Một Vòng Tròn

Đã đọc: 4932           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thường có câu : “Học để minh lý”. Nhưng có phải học càng nhiều thì triết lý càng sâu không? Tôi cho rằng chưa chắc! Nhất là về triết lý của đời sống. Và có phải chăng triết lý đời sống là góp nhặt từ những phong sương tuế nguyệt mà chúng ta đã từng trải qua không? Có thể đúng và cũng có thể không đúng. Vì ta cần phải có một trí huệ minh mẫn để ngộ ra triết lý trong đời, nếu không, ta sẽ bị những cát đá mà ta đã từng vấp ngã đưa đẩy vào một hẻm cùn đường, không tìm ra được ngã sáng.

Bài nầy tôi đã từng viết bằng Hán văn nhưng vì tôi rất thích nội dung đây, nên tôi muốn viết lại bằng tiếng Việt. Ngoài mục đích tạo cơ hội cho tôi luyện tập Việt ngữ, tôi rất hy vọng chia sẻ một triết lý đời sống mà tôi đã học được từ một người phụ nữ nội trợ rất tầm thường.

 

Thường có câu : “Học để minh lý”. Nhưng có phải học càng nhiều thì triết lý càng sâu không? Tôi cho rằng chưa chắc! Nhất là về triết lý của đời sống. Và có phải chăng triết lý đời sống là góp nhặt từ những phong sương tuế nguyệt mà chúng ta đã từng trải qua không? Có thể đúng và cũng có thể không đúng. Vì ta cần phải có một trí huệ minh mẫn để ngộ ra triết lý trong đời, nếu không, ta sẽ bị những cát đá mà ta đã từng vấp ngã đưa đẩy vào một hẻm cùn đường, không tìm ra được ngã sáng.

 

Nói đến triết lý vòng tròn, tôi lại phải bắt đầu kể chuyện…

 

Tôi sinh ra từ một gia tộc rất đông đảo. Chú, bác, cô, dì, cậu, mợ,  bên nội bên ngoại không biết bao nhiêu mà kể! Lại thêm trải qua mấy đời chiến tranh, gia tộc đã phân tán rải rác khắp nơi trên thế giới. Đến ngày nay, có rất nhiều bà cô và chú ruột đã được liên lạc, nhưng tôi chưa hề gặp mặt. Người phụ nữ nội trợ mà tôi đang đề cập chính là thím Tám của tôi. Chú Tám thì tôi đã từng gặp hai ba lần bên Hồng Kông, nhưng thím Tám thì chưa từng gặp, nên nhân dịp đến Queensland, tôi lặn lội đến thăm gia đình chú. Tôi đã từng nghe nói chú thím nầy không con cái, lại không thích giao thiệp, từ khi về Queensland dưỡng già, hai người như đã ẩn cư, không còn liên lạc với ai cả. Nhưng khi tôi đến gặp, thì mới biết vợ chồng chú là người chậm nhiệt, lạnh nhạt lúc đầu, nhưng một khi quen thuộc rồi, hai người lại hết sức nhiệt tình. Nhất là thím, lúc đầu ít nói, nhưng sau thì thao thao bất tuyệt.

 

Trong một đêm trò chuyện, thím hỏi: “Tuổi tác con không còn nhỏ, sao không nghĩ đến sanh con đẻ cái?  Đừng để đến phút chót rồi hốn hận!... Thím nói chưa dứt lời, thì tôi đã òa lên khóc nức nở, nước mắt không sao cầm được… vì đây là một vết thương nội tâm của tôi. Tôi bắt đầu thổ lộ tâm sự và kể lại những lịch trình mà tôi đã trải qua, trong đó bao gồm những phương pháp nhân tạo như IVF (In vitro fertilization). Tuy rằng tôi không thường về chùa và cũng không gần Thầy, Cô để học hỏi giáo lý, nhưng tôi thường tự cho là người cứng rắn và hiểu đạo, một người sẵn sàng chấp nhận định nghiệp của mình. Dĩ nhiên, tôi thừa hiểu câu: vợ chồng là oan gia, con cái là nợ nần. Đời sống của tôi sẽ không được thảnh thơi như hiện tại nếu tôi đã thành công sinh được một nam hay một nữ… nhưng không hiểu sao, tôi lại cảm thấy rất ngậm ngùi xót xa khi biết mình không thể làm được một người mẹ của đứa con tự mình sinh ra. Đây là một mất mát, một thiếu sót trong đời sống, mà tôi sẽ mang tận đáy lòng, cho đến hơi thở cuối cùng của tôi.

 

Thím rất nhẫn nại ngồi nghe lời tâm sự của tôi, và tôi cũng biết không có người nào có thể hiểu tôi nhiều hơn trong giờ phút nầy, vì chính thím cũng là một người bất dục như tôi. Đêm rất dài, tôi không biết đã khóc bao lâu?! Khi được bình tĩnh lại, thì thím nói: “Đời sống của ta như một vòng tròn, nếu vòng tròn đó quá hoàn chỉnh và tròn trịa, thì đầu và đuôi của vòng tròn sẽ dính lại, tức là sinh mạng ta sẽ kết thúc. Nếu vòng không được tròn, thì một vòng khác sẽ bắt đầu, miên miên bất tuyệt.” Thím bắt đầu nêu ra một tỷ dụ: công chúa Diana của nước Anh. Diana đã sống một đời sống có thể nói là gần như thập toàn thập mỹ. Nói vế sắc đẹp, nàng không thua tứ đại mỹ nhân Dương Quý Phi của nhà Đường ngày xưa. Nói đến danh vọng, thì tiếng tăm của nàng đã phủ che cả một hoàng gia Anh quốc, trong đó bao gồm nữ hoàng Elizabeth II. Nhưng Diana không được một đời sống toàn vẹn, vì nàng không được tình yêu, dù là tình yêu của Hoàng tử Charles hay là tình yêu rải rác của những người tình của nàng…Đây chính là một sự thiếu sót trong đời sống công chúa của nàng. Đến khi nàng rời khỏi hoàng gia, thì nàng mới tìm được một người yêu thật sự, người nầy yêu nàng tha thiết. Trong lúc hai người đang rộn rịp chuẩn bị thành hôn, tai nạn xảy ra…đây là lúc kết thúc của một vòng tròn!

 

Tôi rất hửng hờ khi nghe được một triết lý cao xa phát xuất từ một người phụ nữ nội trợ tầm thường nầy. Đúng là “nhân bất khả mạo tướng”: người bị hói đầu chưa chắc đã là người nhiều suy tư; người học cao chưa chắc đã là người có trí huệ; người đầy phong độ chưa chắc đã là một kiêm kiêm quân tử… nhưng ngược lại, người hằng ngày mà chúng ta không hề lưu ý, rất có thể là một nhà hiền triết và rất có thể là một bực thầy chỉ dẫn những bước đường đi cho chúng ta.

 

Không ngờ một buổi trò chuyện bình thường giữa hai thím cháu trong gia đình, đã làm tôi thay đổi sự nhận định và tư tưởng của tôi. Tôi là một người rất đeo đuổi chủ nghĩa toàn mỹ (a perfectionist). Nhưng hởi ơi, trên đời có mấy khi là hoàn hảo, người đeo đuổi chủ nghĩa nầy chỉ là đeo đuổi một hình bóng phi thực tế. Nếu chúng ta có thể chấp nhận những gì thiếu sót và không hoàn hảo trong đời và đồng thời có thể tìm ra được cái đẹp của sự dở dang đó, thì chúng ta sẽ sống một đời sống an vui hơn.

 

Ah Yin

03/04/2010

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập