Nặc gặp người già; đi về hướng Tây, hai người gặp người bệnh; đi về hướng Nam, gặp người chết; và đi về hướng Bắc, gặp vị Khất sĩ.

Trong bốn cảnh thật mà thái tử chứng kiến, cảnh thật thứ tư là hình ảnh thái tử thích nhất; hình ảnh của vị khất sĩ thong dong, khoang thai, ung dung, nhẹ nhàng, và thư thới. Hình ảnh này khắc sâu vào trong tâm trí của thái tử, đưa thái tử tới một cuộc đời thiền quán sau này, giúp thái tử trở thành vị tu sĩ không nhà, sống không có gia đình, và không bị ràng buộc bởi các ràng buộc gia đình và con cháu.

Xuất gia lúc 29 tuổi, nhà tu Tất Đạt Đa (Siddhārtha), học đạo với hai vị đạo sĩ: Alara-KalamaUddaka-Ramaputta, trải qua 6 năm tu khổ hạnh với 5 anh em Tôn giả Kiều Trần Như (Kondañña), và thấy lối tu khổ hạnh và sự chứng đạo của họ bị thiên kiến, sai lệch, và không hoàn hảo. Ngài quyết định rời họ và chọn cho mình con đường Trung Đạo (majjhimāpaipadā) bằng cách thực tập lối không khổ hạnh ép xác và không tham đắm dục lạc.

Sau khi dùng bát cháo sữa của nàng Su Dà Ta (Sujata), Bồ tát Tất Đạt Đa nhận bó cỏ Kiết tường (Kusa) của người nông phu, đi thẳng tới Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), và ngồi thiền định 49 ngày đêm dưới cội Bồ đề. Cuối cùng, Bồ tát giác ngộ và thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) lúc 35 tuổi.

Tính theo Phật đản hay sự ra đời của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) vào khoảng năm 624 trước công nguyên, lấy năm 624 cộng với năm nay, tức năm 2013, ta có Phật đản lần thứ 2637. Siddhartha có nghĩa là con Người toại nguyện, hoàn hảo, và tốt đẹp có đầy đủ phước đức và trí tuệ. Tính theo Phật lịch hay sự nhập niết bàn của đức Phật năm 544 trước công nguyên, lấy năm 544 cộng với năm nay – 2013, ta có năm Phật lịch 2557. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Người sáng lập ra đạo Phật – đạo tỉnh thức, hòa bình, bình đẳng, từ bi, và đạo trí tuệ.

Thích Ca (Sakya) là cái họ; Mâu Ni (Muni) là vị xuất Sĩ an lạc và tự do. Vậy Thích Ca Mâu Ni, người con dòng họ Thích Ca (Sakya) tại thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), có nhiều an lạc và hạnh phúc, vững chãi và thảnh thơi, thương yêu và hiểu biết, xuất gia tu tập, thành đạo, hướng tới tự tại và giải thoát, và đem lại hòa bình, an lạc, và hạnh phúc đích thực cho pháp giới chúng sinh trên khắp hành tinh này.

Hoằng dương chánh pháp trong suốt 45 năm, nhập diệt lúc tuổi 80, đức Phật giáo hóa rất nhiều hạng người khác nhau như vua, quan, quần thần, thương gia, tôi tớ, thậm chí người hốt phân, kẻ cướp, và kỷ nữ. Những ai có đủ duyên học Phật, nghe pháp, thực tập giáo pháp của đức Phật, và sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, và sau đó, an lạc và hạnh phúc có khả năng thấm nhuần và làm mát dịu thân tâm.

Theo cái nhìn tương quan và tương duyên, chúng ta thấy con người lịch sử có thật, con người thành phật, nói pháp, và nhập niết bàn, tuy hai là một, và tuy một là hai, tương tự như nước với sóng, và sóng với nước; cả hai hạng người này nương vào nhau không thể tách rời nhau được.

Sống suốt cuộc đời hòa hợp vào môi trường thiên nhiên, thái tử Tất Đạt Đa sơ sinh, tức đức Phật sơ sinh, sinh ra dưới cây Vô Ưu ở vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo dưới cội cây Bồ Đề (Bodhi tree) tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), nói bài Pháp đầu tiên – Tứ Diệu Đế cho 5 anh em ông Kiều Trần Như ở vườn Nai – Sarnath, nhập diệt dưới 2 cây song thọ tại rừng Sa La (Sala) tại thành Câu Thi La (Kusinagar).

Đây là 4 Thánh địa quan trọng nhất của Phật giáo nhằm tiêu biểu cho đức Phật và cuộc đời của Người luôn luôn sống để bảo vệ môi trường thiên nhiên rất chu đáo, an lạc, tự tại, và thảnh thơi.

 “Như ong đi tìm hoa,

nương hoa để hút mật,

chỉ hút mật rồi bay,

chúng không làm tổn thương hương sắc của hoa.”[3]

Hoa dụ cho môi trường thiên nhiên; mật là biểu tượng cho Pháp học, pháp hành, pháp hiểu, pháp lạc và pháp vị; con ong dụ cho đức Phật và các đệ tử của Ngài biết cách nương vào môi trường thiên nhiên để sống, để vui, để tu tập, để làm đạo, và nương vào Phật, Pháp, Tăng để xây dựng hạnh phúc, tình thương, và hòa bình cho số đông.

Nhìn Phật đản tóm lượt xong qua khía cạnh Ngài như con người lịch sử,[4] kế đến chúng ta tiếp tục tìm hiểu các tính đặc thù tiếp theo của Phật đản.

2. Nhìn Phật đản qua khía cạnh ẩn dụ, huyền thoại, nhấn mạnh…

Khi nhìn sâu vào sự ra đời của đức Phật, chúng ta thấy rằng những tính đặc thù của Phật giáo mang nhiều ý nghĩa rất quan trọng để chúng ta học hỏi. Bổn sanh truyện (Jàtaka)[5] ghi rằng hoàng hậu Ma Da (Maya) và vua Tịnh Phạn (Suddhodana) hơn 40 tuổi thì họ mới có người con trai đầu lòng.

Thông thường, vợ chồng sống chung và ăn ở với nhau một năm hay nhiều năm, dù trai hay gái, họ rất mong có một hay hai người con để nối dõi tông đường và nối dõi sự nghiệp tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống. Khi có đứa con đầu lòng chào đời, thì vợ chồng và gia đình hai bên nội ngoại của họ rất ư là sung sướng vì đứa con là kết quả của tình yêu đôi lứa.

Hoàng hậu Ma Da và vua Tịnh Phạn (Suddhodana) mong muốn có con để tiếp nối sự nghiệp hoàng cung của dòng họ Thích-ca (Sakya). Sự mong muốn của họ đã được thành tựu, tức là hai người đã có đứa con đầu lòng. Ba ngày sau khi thái tử được sinh ra, tiên A Tư Đà (Asita) được triệu vào cung và làm lễ đặt tên cho thái tử là Tất Đạt Đa (Siddhartha); Tất Đạt Đa, có nghĩa là con người toại nguyện có đầy đủ phước đức và trí tuệ có khả năng trở thành vị xuất Sĩ an lạc, tỉnh thức và thảnh thơi, đem đạo vào đời và giúp đời thêm vui, bớt khổ.

Trong thời gian mang thánh thai, vua và hoàng hậu, cùng các người hoàng tộc trong triều đình, luôn làm các việc thiện, nói việc thiện, và suy nghĩ việc thiện để huân tập, xông ướp, và tưới tẩm vào tâm thức trong trắng của thai nhi. Các việc thiện này có khả năng thấm sâu vào tâm thức của thai nhi, giúp thai nhi có khả năng nuôi dưỡng, phát triển, và tạo thành những chất liệu bình đẳng, hòa bình, từ bi, và trí tuệ về sau. Những ý nghĩ và việc làm của họ mang nhiều ý nghĩa rất tích cực và thiết thực đem lại nhiều an lạc và hạnh phúc cho tự thân, cho thai nhi, và cho số đông. Đây là bài giáo dục thai nhi đầu tiên vô cùng giá trị và quý báu cho nhân thế.[6]  

Như vậy, chúng ta thấy trong thời gian mang thai, cả vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Maya) cùng quần thần trong hoàng tộc đều nỗ lực tu tập bằng cách làm những điều phước thiện, và đem lại nhiều điều lợi ích cho tự thân và cho tha nhân. Thực hiện được như vậy, hoàng tộc trong triều đình của họ không những đạt được hạnh phúc, mà thai nhi còn đạt được an vui. Đây là những chất xúc tác mạnh mẽ, an lạc, và hạnh phúc tạo thành và nuôi dưỡng hạt giống thánh thai nẩy mần, đức Phật sơ sinh ra đời.[7] Kinh Pháp cú kệ số 194 ghi:

 “Hạnh phúc thay đức Phật giáng sinh,

Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh,

Hạnh phúc thay Tăng đoàn an lạc,

Hạnh phúc thay Tứ chúng đồng tu.

Trong một vài Kinh văn Phật giáo, để diễn tả sự ra đời kỳ diệu của một đức Phật, cụ thể là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người viết sử sau này thường thêm thắt những khía cạnh huyền thoại, trang trọng, tôn kính, thiêng liêng, và mầu nhiệm của Ngài. Những khía cạnh này bao gồm nhiều ý nghĩa ẩn dụ dùng để diển tả khi hoàng hậu Ma Da (Maya) mang thánh thai; người ta nói rằng bà nằm mộng thấy Bồ tát Hộ Minh (Vessantara, Sumedha) từ trên cung trời Đâu Xuất (Tusita), cỡi voi trắng sáu ngà, và đi vào hông bên phải của bà, từ đó bà mang thai.[8]     

Cung trời Đâu Suất là nơi Bồ tát Hộ Minh (Vessantara)[9] xuất phát và giáng trần; Ở điểm này, chúng ta thấy rằng Phật giáo cũng chấp nhận các khái niệm cõi trời và chư thiên.[10]

Theo quan điểm đặc thù của Phật giáo, trời cũng là một chúng sanh ở dạng phước báo. Tùy theo nghiệp tạo tác thiện và bất thiện, chúng sanh có thể sanh về cõi trời, cõi người, A Tu La (Asura), địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.

Ở cõi trời, chúng sinh chỉ trải nghiệm qua sự sung sướng mà thôi. Điều đó thật là khó cho họ để tu tập. vì họ chỉ biết việc hưởng thụ, nên họ không có động lực để thoát khỏi khổ đau.  

Ở cõi người, chúng sinh có khổ có sướng. Đó là cơ hội tốt nhất cho họ tu tập, hướng tới giác ngộ và giải thoát, giúp mình, và giúp người.

Ở cõi A Tu La, chúng sanh rất sân giận và nóng nảy dễ gây chiến tranh.

Ở cõi địa ngục, chúng sinh bị hành hình, tù tội, và bị tra tấn.

Ở cõi ngạ quỷ, chúng sinh luôn bị run lạnh,  đói, khát, tham lam, và chấp thủ.

Ở cõi súc sanh, chúng sanh ăn tươi và nuốt sống.

Trong ba cõi địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh, chúng sanh luôn bị hành hạ và khổ sở, chúng hiếm có hoặc không có cơ hội và thời gian để tu tập.    

Thật vậy, theo giáo lý thiết thực của Phật giáo, các chúng sanh trong sáu cõi đều do thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp tạo tác ngay trong cuộc sống hiện tại. Tạo nghiệp thiện, chúng sinh tái sinh vào cõi trời hoặc cõi người; tạo nghiệp bất thiện, chúng sinh tái sinh vào các cõi A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.

Chúng sinh ở cõi trời có phước báo hơn chúng sinh ở các cõi khác. Vì hạnh nguyện độ sinh, từ cõi trời Đâu Suất (Tusita), Bồ Tát Hộ Minh (Vessantara) thị hiện nơi cõi Ta bà này bằng cách đầu thai làm con của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Maya), tức thái tử Tất Đạt Đa.

Theo triết lý tương tức và duyên sinh của Phật giáo, tinh cha, noãn sào của mẹ, tử cung, sự ân ái và giao hợp của cha mẹ, thời gian thụ thai, mang thai, v.v… của người mẹ đều là những yếu tố rất quan trọng và cần thiết để hình thành thai nhi. Bên cạnh các yếu tố ấy, trong quá trình hình thành và phát triển, thai nhi còn phải phụ thuộc vào các yếu tố cần thiết khác nữa như ánh sáng, không khí, hơi ấm, sự chuyển động, chất bổ dưỡng, v. v., đặc biệt là phụ thuộc vào sự có mặt và sự liên kết lại với thức tái sinh (Patisandhi)[11] hay hương ấm (Gandhabha).[12]

Trong nhiều đời quá khứ, hiện tại, và tương lai, tùy theo nguyện lực và nghiệp lực của mỗi người, thức này kết nối, hòa nhập, vây mượn, và gá vào năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức) của cha và của mẹ để hình thành một thai nhi. Trong chu kỳ sinh, tử, và tái sinh, khoảng chín tháng và mười ngày, thai nhi được hình thành, tiếp nối, lớn lên, già, chết, và tiếp tục chuyển tiếp sang một đời khác, và cuối cùng được sinh vào một đời sống mới.

Trong trường hợp ra đời của Bồ-tát Tất-đạt-đa (Bodhisattva Siddhārtha), với đời sống chuyển tiếp cuối cùng của Bồ tát Hộ Minh (Vessantara),[13] vì nguyện lực giáo hóa và cứu độ chúng sinh, từ cung trời Đâu-suất (Tusita), Bồ tát Hộ Minh hiện thân làm đức Phật hài nhi. Để thực tập và tưởng nhớ công hạnh giáo hóa chúng sinh của Ngài, trong mùa lễ Phật đản hằng năm, chư vị xuất sĩ và cư sĩ thường xưng tán và lễ lạy Ngài như sau:

 “Bồ tát Hộ Minh, từ trên cung trời Đâu Suất, báo mộng hoàng hậu Ma Da, cỡi voi trắng sáu ngà, và đi vào hông bên phải của mẹ. Hoặc, cậu bé sơ sinh Tất-đạt-đa, sinh ra ở dưới cây Vô Ưu, thị hiện ra đời để đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông, được chín rồng phun nước, Ngài đi bảy bước, trên bảy đóa hoa sen, và dõng dạc nói rằng: Trên trời dưới đất, chỉ có con Người giác ngộ và tỉnh thức là tôn quý. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.”[14]

Tất cả những từ ngữ đề cập ở trên, như voi, màu trắng, sáu ngà, bên phải, cây, vô ưu, con số 9, rồng, nước, con số 7, bước, hoa sen, con người, đều là những biểu tượng ẩn dụ và nhấn mạnh. Hông bên phải là biểu tượng huyền thoại; huyền thoại ở đây có nghĩa là câu chuyện hàm chứa nhiều ý nghĩa trang trọng, tôn kính, thiêng liêng, vi diệu, và mầu nhiệm. 

Voi tượng trưng cho sức mạnh, vững chãi, thảnh thơi, thong dong, và tự tại; màu trắng chỉ cho sự tinh khiết, trong sạch, không ô nhiễm; sáu ngà tượng trưng cho sáu hạnh nguyện đích thực “Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ” của một vị Bồ tát đi vào đời để cứu độ chúng sanh. Bên phải là bên thuận theo chiều kim đồng hồ, đi từ hướng Đông sang hướng Nam, hướng Tây, và hướng Bắc. Bên phải chỉ cho hướng đi thuận duyên, hướng đi đem đạo vào đời để giúp đời thêm vui bớt khổ. Bên phải có nghĩa là bên tốt, là lẽ phải, là chân lý… Sinh ra hông bên phải của hoàng hậu Ma Da mang ý nghĩa tượng trưng huyền thoại; thực ra, thái tử Tất-đạt-đa sinh ra bình thường như bao nhiêu người khác trên thế gian này.[15]

Chúng ta biết hông bên phải có thật đối lại với hông bên trái mang ý nghĩa tượng trưng chỉ cho sự thuận duyên, hợp với chân lý, và lẽ phải. Điểm này được nhấn mạnh và nhắc nhở chúng ta rằng là con người tứ đại (đất – chất cứng, nước – chất lưu chuyển, lửa – chất nóng, và gió – chất chuyển động) và năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức) như thái tử Tất-đạt-đa (Siddhārtha), mỗi chúng ta đều có khả năng tu tập, giác ngộ, và giải thoát như Ngài nếu mỗi người cố gắng sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi trong đời sống hằng ngày. Ngoài con người ra, không có một đấng thần linh nào có thể thay thế con người được.

Vị Bồ tát Hộ Minh (Vessantara)[16] cỡi voi trắng sáu ngà đi vào hông bên phải của hoàng hậu Ma Da; hông bên phải mang ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ,nhấn mạnh rằng người giác ngộ và tỉnh thức nào muốn đem đạo vào đời để giáo hóa chúng sanh, thì phải thực tập sáu hạnh nguyện độ sanh: “Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ.” Khi sáu hạnh nguyện độ sanh được thực hiện hoàn hảo và đầy đủ, vị Bồ tát có khả năng đem đạo vào đời để giúp đời thêm vui và thêm phúc.

Vị Bồ tát ở đây cụ thể chỉ cho thái tử Tất-đạt-đa (Siddhārtha), sinh ra, lớn lên, xuất gia, tu hành, đắc đạo, hoằng pháp, và độ sanh ngay tại đời này. Hòa nhập vào đời để giáo hóa chúng sanh, nhưng Ngài không bị đời làm ô nhiễm, thân và tâm của Ngài luôn giữ thanh thản, chánh niệm, vững chãi, trong sạch, và tinh khiết. Để noi gương, áp dụng, và thực hành hạnh nguyện giáo hóa chúng sanh của đức Thế Tôn, thì mỗi chúng ta phải là mỗi hành giả an lạc, mỗi chúng ta là mỗi vị Bồ tát đích thực, cùng nhau đem đạo vào đời để giúp đời an vui và hạnh phúc.

 

(Bồ tát Hộ Minh[17] – Vessantara – tiền thân đức Phật Thích Ca)

(Bodhisattva Vessantara[18] – the past life of Sakyamuni Buddha)

Nhìn ý nghĩa phân tích, chúng ta biết Bồ tát tiếng Phạn là Bodhisattva gồm có hai từ BodhiSattva; Bodhi có nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ, và Sattva có nghĩa là con người. Vậy Bồ tát hay Bodhisattva có nghĩa là con người tỉnh thức và giác ngộ có khả năng khơi dạy và đánh thức Phật tánh của người khác tỏa sáng, có khả năng khơi dạy và tưới tẩm hạt giống giác ngộ của người khác nẩy mần, và có khả năng hướng dẫn người khác tu tập, và hướng tới giác ngộ và giải thoát như mình.

Đây là điểm đặc thù của đạo Phật. Xưa cũng như nay, hễ ai có đầy đủ duyên lành tu tập Phật pháp thì chính họ có thể đạt được an vui, hạnh phúc, giác ngộ, giải thoát, và bình đẳng như nhau. Thực vậy, đạo Phật luôn tôn trọng và khẳng định con người là tối thắng

Trong âm Hán Việt, chữ “Hộ” trong “Hộ Minh” là động từ có nghĩa là giữ gìn, bảo hộ, duy trì, phát triển… ; chữ “Minh” trong “Hộ Minh” là danh từ có nghĩa là sáng suốt, sáng tỏ, sáng rõ, trong sạch, tinh khiết, tuệ giác, chiếu sáng, tỏa sáng…Hộ Minh (Vessantara)[19] là đạo hiệu của một vị Bồ tát giáng trần, có nghĩa là Người có khả năng giữ gìn ngọn đèn tuệ giác để soi sáng cho thế gian, để đem lại an lạc và hạnh phúc đích thực cho thế gian. Người này là hiện thân của thái tử Tất Đạt Đa, tức là hiện thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có khả năng đem lại trí tuệ, tình thương, bình đẳng, và hòa bình cho số đông trên khắp hành tinh này.

Nhân tiện đây, chúng ta cũng tìm hiểu ý nghĩa của cụm từ Hán Việt “thị hiện đản sanh”; “thị hiện” có nghĩa là có mặt ở đây; “đản sanh” có nghĩa là sự ra đời của một vị Thánh, cụ thể là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Ở đây” chỉ cho thế giới Ta bà này, nơi mà chúng ta đang sống có nhiều thiên tai, chiến tranh, cướp bóc, tranh giành …xảy ra. Tất cả các điều ấy đều do lòng tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… của con người tạo ra.

Đức Phật và đạo Phật có mặt trên cuộc đời này là để giảng dạy và giáo hóa cho con người biết tu tập, biết chuyển hóa tham, sân, si…, biết bỏ ác làm lành, biết hướng thượng và hướng thiện bằng cách áp dụng và thực hành lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày của mình, sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi để đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông ngay tại thế gian này.

Cũng vậy, vì thương chúng sanh, vì đem lại an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện ra cõi Ta bà này, tức là có mặt ở đây và bây giờ để lắng nghe và chia sẻ tiếng đau thương, than khóc, và khổ đau của chúng sinh do vì chiến tranh và tội phạm. Người giúp cho chúng sanh thấy rõ hướng đi hòa bình, bình đẳng, thương yêu, và tôn trọng lẫn nhau bằng cách thực hành con đường thánh có tám làn xe chạy (the eightfold lane highway), cụ thể là “cái thấy chân chánh, suy nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, việc làm chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, siêng năng chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh, tập trung và duy trì thân tâm an lạc chân chánh.”[20]

Tám làn xe chạy này hỗ trợ với nhau và có nhiều mối tương quan và tương duyên với nhau rất mật thiết; một là tám và tám là một. Thực vậy, con đường thánh có tám lane này có khả năng xây dựng trí tuệ, tình thương và hòa bình đích thực cho số đông, và có khả năng đưa chúng sanh tới bờ an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.         

Qua những gì thảo luận trên đây, chúng ta thấy các cụm từ Bồ tát Hộ Minh (Vessantara), cõi trời Đâu Suất, voi trắng sáu ngà, hông bên phải, và thị hiện được trình bày xong. Tiếp đến, kính mời quý vị cùng nhau tìm hiểu những từ ngữ tiếp theo như cây Vô Ưu, chín rồng, phun nước, bảy bước, hoa sen, dõng dạc nói rằng, và cái ta.

Khi sinh ra dưới cây Vô Ưu (Ashoka, Sorrowless Tree), Tất Đạt Đa (Siddhārtha) sơ sinh hay đức Phật sơ sinh liền đi 7 bước trên 7 hoa sen, tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất, dõng dạt nói rằng: “Trên trời dưới đất chỉ có cái Ta, Phật tánh, tức con người giác ngộ là tôn kính và quý trọng. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh.”[21]

Như quý vị biết tất cả các từ và cụm từ cây, Vô Ưu, chín, rồng, phun, nước, bảy bước, hoa sen, dõng dạc nói rằng, cái ta, … đều hàm chứa các ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, và nhấn mạnh.   

Cây ở đây được ẩn dụ cho hoàng hậu Ma Da hoan hỷ, trên 40 tuổi rồi mới sanh con,[22] vị thánh hài nhi, tức đức Phật sơ sinh, con người toại nguyện có đầy đủ phước đức và trí tuệ; trong vô ưu có nghĩa là không; Ưu có nghĩa là ưu phiền, buồn phiền, phiền muộn, phiền não, … Ưu có nghĩa là không phiền muộn, không phiền não, không ưu phiền… Như vậy, cây vô ưu có nghĩa là cây không phiền muộn, không phiền não, và không ưu phiền, được minh họa cho hai mẹ con thánh Mẫu Ma Da và thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) sơ sinh.

Vì không bị phiền não và ưu phiền chế ngự, nên thánh Mẫu Ma Da có khả năng hiến tặng cho trái đất này một con người tỉnh thức, giác ngộ, và giải thoát trọn vẹn, tức đức Phật lịch sử hiệu là Thích Ca Mâu Ni sau này. Vì không bị phiền não và ưu phiền chế ngự, nên thái tử Tất Đạt Đa đủ duyên sinh ra trong đời, lớn lên trong đời, xuất gia, tu tập, giác ngộ, và đem lại an lạc và hạnh phúc cho muôn loài.    

Theo cái nhìn thiền quán và tương tức, hạnh phúc của người mẹ chính là hạnh phúc của người con, và hoan hỷ của người mẹ chính là hoan hỷ của người con, của hoàng thân quốc thích, và của bá dân thiên hạ…Thánh Mẫu Ma Da hoan hỷ, nuôi dưỡng thánh thai, sinh ra một Thánh hài nhi từ bi, không ưu phiền,[23] có mặt trên thế gian này để đem lại tình thương và hòa bình cho pháp giới chúng sinh.

Một khi hạt giống thánh, hạt giống an vui, và hạnh phúc có trong con người thánh, con người an vui và hạnh phúc, thì các hạt giống này và con người này có thể đem lại an vui và hạnh phúc đích thực cho nhân loại trên khắp hành tinh này.

Phần số 2 này sẽ được trình bày ở phần số 9: Nhìn Phật đản qua khía cạnh hòa bình, mời quý vị theo dõi phần dưới.

3. Nhìn Phật đản qua khía cạnh biểu tượng hoa sen

Sinh ra dưới cây Vô Ưu, đức Phật sơ sinh bước đi 7 bước trên 7 hoa sen.[24] Các bước chân đi của Ngài đều có các đóa hoa sen nâng đỡ. Những bước đi này đích thực là những bước đi an lạc và hạnh phúc cho số đông nhằm báo hiệu đức Thế Tôn xuất hiện ra đời.

 “Bảy đóa sen hồng nâng bước tịnh,

Nở giữa đầm sen đấng từ bi.”[25]

Sen hồng ở đây tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sạch, tỉnh thức, tỉnh giác, chánh niệm, vững chãi, và thảnh thơi. Ở ngữ cảnh này, sen tượng trưng cho đức Phật và các đức tính của Ngài. Bảy đóa sen hồng tượng trưng cho bảy đức Phật:[26]

Đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipassì Buddha), đức Phật Thi Khí (Sikhì Buddha), đức Phật Tỳ Xá Phù (Vessabhù Buddha), đức Phật Câu Lưu Tôn (Kankusandha Buddha), đức Phật Câu Na Hàm (Konàgamana Buddha), đức Phật Ca Diếp (Kassapa Buddha), đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha). Trước sau như một, bảy đức Phật này đều có đầy đủ các đức tính đặc thù trên.   

 “Bước tịnh” có nghĩa là bước đi an lạc, thanh tịnh, bình đẳng, tình thương, và hòa bình, tiêu biểu cho bước đi an vui và hạnh phúc, vững chãi và thảnh thơi của đức Phật, đạo Phật, các đệ tử của Ngài.

Ở câu thơ thứ hai, ta bắt gặp các từ đầm sen, sen, Đấng từ bi; đầm được hiểu là thế gian; sen được ẩn dụ cho Đấng từ bi, tức đức Phật, Người có tình thương yêu bao la và rộng lớn của Ngài đối với chúng sanh muôn loài.

Khi đề cập tới đầm sen, chúng ta nghĩ tới đất, nước, không khí, ánh sáng…đặc biệt là bùn trong ao. Sen mọc trong đầm, trong bùn, thì sen mới có giá trị, trong sạch, và tinh khiết mặc dầu sen không bao giờ mọc trong nước sạch và đất sạch. Sen ở đây tượng trưng cho sự tinh khiết của đức Phật, cụ thể là thái tử Tất Đạt Đạ. Sinh ở thế gian, thái tử xuất gia, tu tập, giác ngộ, và thành Phật.

Vì an lạc và hạnh phúc cho số đông, vì tình thương bao la rộng lớn của Ngài đối với chúng sanh, những chúng sanh nào có duyên với Ngài, học Phật, nghe pháp, và kính Tăng, thì Ngài có khả năng nhiếp hóa được chúng, và vượt thoát các tiếng khen, chê, và chỉ trích của thế gian. Nương vào thế gian để hoằng pháp, để giáo hóa chúng sanh, để đem lại an vui và hạnh phúc cho chúng sanh, đức Phật sống đời sống chánh niệm và tỉnh thức, vững chãi và thảnh thơi, an vui và hạnh phúc, phản chiếu trong cử chỉ, lời nói, ý nghĩ, và việc làm của Ngài hoàn hảo và trọn vẹn đáng được thế gian tôn kính. Nếu Ngài sinh và sống ở cõi trời, thì chúng sinh ở cõi ta bà này không biết Ngài và họ không có cơ hội để tôn sùng và tôn kính Ngài.

Theo giáo lý Duyên sinh, sen được làm bằng các yếu tố không phải sen như bùn, nước, không khí, ánh sáng…Sống trong bùn, nhưng sen không bị bùn làm ô nhiễm; nó vươn lên tới mặt nước, vượt ra khỏi mặt nước xinh tốt, nở hoa tươi đẹp, và kết hạt tròn trịa. Cũng vậy, sống và hoằng dương chánh pháp trong đời trong suốt 80 năm, nhưng đức Phật không bị đời làm hoen ố, không bị vô minh và phiền não chế ngự, vẫn an trú vững chãi trong chánh niệm, chánh định, và chánh tri kiến để đem lại an lạc và hạnh phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.

Ở điểm này, bùn dụ cho phiền não tham, sân, si, các tiếng thị phi, khen chê của thế gian; sen dụ cho kết quả công phu tu tập thiền quán của đức Phật. Quá trình tu tập và hoằng dương chánh pháp là quá trình giúp hành giả nhận diện và chuyển hóa bùn thành sen, phiền não thành Bồ đề, khổ đau thành an vui và hạnh phúc… Đức Phật đã từng làm như vậy, và các đệ tử của Phật cũng phải bắt chước học và làm theo hạnh của đức Phật vậy.

Học và thực hành Phật pháp càng nhiều, thì chúng ta càng đạt được nhiều an vui và hạnh phúc. Học và hành Phật pháp càng ít, thì ta gặt hái kết quả an vui và hạnh phúc càng ít cho tự thân và cho tha nhân. Không học Phật pháp, ta không biết đâu là con đường tốt để thực hành. Do vậy, mỗi chúng ta hãy cố gắng tu học và thực hành Phật pháp ngon lành để đem lại hoa trái an lạc và hạnh phúc cho số đông.    

Thật vậy, sinh trong thế giới loài người, thái tử Tất Đạt Đa có đủ duyên lành xuất gia, tu tập, giác ngộ, và thành Phật. Ở điểm này, thái tử được xem là con người hướng thượng, hướng thiện, hướng tới an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này. Bắt đầu từ con người bình thường, thái tử nỗ lực tu tập hướng tới con người phi thường, tức con người giác ngộ và tỉnh thức. Sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi bằng cách thực hành và an trú sâu vào thiền định, cuối cùng, Ngài trở thành bậc đạo Sư tâm linh hoàn hảo đáng được thế gian tôn sùng và quý kính. 

 “Xinh tốt như hoa sen,

Rạng ngời như bắt đẩu,

Xin quay về nương nấu,

Bậc Thầy của nhân thiên.”[27]

Hơn nữa, sen tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sạch, không ô nhiễm…Bùn tượng trưng cho phiền não, khổ đau, bất hạnh, nhiễm ô, hoen ố, tham, sân, … Từng bước hướng thượng và hướng thiện; tu tập là quá trình thanh lọc và chuyển hóa phiền não thành Bồ đề; khổ đau và bất hạnh thành an vui và hạnh phúc; nhiễm ô và hoen ố thành tinh khiết và trong sạch. Nếu chúng ta hiểu và thực hành như vậy, thì an lạc và hạnh phúc thấm nhuần và làm mát dịu thân tâm.

 “Sen quý nở đài giác ngộ,

Hào quang chiếu rạng mười phương,

Trí tuệ vượt tầm pháp giới,

Từ bi thắm nhuần non sông,

Vừa thấy dung nhan điều ngự,

Trăm ngàn phiền não sạch không,

Hướng về tán dương công đức,

Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng.”[28]

Ở trong ngữ cảnh đức Phật đản sinh, hoa sen được mô tả ở đây là những ẩn dụ rất đẹp và rất ý nghĩa nhằm báo hiệu cho mọi người biết rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Người sinh ra trong đời, lớn lên trong đời, và thành tựu trong cuộc đời bằng cách đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông, nhưng Ngài không bao giờ bị đời làm ô nhiễm. Cuộc đời của Ngài là bài học vô cùng giá trị và quý báu để cho các dân tộc trên thế giới học hỏi và noi theo.

Hơn nữa, chúng ta biết rằng hình ảnh đức Phật sơ sinh bước đi 7 bước trên 7 hoa sen, và những lời nói khẳng định mạnh mẽ của Ngài được các nhà viết sử mô tả bao gồm nhiều ý nghĩa biểu tượng và ẩn dụ thiết thực và nhấn mạnh. Hình ảnh này chỉ được tìm thấy trong đạo Phật nhằm để tôn vinh và xác nhận rằng con người tỉnh thức và giác ngộ là trên hết.(Xin vui lòng đợi đọc tiếp bài viết sau)




Looking at the Buddha’s Birthday through the Contemplative Eyes

When we think about the birth of a person, that of a Saint, or the birth of a Buddha, we can see it as the formation, beginning, continuity, transition, continuation, etc., of one’s new life. Normally, the first day when a human being, a Saint, or a Buddha is born is generally called the day of birth, date of birth, or birthday; birthday of the person called human birthday, that of the Saint called Saint’s Birthday, or the birthday of the Buddha called Buddha’s Birthday. Out of the power of rebirth Karma, a being was born in the world; born out of the powerful vow of saving and helping human beings, the noble Saint or the Buddha manifests to be born in the world. Buddhism, which is the path of awakening, loving-kindness, compassion, wisdom, equality, and peace, has its source in the Buddha’s Birthday and his enlightenment.

Sakyamuni Buddha, a historical and actual Person of the flesh, was born in this world nearly three thousand years ago under a sorrowless (Ashoka) tree in the Lumbini garden, a part of Nepal today. In 249 BCE, this event,[29] which was engraved on a commemorative marker by King Asoka, was clearly written in the Agama Sutra as follows: “A unique being, an extraordinary person, appears in the world, out of peacefulness for the many, out of happiness for the many, out of peacefulness and well-being for gods and human beings, the being is mainly the historical and actual person – the Sakyamuni Buddha.”[30]

In this writing, nine different visions of the Buddha’s Birthday will be discussed as follows: Bottom of Form

 

1.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of the historical person

2.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of metaphor, legend,

          emphases, etc.

3.       Looking at the Buddha’s Birthday via the symbols of the lotus flowers

4.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of the supreme person

5.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of the normal person

6.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of endurance, wisdom, leading to upper, to good, enlightenment, peacefulness, and liberation

7.       Looking at the Buddha’s birthday via aspects of watering, nourishing, arousing, and awakening Buddha nature in all living beings

8.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of equality

9.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of peace


1.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of the historical person

Siddhārtha Gautama, an actual historical personage, lived on our earth nearly three thousand years ago. When he was born on seven days, his mother, namely the holy Mother Maya Māyādevī passed away. The prince’s stepmother was Mrs. Mahāpajāpatī Gotamī, who took care of him very wholeheartedly and thoughtfully. The prince’s father was named King Suddhodana. When the Prince was grown, he married princess Yasodharā, and had only one son named Rāhula.

Although living in the lap of luxury, wealth, and happiness, but the prince feft confirmed, unfree, uncomfortable, and finally, along with his companion named Channa, he made a trip out of the four gates of the royal palace to visit the real world outside. Getting out of the gates of the palace, going to the East, the prince and Channa met an old person; going to the West, they met a sick person; going to the South, they saw a dead person; and going to the North, they met a mendicant.

Of the four real scenes that the prince witnessed, the fourth was the image he liked best; the mendicant’s image was untroubled, leisurely, carefree, light-hearted, and relaxed. This image, which became engraved deeply in the prince’s inner mind, led him to taking up a life of contemplative meditation later on, help him to become a homeless monastic, living without a family and being not bound by the ties of his royal family and descendant.  

Leaving home for a religious life at the age of 29, the hermit Siddhārtha, learned religion from two ascetics: Alara-Kalama and Uddaka-Ramaputta, spent six years practicing asceticism with the five brothers of the honored Elder Kondañña, and saw that their ascetic practices and religious attainments were prejudiced, aberrant, and imperfect. He decided to leave them and to choose himself the Middle Way (Majjhimāpaipadā) by practicing ways of non-self-indulgence and non-self-mortification.

After having eaten a milky porridge bowl given him by a young lady named Sujata, Bodhisattva Siddhārtha received a bunch of grass (Kusa) from a farmer, went straight to Bodhgaya, and sat in meditation under a Bodhi tree throughout 49 days and nights. Finally, the Bodhisattva achieved Enlightenment and became the Buddha called Sakyamuni at the age of 35.

Counting according to the Buddha’s Birthday or the birth of the Prince Siddhartha in about 624 BCE, taking the year 264 plus this year, namely in the year 2013, we have the 2637th Buddha’s Birthday. Siddhartha means a fully contented and perfect person has enough merit and wisdom. Counting according to the Buddhist calendar or to the Buddha’s passing away in the year 544 BCE, taking the year 544 plus this year, namely the year 2013, we have the Buddhist calendar year 2557. Sakyamuni Buddha is the founder of Buddhism: the path of awakening, that of peace, equality, loving-kindness, and that of wisdom.

Sakya is his clan; Muni is a peaceful and free Monastic. Thus, Sakyamuni, the Sakya clan son in Kapilavastu capital, had much peacefulness and happiness, steadiness and leisureliness, love and understanding, and left his royal palace for a monastic life to cultivate, to attain enlightenment, to lead to light-heartedness and deliverance, and to bring authentic peace, joy and happiness to living things and living beings all over the planet.

Spreading the Dharma for 45 years, passing away at the age of 80, the Buddha taught very many different kinds of people such as kings, mandarins, royal officials, merchants, servants, even dung-collectors, bandits, and courtesans. Those who have enough their good opportunities are able to learn Buddhism, listen to the Dharma, practice the Buddha’s teachings, and live their lives of mindfulness and awareness, and then peacefulness and happiness have the ability to instill, to calm, and to cool their bodies and minds.

According to correlative and interdependent vision, we see an actual historic person, that person becoming the Buddha, preaching the Dharma, and entering Nirvāa, - these two are one, and one is two, similar to water and its wave, and wave and its water; both of these persons are each other and cannot be separated.

Living his whole life in harmony with the natural environment, a newborn Siddhārtha prince, namely a newborn baby Buddha, was born under a sorrowless tree in the Lumbini garden, obtained enlightenment under the Bodhi tree at Bodhgaya, preached the first Dharma Sermon – the Four Noble Truths to the five brothers of the honored Elder Añña Kondañña in the Deer park – Sarnath, and passed away under the twin trees in the Sala forest in Kusinagar district.

These are the four most important holy places of Buddhism that are to represent the Buddha and the life of His, always living to protect the natural environment thoughtfully, peacefully, freely, and leisurely.

 “As bees that go to find flowers,

rely on flowers to suck nectar,

only suck nectar and then fly away,

but they do not injure the perfume and beauty of flowers.”[31]

Flowers are an example of the natural environment; nectar is a symbol of Dharma learning, Dharma practice, Dharma understanding, Dharma joy, and Dharma flavor; bees are symbols of the Buddha and His disciples, knowing how to rely on the natural environment to live, to rejoice, to cultivate, to do mindful activities, and to rely on the Buddha, the Dharma, and the Sangha in order to build happiness, love, and peace for the many.

Having briefly looked at the Buddha’s Birthday via the aspects of Him as an historical person,[32] we are next going to continue to learn about the specific following features of the Buddha’s Birthday.

2.       Looking at the Buddha’s Birthday via aspects of metaphor, legend, emphases, etc.

When looking deeply at the Buddha’s Birthday, we see specific characteristics of Buddhism have very many important meanings for us to learn. The Jàtaka[33] story stated that queen Maya and king Suddhodana were over 40 years old when they had their first son.

 Normally, spouses live and eat together about one year or many years, whether girl or boy, they expect to have one or two children to maintain the continuity of a family temple and to maintain the career of spiritual ancestors and blood ancestors. When their first child is born, spouses and families of maternal and paternal sides are very happy because the child is the result of the couples’ love.           

Queen Maya and king Suddhodana desired to have their child to connect the royal career of Sakyan clan. Their desire was fulfilled, that is to say, they had their first-born son. Three days after the prince was born, the seer Asita was invited to enter the palace, and he performed a ceremony of naming the prince Siddhartha; Siddhartha, means the the fully-contented man who has sufficiency of merit, virtue, and wisdom has the ability to become a peaceful, awakened, and relaxed monastic, to bring Buddhism into life, and to help add joy, and reduce suffering to life.

During the time of bearing the holy pregnancy, the king and the queen, along with royal people in their royal court, always did good things, said good things, and thought of good things to permeate, to penetrate, and to water them into the fetus’s immaculate consciousness. These good things have the ability to penetrate deeply into the fetus’s mind and consciousness, to help the fetus have the capability to nurture, to develop, and to form the attributes of equality, peace, loving-kindness, compassion, and wisdom later. Their thoughts and acts, which contained many meanings very positively and practically, brought much peacefulness and happiness to themselves, to the fetus, and to the many. This is the first fetal education – extremely valuable and precious for human life.[34]  

Thus, we see during the time of bearing the fetus, both the king Suddhodana and the queen Maya, along with mandarins in their royal household, attempted to cultivate by doing meritorious and good things, and bringing many benefits to themselves and to the many. Practicing like this, families not only achieve happiness, but the fetus also obtains peaceful joy. This is the catalyst of power, peacefulness, and happiness constituting and nurturing the seed of the holy fetus to sprout, an infant Buddha was born.[35] Dhammapada, Verse No. 194 states:

 “Happy is the birth of the Buddha,

Happy is the noble Dhamma,

Happy is the harmonious Sangha,

Happy is the Four Assemblies of cultivating together.”

In Buddhist Texts, to describe the marvelous birth of a Buddha, namely Lord Sakyamuni Buddha, historians later often embellished the aspects of his legend, solemnity, reverence, sacredness, and miracle. These aspects, which contained the metaphorical meanings, were used to describe when Queen Maya had her holy pregnancy; it is said she had a good dream in which she saw the Bodhisattva Vesantara come from the Tusita heaven, riding a white elephant with six tusks, and entering her righ hip, whereupon she became pregnant.[36]

The Tusita heaven is the place from where Bodhisattva Vesantara[37] starts and descends; At this point, we see that Buddhism also accepts the concepts the realms of heaven and gods.[38]

According to the specific viewpoints of Buddhism, God is also a being in the form of the blessed rewards. Depending on their actions which creat good and no good, living beings can be born in the realms of heaven, those of human beings, Asuras, hells, hungry ghosts, and those of animals.

In the realm of heavens, beings experience only happiness. It is very hard for them to cultivate. They only know enjoyment, so they have no motivation to escape from suffering.

In the realm of human beings, beings have both suffering and happiness. It is the best opportunity for beings to cultivate, to progress to enlightenment and deliverance, to help oneself and help others.

In the realm of Asura, beings are very angry and hot-tempered. It is easy for them to cause war.

In the realm of hells, beings are executed, imprisoned, and tortured.

In the realm of hungry ghosts, beings are trembling, hungry, thirsty, desiring, and grasping.

In the realm of animals, beings make mincemeat of one another.

In three realms of hells, hungry ghosts, and animals, beings are always tortured, suffering, and miserable. They rarely have or have no time and no opportunity to cultivate.

Indeed, according to practical teachings of Buddhism, living beings in the six realms are created by their own bodily actions (Karma), verbal actions, and mental actions right in the present life. Creating good actions, beings are reborn in the realms of heaven or those of human beings; creating non good actions, beings are reborn in the realms of Asuras, hells, hungry ghosts, and animals.

Beings in heaven have more blessings than beings in other realms. Out of his vow to help beings, from the realm of Tusita heaven, Bodhisattva Vesantara was present in this earth by way of being reincarnated as the king Suddhodana’s and queen Maya’s son, namely prince Siddhārtha.

According to philosophy of interdependence and co-arising of Buddhism, the father’s sperm, the mother’s ova, her womb, the parents’ intimacy, the time of her conception, pregnancy, etc., are very important and necessary factors to form a fetus. Besides those factors, in the process of forming and developing, the fetus must still depend on other necessary elements such as light, air, warmth, motion, nutrition, etc., especially on the presence and the re-link with reincarnation consciousness (Patisandhi viññana)[39] or Gandhabha.[40]  

In many lives of the past, the present, and the future, depending on the powerful vow and powerful Karma (action) of every human being, this consciousness connects, unites, integrates, borrows, and rely on five aggregates (form, feeling, perception, volitional formation, consciousness) of parents to form a fetus. In the cycle of birth, death, and rebirth, about nine months and ten days, the fetus will be created, linked, grown up, gotten old, passed away, and continue transferring to an another life, finally being born into its new life.

In the case of the birth of Bodhisattva Siddhārtha, with finally transitional life of Bodhisattva Vessantara,[41] out of the powerful vow of teaching and helping living beings, coming from the Tusita heaven, the latter embodied as the baby Buddha. To practice and to remember his conduct and vow of teaching living beings, in the season of the annual Vesak ceremony, celebrating the Buddha’s Birthday, monastics and lay people usually praise, kowtow, and prostrate themselves in front of Him:

Bodhisattva Vessantara,[42] who comes from the realm of Tusita heaven, imparts a good omen in a dream to queen Maya, rides a white elephant with six tusks, and enters her right hip. Or a newborn baby named Siddhartha, who was born under a Sorrowless Tree, is present in the world to bring peacefulness and happiness to the many, is sprayed water by nine dragons, walks seven steps on seven lotuses, and bravely says: In heaven and on earth, only an Awakened and Enlightened Person is noble. All living beings have Buddha nature.

All the above-mentioned words, such as elephant, white, six tusks, right hip, tree, sorrowlessness, figure 9, dragon, water, the number 7, step, lotus, person (Atman), are the symbols of metaphor and emphasis. The right hip is the symbol of legend; the legend here means that the story involves many solemn, respectful, sacred, marvelous, and wonderful meanings.     

 Elephant represents power, steadiness, calmness, carefeeness, and freedom; White symbolizes purity, cleanness, non-pollution; six tusks represent the six authentic conduct vows (alms-giving, precepts protection, endurance, diligence, meditative concentration, and wisdom) of a Bodhisattva entering his or her life to save living beings. Right side is the clockwise oriented side, going from the East to the South, the West, and to the North. The right side represents the direction of favourable conditions, that of bringing the Buddha’s teachings to life in order to help add happiness and relieve suffering to life. The right means the good, reason, the truth, etc. Being born on the right side of Queen Maya’s hip brings the meanings to the mythological symbol. In fact, the prince Siddhārtha was normally born as everyone else in the world.[43] 

We know the right side hip is true opposite to the left side hip bringing symbolic meanings to show the favorable conditions, suitable to truth and reason. This point is emphasized and reminds us that as person of four elements (earth – hard substance, water – circulating substance, fire – heat substance, and wind – movement substance) and five aggregates (form, feeling, perception, mental formation, and consciousness) like the prince Siddhārtha, each of us will have the ability to cultivate, to obtain enlightenment, and to be freed like him if each person tries to live her or his life of mindfulness and awareness, steadiness and calmness in the daily life. No one or no god can replace the person in this effort.

Bodhisattva Vessantara,[44] who rode the white elephant with six tusks, entered the right side hip of the Queen Maya; the right side hip brings the meanings of symbol, metaphor, and emphasizes that an enlightened and awakened One that wants to bring the Buddha Dharma to life in order to teach human beings has practiced the six conduct vows to save living beings: “Alms-giving, precepts protection, endurance, diligence, meditative concentration.” When the six conduct vows of saving living beings are performed perfectly and sufficiently, the Bodhisattva has the ability to help add joy and happiness to life.       

The Bodhisattva here is personified and actualized in the prince Siddhārtha, who was born, grew up, left home for a religious life, led his monastic life, obtained enlightenment, preached the Dharma, and saved living beings right in this life. Integrating into the world to teach human beings, but he is not polluted by the world, his body and mind always uphold calmness, mindfulness, steadiness, cleanness, and purity. To follow the World-Honored One’s example, to apply, and to practice His conduct vow of teaching human beings, each of us is each peaceful practitioner, each of us is an authentic Bodhisattva, bringing Buddhism to the world in order to help it be peaceful and happy.       

Looking at the meaning analytically, we know that Bodhisattva in Sanksrit consists of two words Bodhi and Sattva; Bodhi means awakening, enlightenment, and Sattva means a being or a person. Thus, the Bodhisattva means that the awakened and enlightened One has the ability to awake himself/ herself and to awaken other people’s Buddha nature, has the ability to awake and to water the seeds of their enlightenment to allow them to germinate, and has the ability to instruct them to cultivate, and to lead them to enlightenment and deliverance like him/herself.

This is the specific point of Buddhism. In ancient time as well as in present time, those who have enough proper conditions to cultivate themselves can achieve peaceful joy, happiness, enlightenment, freedom, equality alike. Indeed, Buddhism always observes and affirms that people are supreme.      

In the Sino-Vietnamese, the word “Hộ” in “Hộ Minh” is a verb meaning to keep, to protect, to maintain, to develop, etc.; the word “Minh” in “Hộ Minh”is a noun meaning lucidity, brightness, clear light, purity, purification, insight, illumination, shine, etc. Hộ Minh (Vessantara),[45] the Dharma title of Bodhisattva, who descends to earth, means that One has the ability to keep the insightful lamp to shine for the world, to bring authentic joy and happiness to the world. This person, who is embodiment of the prince Siddhārtha, namely that of Sakyamuni Buddha, has the ability to bring wisdom, love, equality, and peace to the many all over the planet.                

On this occasion, we also learn about the meanings of the Sino-Vietnamese phrase “thị hiện đản sanh”; “thị hiện” means to be present in here; “đản sanh” means the birth of a holy One, namely the Sakyamuni Buddha. “Ở đây,” meaning “here,” indicates this earth, where we have been living, there are many calamities, wars, robberies, struggles, etc., happening. All those things are created by human hearts of lust, anger, delusion, arrogance, doubt, wrong view, etc.

The Buddha and Buddhism that have been present in this world are to teach and to instruct people to know how to cultivate, to transform desire, anger, delusion, to give up evil, to do good, to lead them to upper, righteousness, and good by practicing and applying the Buddha’s teachings into their daily lives, to live their lives of mindfulness and awakening, steadiness and liberation to bring peacefulness and happiness to the many right here in this world.

Likewise, out of loving living beings, out of bringing peacefulness and happiness to gods and to humankind, the Lord Sakyamuni Buddha has been embodied in the realm of this world, that is to say, present in the here and the now to listen and to share their grief, mourning, and suffering du to war and crime. He helps them to clearly see the way leading to peace, equality, love, and mutual respect by practicing the noble path with the eightfold lane highway, namely “Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness, and Right Concentration.”[46]     

This eightfold lane highway is mutually supportive and has many interdependent relations with each other very closely; one is eight and eight is one. Indeed, the noble path with the eightfold lane has ability to build wisdom, love, and authentic peace for the many, and has the ability to lead living beings to the shore of peaceful joy and happiness for oneself and for others right in this life.

Through the above discussion, we see the phrases of the Vessantara Bodhisattva (Bồ tát Hộ Minh), the realm of Tusita heaven, the six-tusk white elephant, the hip of right side, and embodiment have been presented. Next, you are happily invited to together learn about the following words, such as the sorrowless tree, nine dragons, sprinkling water, seven steps, lotuses, strongly saying, and true self.          

When being born under the Sorrowless Tree (Ashoka), the newborn baby named Siddhārtha or newborn Buddha took seven steps on seven lotus flowers, his right hand pointed out to sky, his left hand pointed down to earth, and strongly said: “All over the world, only true self, Buddha nature, that is, the enlightened One, is esteemed and respected. All living beings have Buddha nature.”[47]  

As you know all the words and phrases of tree, sorrowlessness, nine, dragon, sprinkling, water, seven steps, lotus, strongly saying, etc., contain the meanings of symbols, metaphors, emphases.         

The tree here symbolizes Queen Maya, who was over 40 years old, gave birth to an only son,[48] a holy infant, the newborn baby Buddha, a perfectly satisfied Person with sufficiency of virtue and wisdom; Less in sorrowlessness means empty or void; Sorrow means regret, sadness, trouble, affliction, defilement, etc.; Sorrowlessness means non-regret, non-sadness, non-affliction, non-delusion, etc. Thus, the sorrowless tree means the tree without regret, sandness, affliction, and defilement, and it is the symbol both for the holy Mother, Maya, and her newborn baby Siddhārtha

Out of not being overcome by defilement and sorrow, the holy Mother, Maya has the ability to dedicate to earth a person of perfect awakening, enlightenment, freedom, namely the historic Buddha later named Sakayamuni. Out of not being subdued by defilement and affliction, the prince Siddhārtha had good conditions to be born in the world, to leave his royal family for a monastic life, to cultivate, to enlightenment, and to bring peacefulness and happiness to all living things and living beings.   

According to contemplative and interdependent vision, the happiness of a mother is mainly her son’s happiness, and the joy of the mother is manily joy of her child, that of her royal nation, and that of her people. The holy Mother, Maya, who was happy to nourish her holy fetus, gave birth to her holy and compassionately newborn baby, whose body and mind were not defiled by lust, anger, delusion,[49] etc., who became present in the world to bring infinite love and peace to the realms of living things and beings.

Whenever the seeds of holiness, peaceful joy, and happiness are inherent in the person of holiness, joy, and happiness, these seeds and this person can bring authentic joy and happiness to living things and living beings all over the planet.

Part 2 will be presented in part 9: Looking at the Buddha’s Birthday through aspect of peace, I would like to invite you to follow the following part of this writing.

3.       Looking at the Buddha’s Birthday via the symbols of the lotus flowers

Being born under the sorrowless tree, the newborn baby Buddha took the seven steps on the seven lotus flowers.[50] His steps are lifted up by the lotus flowers. These steps, which are authentically the steps of peace and happiness for the many, are a sign to us that the World-Honored One has been present in the world.

 “The seven pink lotuses lift up his pure heels,

In the middle of a lotus pond the Lord of loving-kindness and compassion appears.”[51]

The pink lotus here symbolizes purification, purity, awakening, awareness, mindfulness, steadiness, and freedom. In this context, the lotus symbolizes the Buddha and His virtuous characteristics. The seven pink lotuses represent for the seven Buddhas:[52]

Vipassì Buddha, Sikhì Buddha, Vessabhù Buddha, Kankusandha Buddha, Konàgamana Buddha, Kassapa Buddha, and Sakyamuni Buddha. Consistently before and after like one, the seven Buddhas are full of the above specific characteristics.   

 “The pure step,” which means the step of peacefulness, purity, equality, love, and peace, represents the peaceful and happy, steady and light-hearted steps of the Buddha, Buddhism, and His disciples.

In the second verse, we encounter the words the lotus pond, the Lord of loving-kindness and compassion; the pond is understood as the world; the lotus symbolizes the Lord of loving-kindness and compassion, namely the Buddha, who has His immense and infinite love toward living things and living beings.

When referring to the lotus pond, we think of land, water, air, light, etc., especially the mud at the bottom of the pond. The lotus grows up in the pond, in the mud, it emerges valuable, pure, and clean even though it has never grown in clean water and land. This represents the purity of the Buddha, namely the prince Siddhārtha. Being born in the world, the prince left royal home for a monastic life, cultivated, obtained enlightenment, and became the Buddha.

Out of his wish for peacefulness and happiness for the many, out of his immensely vast love toward living things and living beings, He wished to be among them, giving them a good chance to meet Him, to learn the Buddha Way, to listen to the Dharma, and to respect the Sangha, He had the ability to educate and to teach them, and was beyond blame, praise, and criticism of the world. Depending on the world to preach the Dharma, to teach sentient beings, to bring peacefulness and happiness to them, the Buddha led his life of mindfulness and awakening, steadiness and freedom, peacefulness and happiness, reflected in his perfect gestures, speech, thought, and actions, esteemed and revered by the world. If He was born and lived in a realm of heaven, living beings on earth would not have known Him and would not have had the opportunity to adore and respect Him.

According to the tenet of Co-arising, the lotus is made of the various elements in which it grew, such as the mud, water, air, light, etc. Growing up in the mud, but the lotus is not defiled by the mud; it rises up to the surface of water, goes beyond the water surface freshly, blooms beautifully, and it produces full fruit. Likewise, living and spreading the Dharma in the world throughout 80 years, but the Buddha, who was not stained by the world, not controlled by ignorance and defilement, still dwelt steadily in right mindfulness, right concentration, and right clear understanding in order to bring authentic peacefulness and happiness to himself and to others right in the present life.       

At this point, the mud represents defilements of craving, anger, delusion, concepts of right, wrong, blame, and praise of the world; the lotus symbolizes the results of the Buddha’s effort, cultivation, and contemplative meditation. The process of cultivation and propagation of the Dharma is the process of helping practitioner identify and transform the mud into the lotus, defilement into Bodhi – enlightenment, suffering into peacefulness and happiness, etc. The Buddha has ever done so, and His disciples also have to imitate and to follow His virtuous conduct.

The more we learn and practice the Buddhadharma, the more we obtain peacefulness and happiness; the less we learn and practice the Buddhadharma, the less we obtain the results of peacefulness and happiness for ourselves and for other people. Not learning the Buddhadharma, we do not know where the good path is to practice. Therefore, we each try to cultivate and to practice the Buddhadharma well in order to bring flowers and fruits of peacefulness and happiness to the many. 

Indeed, being born in the world of human beings, the prince Siddhārtha had the good opportunity to leave his royal home for a monastic life, to cultivate, to attain enlightenment, and to become the Buddha. At this point, the prince was considered as the person leading to upper, to righteousness, to good, and to peacefulness and happiness for himself and for others right in this life. From his beginnings as a normal person, the prince made an effort to cultivate to lead to an extraordinary person, namely the enlightened and awakened person. Living in mindfulness and awareness, steadiness and relaxation by practicing and dwelling deeply in meditative concentration, finally, he became the perfectly spiritual Master deserving to be revered and respected by the world.    

 “Freshness and beauty as the lotus flower

Bright light as the Northern star

We would like to turn back and take refuge

in the Teacher of gods and human beings.”[53]

Moreover, the lotus symbolizes the purity, cleanness, spotlessness, etc. The mud represents defilements, suffering, unhappiness, smeariness, stain, greed, anger, etc. Every step leads us to good and to righteousness; cultivation is the process of purifying and transforming defilements into Bodhi – enlightenment; suffering and unhappiness into peacefulness and happiness; impurity and stain into purity and cleanness. If we understand and practice it like this, peacefulness and happiness have the ability to permeate and to make our bodies and minds cool.     

The precious lotus blooms in the enlightened pedestal

The halo illuminates the ten directions,

Wisdom is beyond the Dharma realm,

Loving-kindness and compassion are instilled in mountains and rivers

Having just seen the Buddha’s beautiful countenance,

Hundreds and thousands of defilements are fully cleansed,

Minds are led to praising the merit

Diligence of the Dharma career is cultivated.”[54]

In the context of the Buddha’s Birthday, the lotus flower, which is described here as a very beautiful and very meaningful metaphor, signals to us that the Sakyamuni Buddha was born in the world, grew up in the world, and succeeded in the world by bringing peacefulness and happiness to the many, but He was never defiled by the world. His life is an extremely valuable and precious lesson for the peoples all over the world to learn about and follow.  

Moreover, we know that the image of the newborn baby Buddha taking the seven steps on the seven lotus flowers, and His strongly affirmative speeches are described by historians as containing many meanings of symbols and metaphors authentically and emphatically. This image, which is found in Buddhism, is to honor and to affirm that awakened and enlightened people are topmost. (Please wait to read the following issue)   


[1]   Xem http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhistworld/lumbini.htm            / Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Lumbini

[2]   Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-121_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark   

    Xem Trường Bộ - Kinh Đại Bổn 14, Phẩm III – 22 - 23 (Dìgha Nikàya - Mahàpadàna sutta 14, Part 22 - 23).

[3]  Pháp Cú, kệ 49.

[4]   Xem http://dhammacakkhu.blogspot.com/p/lich-su-uc-phat-thich-ca-mau-ni-tom-tat.html

[5]   Xem http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo4/tb4-00.htm  Or Xem http://anhnhiendang.com/Thu-Vien-Chanh-Phap/2/5-Nikaya---4-A-Ham.html

[6]   Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-121_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

    Xem Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya) – 14 Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta), Phẩm I – 18, 19, 20…

    Xem D. 14. I.

[7]  Như trên.

[8]  Xem http://www.ignca.nic.in/jatak072.htm

[9]  Xem http://ue.vnweblogs.com/mobile.php?op=ViewArticle&blogId=18513&articleId=335969

[10]  Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76_4-3897_5-50_6-1_17-50_14-1_15-1/   Xem Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammcakkappavattana Sutta).

[11]  Xem III. Thức (viññana), http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-tong-quat/665-thp-nh-nhan-duyen.html

[12] Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-811_5-50_6-1_17-56_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark Or xem Assalayana Sutta No. 93 in  Majjhima Nikāya.

[13]  Xem http://ue.vnweblogs.com/mobile.php?op=ViewArticle&blogId=18513&articleId=335969  

     Or http://www.indianetzone.com/56/vessantara_jataka.htm

[14]  Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-121_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark 

     Xem http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/Truong_A_ham/Tr_001.htm

     Xem Kinh Trường A Hàm, Phần I – 1. Kinh Đại Bản Duyên 4c  

     Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-121_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

     Xem Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya) – 14 Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta), Phẩm I – 17, 18, 19…

     Xem Dìgha Nikàya - Mahàpadàna sutta / Trường Bộ - Đại Bổn Kinh số 14.

[15]   Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-121_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

     Xem Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya) – 14 Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta), Phẩm I - 29   

[16]  Xem http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat01.html#_ftnref7

[17]  Xem http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenanhtu_22_01_1995/photo?pid=12&fid=2

[18]   See http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenanhtu_22_01_1995/photo?pid=12&fid=2

[19]  Xem http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenanhtu_22_01_1995/photo?pid=12&fid=2

[20]  Tương Ương Bộ (Samyutta Nikaya, V – 420), Kinh Chuyển Pháp Luân[1] (Dhammacakkappavattana Sutta) – Bài Pháp đầu tiên

     mà đức Phật thuyết giảng cho 5 anh em Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như (Aññakoṇḍañña) tại Vườn Lộc Uyển – Sarnath, Ấn Độ.

     Xem  http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76_4-3897_5-50_6-1_17-22_14-1_15-1/

[21]   Xem http://quangduc.com/kinhdien/223truongaham01.html   / hoặc xem Trường A Hàm – Sơ Đại Bản Duyên Kinh

[22]   Xem http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat01.html#_ftnref25

[23]   Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-121_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

     Xem Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya) – 14 Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta), Phẩm I - 27

     Xem D. 14, I. 27. 

[24]   Xem Pháp Môn Tịnh Hạnh - Phẩm Thuỵ Ứng của Kinh Ưu Bà Di

[25]   Xem http://eiab.eu/community-vi/eiab-news/thong-tin-sinh-hoat-1/ngay-but-bieu-hien

     Xem http://www.daophatngaynay.com/vn/duc-phat/phat-dan/7457-That-Bo-De-Phan.html

[26]   Xem http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat01.html#_ftn8       Hoặc xem Trường A Hàm – Sơ Đại Bản Duyên Kinh

[27]   Xem http://langmai.org/phat-duong/tung-gioi/nghi-thuc-tung-10-gioi

[28]   Như trên.

[29]   See http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhistworld/lumbini.htm            / Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Lumbini

[30]   See http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-121_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark   

[31]  Dhammapada, Verse 49.

[32]   See http://dhammacakkhu.blogspot.com/p/lich-su-uc-phat-thich-ca-mau-ni-tom-tat.html

[33]  See http://www.ignca.nic.in/jatak072.htm

[34]   See http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-121_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

    See Collection of Long Discourses (Dìgha Nikàya) – 14 The Great Discourse on the Lineage (Mahàpadàna Sutta), Part I – 18, 19, 20…   

[35]  As above.

[36]  See http://www.ignca.nic.in/jatak072.htm

[37] http://www.ignca.nic.in/jatak072.htm 

[38]  See http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76_4-3897_5-50_6-1_17-50_14-1_15-1/  See the Sutta of Setting the Dhamma Wheel in motion (Dhammcakkappavattana Sutta).

[39] See http://www.bps.lk/olib/wh/wh015-p.html

[40]  See http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.093.than.html, http://www.vipassana.info/037-culatanhasankhaya-sutta-e1.htm,

[41]  See http://www.indianetzone.com/56/vessantara_jataka.htm

[42]  See http://www.indianetzone.com/56/vessantara_jataka.htm

[43]  See  (Dìgha Nikàya) – 14 Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta), Phẩm I – 29

[44]  See http://www.palikanon.com/english/pali_names/vy/vessantara_jat_547.htm

[45]   See http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenanhtu_22_01_1995/photo?pid=12&fid=2

[46]   See http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/waytoend.html

[47]  See the Collection of long Suttas (Digha Nikàya), No 14 Mahāpadāna sutta

     http://quangduc.com/kinhdien/223truongaham01.html   / or see Trường A Hàm (S. Dīrghāgama) – Sơ Đại Bản Duyên Kinh

[48]  See http://www.metmuseum.org/toah/hd/buda/hd_buda.htm             Please see http://www.youtube.com/watch?v=kEe8hI6G0GY

[49]  See D. 14, I. 27.

[50]  See Pháp Môn Tịnh Hạnh - Phẩm Thuỵ Ứng của Kinh Ưu Bà Di

[51]  See http://eiab.eu/community-vi/eiab-news/thong-tin-sinh-hoat-1/ngay-but-bieu-hien in Vietnamese

[52]  See See D. 14, I. 27.

[53]   See Thích Nhất Hạnh. Chanting from the hear, Buddhist Ceremonies and Daily Practices. Parallax Press, Berkeley, California: 2007, P. 180. 

[54]  See Xem http://langmai.org/phat-duong/tung-gioi/nghi-thuc-tung-10-gioi in Vietnamese

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập