Chân Như
Do hằng ngày, nhiều tỷ con vật bị giết để phục vụ cho ăn uống, cũng như việc phê phán thị phi, “cái miệng” này đã gây ra muôn vàn “khẩu nghiệp”, cộng với sự “thể hiện bản ngã, hướng ngoại tìm cầu” để phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ. Con người đã sống với ảo tưởng, rồi tranh giành, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, tạo nhiều tội lỗi, để phải gánh chịu nhiều thiên tai, dịch họa thảm khốc và vật đòi mạng như dịch bệnh hiện nay là một điển hình cụ thể nhất! Covid-19 ra “thông điệp” từ đầu mùa dịch đến nay: tất cả phải “bịt miệng” và “cách ly”… gây nhiều khủng hoảng cho nhân loại. Phật Tổ dạy: “Tâm địa nhược thông, huệ nhật tự chiếu” có nghĩa là khi không còn bị ngũ dục che mờ trên đất tâm, thì mặt trời Tuệ sẽ tự nhiên rọi sáng. Chỉ có trở về sống với tâm an tịnh, thiện lành, trọn vẹn với “bây giờ và tại đây”, hướng vào bên trong, hoàn thiện tự thân, thuận và thấy rõ sự vận hành của tự nhiên (Pháp) mà không phân biệt, phán xét, lúc đó sẽ có cuộc sống an lành, xã hội mới được hòa bình, ổn định. Mặt trời hằng ngày, chỉ một việc tỏa ánh sáng, nuôi dưỡng muôn loài, nhưng vẫn trường tồn và lợi ích khắp nơi. Chân lý vẫn rạng ngời và bàn bạc khắp chốn, nên Viên Thành (An Lạc) cảm nhận mỗi người chúng ta, ai cũng đều có sự tốt đẹp, sáng suốt, xin chân thành chia sẻ bài thơ CHÂN NHƯ này, để cùng nhau “phản quan tự kỷ” sống với thực tại, với “chân như” để có được chánh kiến, an lạc, đón mừng mùa xuân 2022 đầy hoan hỷ và hy vọng. Có mặt khắp nơi tự thuở nào Cuộc đời trải nghiệm tợ chiêm bao Tâm linh Phật tính luôn hằng hữu Vũ trụ Trời xanh vẫn dạt dào Tỏa sáng ánh dương nuôi dưỡng vật Thâm trầm sinh khí hướng thanh cao Bên trong tinh túy cùng sanh chúng Tự tánh an nhiên hiển hiện vào Chùa Pháp Hoa SA, 01/01 Chào Mừng Năm Mới 2022 – Nhâm Dần. Kính Chúc Toàn Thể An Lành Trong Những Tâm Niệm Thiện Ích. An Lạc - Thích Viên Thành
Các bài mới :
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Câu chuyện về Thi Ca Huyền Không
- Trăng Thu Vĩnh Hảo
Các bài viết khác :
- Tượng Phật bằng đồng Nguyễn Duy Nhiên
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đã, đã đã, nên tật, đã tật” (phần 34) Nguyễn Cung Thông
- Truyền nhau đuốc tuệ Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Lan tỏa điều thiện lành trong “Ngôi nhà khởi nghiệp” - chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp mùa COVID Thắng Trân - Minh Phương
- Những Ngày Thơ, Nhớ Ba! Thích Pháp Bảo
- Còn Hơn Đẹp Người (phần cuối) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Còn Hơn Đẹp Người (phần 2) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Còn Hơn Đẹp Người (phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Chừ về lục bát ta xưa Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Phật Học Văn Tập VI Nguyên Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)