Sư ông Thích Nhất Hạnh về thăm quê

Đã đọc: 1028           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một đệ tử của đức Phật, Người là vị hành giả tinh tường cả ba tạng kinh lớn trong Phật giáo. Ở thời điểm hiện tại, người còn là nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, uy tín và chất lượng trên thế giới.

Sau hơn 50 năm rời xa bản xứ, nay người mới chính thức trở về quê hương cùng với tăng đoàn, đánh dấu sự kết thúc mọi hành trình độ sinh đầy tâm huyết.

Người nói rất nhiều về quan điểm làm mới đạo Phật trong nhiều thập niên qua, lúc người còn tu hành trong nước. Và sau khi người đại diện chính thể Phật giáo lên đường sang Tây phương, người vẫn tiếp tục hoài bão thúc đẩy cải cách và mang đạo Phật nhập thế sâu rộng: Kinh - Luật - Luận - Tu Học (kinh để nhớ, luật để sống, luận để hiểu, tu để thương).

Sau 50 năm, người đã gặt hái được nhiều thành quả cho nền Phật giáo đại đồng rộng khắp, không chỉ riêng với Phật giáo nước nhà. Người làm đẹp thêm cho quê hương và tạo được sự ảnh hưởng đặc biệt tới giới khoa học, tài chính lẫn chính trị học. 
 
 
 
Nếu đặt người vào vị trí của một thành viên Phật giáo Việt Nam thì người còn khiêm tốn đối với liệt vị Tổ sư. Nhưng nếu ở vị thế là người con của đức Phật thì người là một bậc xuất chúng bậc nhất, toàn vẹn cả thể chất cho đến tinh thần. 
 
Hôm nay đây, người lại trở về đất nước Văn Lang năm xưa, đất nước Đại Ngu, đất nước Đại Cồ Việt trong lòng Thăng Long, Âu Cơ. Và người cũng xin từ biệt mọi công lao to lớn, vàng son trên quốc tế để có thể về quê nhà, được làm một phần của Tổ Vạn Hạnh, Tổ Trúc Lâm, Tổ Khương Tăng Hội, Thiền phái Liễu Quán.
 
 
Và hãy thôi “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”. Người từng diện kiến các nguyên thủ quốc gia như nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng. Có thể nói, người đàm luận với những vị đứng đầu đất nước lúc bấy giờ chính là truyền đạt chân lý, và con đường hướng đến sự chuyển hoá, giúp cho dân tộc hoà mình vào vận hội chung của nhân loại.
 
Trong tất cả thông điệp, “dấu ấn xây dựng tình huynh đệ” được người nhấn mạnh để giữ lại những tinh hoa. 
Như chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đã viết trong một bản nhạc: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, tấm lòng đối với quốc thuý, được làm người con Đại Việt (thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Nguyễn) để tiếp tục bồi đắp gốc rễ, cội nguồn, tôn chỉ Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Quang Trung hoàng đế, Phan Châu Trinh v.v..., sống lại giây phút Bản Tuyên ngôn độc lập được đọc lên vẫn luôn nồng cháy. 
 
 
Người không phải bệnh mà về, thân người chẳng có bệnh, người cũng không để bệnh mà về”. Tuổi người ngoài 93, chín mươi ba năm qua người đã cống hiến quá sức của một đời người. Dành 80 năm tu tập, dày công nghiên cứu đạo Phật và đã 50 năm, người phải vươn ra thế giới, với trọng trách hoằng dương Chánh pháp. Trong hơn 50 năm đó, người thành lập chùa Làng Mai ở Pháp quốc - một trung tâm Phật giáo thống nhất rộng lớn khắp Âu-Mỹ, có vị trí trong giới học thuật lẫn tôn giáo. Nơi đây có thể coi là một Vatican Phật giáo tại châu Âu. 
 
Tuy chủ trương của người là Thiền phái Chánh niệm, thuộc dòng tu Tiếp hiện nhưng có lẽ ở đâu đó trong sự dấn thân ấy cũng mang tính tự tôn dân tộc và lòng kính trọng Phật giáo. Người dường như đã chứng được “vô ngã” ngay trên địa cầu này.
Bây giờ, có lẽ người chỉ mong muốn trở về đất mẹ... Sống tự nhiên, chân tình như trong tác phẩm cùng tên “Tâm Quán, Tình người”. Còn mọi danh giá chỉ như bào ảnh, cát bụi mà thôi. 
 
Bảo Pháp
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập