Canada sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần vào năm 2021

Đã đọc: 1293           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố một loạt những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bao gồm “thực thi lệnh cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần trên toàn liên bang.

Thông báo này được đưa ra sau khi Nghị viện châu Âu thông qua lệnh cấm đối với các mặt hàng nhựa sử dụng một lần vào cuối tháng 3. Lệnh này bao gồm mục tiêu tái chế 90% chai nước giải khát bằng nhựa vào năm 2029.

Thủ tướng Canada cho biết, rác thải nhựa hiện đang làm ô nhiễm sông, hồ và các đại dương. Chúng vướng vào và làm chết các sinh vật biển như rùa, cá và các động vật có vú ở biển.

“Đó là một vấn đề mà chúng ta không thể bỏ qua. Rác thải nhựa kết thúc vòng đời tại các bãi rác và lò đốt rác. Xả rác ở công viên và bãi biển, gây ô nhiễm sông, hồ và đại dương của chúng ta, khiến rùa, cá và động vật có vú dưới biển bị vướng vào mảnh nhựa, thậm chí giết chết chúng. Chưa tới 10% đồ nhựa sử dụng ở Canada được tái chế. Nếu không có sự thay đổi, người Canada sẽ vứt bỏ một lượng vật liệu nhựa ước tính trị giá 11 tỉ USD mỗi năm vào năm 2030", nhà lãnh đạo Canada nói.

Đây là một phần trong kế hoạch đẩy mạnh cuộc chiến chống rác thải nhựa của Canada. Danh mục sản phẩm nhựa bị cấm sẽ còn được xem xét dựa theo khuyến nghị của giới khoa học. Ngoài lệnh cấm này, Canada chủ trương yêu cầu các nhà sản xuất vật dụng nhựa sử dụng nguyên vật liệu có thể tái chế.

Trước đây, việc cấm sử dụng nhựa dùng một lần như túi nylon đã được áp dụng tại một số thành phố và tỉnh thành phố ở Canada. Tuy nhiên, Thủ tướng Trudeau cho rằng một lệnh cấm trên cả nước là cần thiết.

Canada, Pháp, Đức, Anh và Ý, cùng với Liên minh châu Âu, đã đăng ký tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái ở Quebec

cùng tham gia một điều lệ mới chống ô nhiễm ở các đại dương trên thế giới. Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn chưa tham gia hiệp ước.

Một báo cáo của Ủy ban châu Âu cho thấy, 80% rác thải trong các đại dương trên thế giới là nhựa. Loại rác thải khó phân hủy này đã được tìm thấy bên trong các loài động vật biển như rùa, hải cẩu, cá voi và chim.

Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đang thể hiện nỗ lực của mình trong cuộc chiến bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa, nhưng hiện có một câu hỏi quan trọng đặt ra là làm cách nào để tái chế một lượng lớn rác thải nhựa dùng hàng ngày đúng cách.

80% rác thải trong các đại dương trên thế giới là nhựa. Loại rác thải khó phân hủy này

đã được tìm thấy bên trong các loài động vật biển như rùa, hải cẩu, cá voi và chim.

Canada, Pháp, Đức, Anh và Ý, cùng với Liên minh châu Âu, đã đăng ký tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái ở Quebec cùng tham gia một điều lệ mới chống ô nhiễm ở các đại dương trên thế giới. Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn chưa tham gia hiệp ước.

Hiến chương Nhựa Đại dương không bắt buộc các nước phải tham gia nhưng các nước EU vẫn cam kết sẽ có kế hoạch làm tất cả các loại nhựa có thể tái sử dụng, có thể tái chế hoặc thu hồi vào năm 2030. Tổng cộng có 21 chính phủ đã thực hiện cam kết đó, Trudeau nói. Ngoài ra, EU đầu năm nay đã thông qua luật cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần bắt đầu từ năm 2021.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập