Viện chủ và Tự chủ

Tự chủ là chỉ cho tăng sĩ có chức trách quản lý chùa. Thời nay gọi tự chủ là trụ trì. Tên gọi này chỉ cho lưu hành trong nội bộ Phật giáo.
Tự chủ là chỉ cho tăng sĩ có chức trách quản lý chùa. Thời nay gọi tự chủ là trụ trì. Tên gọi này chỉ cho lưu hành trong nội bộ Phật giáo. Trải qua các thời kì mà lịch sử tên gọi trụ trì cũng khác. Thời Đông Hán ở Trung Hoa lập chùa Bạch Mã, người quản lý Bạch Mã được gọi là tri sự, sau đó đổi thành tự chủ. Cũng từ nhân duyên hai sa-môn mang kinh đến Trung thổ mà xuất hiện chùa Bạch Mã để cho tăng sĩ ngoại quốc cư trú. Nguỵ thư-Thích Lão chí ghi: “Lẳng lặng như sa-môn Nhiếp-ma-đằng và Trúc-pháp-lan đến thành Lạc Dương vào thời kì Đông Tấn.
Kiến trúc tinh xảo Thánh Thọ trên Bảo Đỉnh được xây vào năm 1174,
trên Bảo Đỉnh có Thiên Phật động (động ngàn vị Phật), là di sản văn minh nhân loại
Trung Hoa có sa-môn từ đây. Từ đó Trung Hoa bắt đầu có sa-môn và pháp quỳ lạy”; ngoài ra, “Sau đó có sa-môn ở Thiên Trúc Đàm-kha-ca-la đến Lạc Dương, tuyên dịch giới luật. Giới luật ở Trung Hoa có từ đây”. Đến thời Đường, tự chủ còn gọi là viện chủ, giám tự. Tục Cao tăng truyện của Luật sư Đạo Tuyên phân tích chức tri sự trong chùa thuộc Thiền tông còn có thêm 6 chức (đô tự, giám tự phó tự, duy-na, điển tọa, trực tuế). Phật học Đại từ điển của Đinh Phúc Bảo soạn, giải thích chữ viện chủ còn gọi là tự chủ, là người có trách nhiệm xem xét việc chùa, xưa kia hay gọi viện chủ hoặc tự chủ.
Trong văn bia “Phục Ngưu sơn Vân Nham tự ký” được viết bằng chữ triện của tiến sĩ thời Minh Kiều Tấn (乔縉), phần sau văn bia liệt kê cụ thể nhiều đời trụ trì chùa Vân Nham (Vân nham nghĩa là mây vờn bay trên tảng đá, “Mù sương vơn đọng am nhà, lan xuyên thâm thấm sơn cốc ») trên núi Phục Ngưu (hành trạng kỳ đặc của Thiền sư Tự Tại lên núi hoang tu luyện, trên đường đi gặp trâu điên và đã “Lấy dây mũ cột trâu, bắt trâu nằm rạp xuống đất », nên nhân gian gọi núi này là núi Phục Ngưu).
Văn bia ghi cụm từ: ‘am chủ’, ‘công đức chủ’. Am chủ (庵主) tức là người chủ chùa, cũng là trụ trì. Thời Tùy gọi am chủ là đạo tràng, thời Đường gọi là tự (chùa), quan thần trong triều phần nhiều gọi là tự, kế nữa gọi là viện, gọi chung là chủ thủ (主首). Đến năm Tuyên Hòa thứ 3 thời Bắc Tống thì cấm không gọi ‘chủ’, mà đổi thành Quản câu (管勾 ). Am chủ cũng là trụ trì, nhưng vào đầu năm Kiến Viêm thời Nam Tống, triều đình đổi thành trụ trì.
Nhưng đối với ở Việt Nam hiện nay lại có khác đôi chút. Trụ trì là chỉ cho tăng sĩ quản lý chùa. Viện chủ là vị trụ trì sau khi tuổi già sức yếu, « niên cao lạp trưởng » (tuổi cao Tăng lạp nhiều », sẽ giao hẳn chức trụ trì cho vị đệ tử Tăng nhân, rồi bản thân làm viện chủ. Tuy trên lý thuyết chùa là của thập phương bá tánh, nhưng trụ trì tức là đã tiến hành thủ tục hành chánh hợp pháp tư sản, trở thành toàn quyền điều hành chùa.
Và cũng tùy theo phước duyên và trình độ kiến trúc thẩm mỹ của vị trụ trì mà chùa được kết cấu quy mô và thanh nhã không. Các chùa ở miền Trung, đa phần sau khi vị trụ trì viên tịch, trong môn phái sẽ lập ra ban quản trị chùa, rồi kính mời một vị tăng có thẩm quyền hoặc đức cao trọng vọng trong môn phái làm viện chủ. Với quan niệm là nương uy đức viện chủ để chùa được yên ổn và thịnh vượng, bên cạnh đó, còn suy cử một vị tăng làm giám tự để thường trực quản lý chùa, chăm lo đời sống tăng chúng hoặc hướng dẫn tín đồ tu tập Phật pháp.
Tổ sư Thiên Thai tông thứ 17 đại sư Tri Lễ lúc còn sống có quy định bất kỳ tăng sĩ nào hoằng truyền sâu thẳm giáo quán Thiên Thai và đóng góp kiệt xuất cho Thiên Thai đều được làm trụ trì chùa Diên Khánh (Diên Khánh tổ đình Thiên Thai, là đạo tràng trùng hưng giáo nghĩa Thiên Thai). Tri lễ còn dạy đệ tử tâm đắc Quảng Trí lập ngay văn bia trong chùa và ghi lại tâm nguyện của mình để làm chứng cứ vĩnh viễn, ngõ hầu làm rạng sáng tổ đình Thiên Thai, khiến cho mạch pháp Thiên Thai chảy mãi. Văn bia nổi tiếng này, có tên là « Sử thiếp Diên Khánh tự » (使帖延庆寺).
Văn bia có những đoạn như: « ...Vĩnh viễn làm trụ trì mười phương, chuyển diễn giáo quán Thiên Thai của ngài Trí Khải, an Tăng tu đạo, tự lần lượt vậy. Chủ trì viện sự, tập trung học đồ, giảng tập giáo pháp Thiên Thai ». « ...Vĩnh viễn làm trụ trì mười phương. Tức là không giới hạn đồ đệ kế tục, thường phải là Tăng danh đức kế thừa diễn giảng », «Tập trung học đồ ở các nơi, là Tăng có đức hạnh, mới kế tục trụ trì truyền giáo». Văn bia nhấn mạnh nhiều lần câu «Trụ trì tăng mười phương», chúng ta có thể thấy được di chí của bậc cao đức luôn ẩn chứa nguồn «tâm trong suốt như ngọc bích như tuyết trắng » (白玉冰心 bạch ngọc băng tâm),[1]mà không nghiêng nặng về tôn đồ tông phong pháp phái hoặc huyết thống bà con gia đình.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tuy có khác nhau về tên gọi viện chủ, tự chủ, am chủ, công đức chủ, nhưng có cùng một chức trách là phụng hiến Tam bảo tôn. Trong biến cách ngôn ngữ dịch thuật cũng vậy, dịch khác danh xưng nhưng cùng ý nghĩa. Điển tịch duy thức của ngài Huyền Trang dịch,bản Tam thập tụng (Triṃśikā) của Huyền Trang dịch chữ ‘thức’ (識) là năng biến (能變), còn điển tịch của ngài Chân Đế (Paramārtha) lại dịch chữ ‘thức’ là năng duyên (能緣). Khác nhau nhiều giữa năng biến và năng duyên, bởi do “Năng biến chủ yếu là tồn tại luận, cho đến ý vị vũ trụ luận. Năng duyên chủ yếu mang ý vị nhận thức luận”.[2]Hoặc giả Huyền Trang dịch chữ pariṇāmaḥ là “thử năng biến (此能變” hoặc “thử năng biến duy tam” (此能變唯三),[3]trong Chuyển Thức luận của Chân Đế lại dịch chữ triṃśikā là năng biến.[4] Trong việc truy tìm ấn tích các đời trụ trì chùa cổ nổi tiếng, các nhà khảo cứ hoặc nhà viết sử cũng dựa trên tên gọi theo thời kì và niên đại mà định luận. Bộ sử thư Tục đăng Chánh thống gồm 42 quyển của Thiền sư Biệt Am soạn, cho rằng Thiền sư Nguyên Lượng khai sơn chùa Thánh Thọ trên núi Bảo Đỉnh, nhưng dựa theo văn bia “Lâm Tế chánh tông ký” ghi, thì Thánh Thọ không phải do Nguyên Lượng khai sơn mà chỉ là một đời trụ trì.[5] Suy ra, cũng do nguyên nhân thời gian tác giả khi viết bộ này, nhưng vẫnchưa có duyên gặp đọc văn bia này.
Bà Rịa - Vũng Tàu
Hạ an cư, 2018
***
[1] “Bạch ngọc băng tâm» được thấy trong bài thơ Xuân dạ cảm hoài của pháp sư Bạc Thường sống vào thời Thanh. 4 chữ này cũng là tượng trưng cho trong veo như nước.
Bạc Thường có công rất lớn trong việc giáo dục tăng tài trong Phật học viện Báo Ân đặt tại chùa Thất Tháp và chấn hưng Phật giáo. Bạc Thường cho rằng «Điều rất quan trọng trong việc giáo dục là đào tạo nhân tài, tăng cường tăng sĩ trẻ có trách nhiệm, hết lòng với Phật giáo, chấn hưng Phật giáo. Phật giáo bị suy tàn là liên quan đến vấn đề nội bộ tự thân Phật giáo». Bạc Thường chuyên giảng dạy về tư tưởng Hoa Nghiêm.
Trong bản «Hoa Nghiêm cang yếu thiển thuyết hậu tự» của Bạc Thường, bản này nay đã bị tán thất, Lời mở đầu (đăng trên Báo An Phật học viện viện san) ghi: «Đức Phật Như Lai ta thuyết kinh có giải thuyết bất tư nghì Đại thừa và Tiểu thừa như kinh Tịnh Danh, kinh Hoa Nghiêm. Giải thuyết này, đã mở rộng không thể nghĩ bàn, cũng là tư lương lời bàn mà không hết tận. Do đó Thanh Lương phán phán giáo này, là biệt giáo Nhất thừa trong viên giáo, cảnh giới sự sự vô ngại cũng vậy. Quán nghiệm tỉ-khưu Hải Vân, ở nước Hải Môn 12 năm, lấy biển rộng làm cảnh giới, lúc ấy trên biển có Như Lai ngồi tòa sen, tay trái cầm ngọc ma ni, diễn thuyết pháp môn Phổ nhãn này».
Kinh Tịnh Danh và kinh Hoa Nghiêm cũng là kinh điển không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghị). Đại sư Trừng Quán (Thanh Lương) phán định những bộ kinh này đều là nhất thừa biệt giáo (一乘別教) trong viên giáo, thuộc từ sự sự vô ngại pháp giới trong tứ pháp giới. Không thể dùng tư tưởng và ngữ ngôn để biểu đạt giải thuyết cảnh giới bất tư nghị, cũng như biển rộng vô biên, không có bờ mé, không mất không khuyết. Bạc Thường còn so sánh chủ nghĩa duy vật, duy tâm và quan điểm Phật giáo, sư nhận định: «Tư tưởng học thuật phương Tây thời gần đây, có phán biệt về duy tâm và duy vật.
Đức Phật Tì-lư ta thành đạo, đầu tiên thuyết kinh Hoa Nghiêm, tánh tướng viên dung, rộng khắp không ngần, lý pháp giới duyên khởi đúng là các tông vất tư nghị, thậm chí còn là chỗ trở về của khoa học». Quan niệm phương Tây và giá trị việc phát triển khoa học kĩ thuật đã dẫn đến làm chao đảo lòng người. Đứng từ góc độ triết học, thì tranh luận giữa duy vật duy tâm cũng là điểm tranh luận sôi nỗi trong giới văn hóa tư tưởng ở phương Đông và phương Tây, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quan điểm Phật giáo.
Theo lời lẽ của Bạc Thường, cần đứng từ góc độ tánh tướng viên dung (性相圓融) để hóa giải nhận thức duy vật và duy tâm, lấy quán viên dung trong pháp giới duyên khởi của tông Hoa Nghiêm để thuyết minh pháp môn bất tư nghị nhân quả thực có thể siêu việt khoa học. Đó cũng là điểm mà khoa học cần tìm đến và xem là chỗ trở về. (tham khảo bài viết « Nghĩa học đại sư Bạc Thường pháp sư » của Hoàng Hạ Niên)
[2] Ngô Nhữ Quân, Nghiên cứu Phật học và Phương pháp luận, phần “Thuyên thích văn hiến học thức chuyển biến của ngài An Huệ”, q.2, Học Sinh thư cục, 2006, tr.652
[3] ĐCT 1.60 a
[4]ĐCT 31.61c
[5] Huỳnh Hạ Niên, Thích Trung Nghĩa dịch, Lịch sử Phật giáo Trung Hoa cổ đại, phần “Tìm hiểu văn bia ‘Lâm Tế chánh tông ký’ ở Đại Túc” Nxb. Hồng Đức, 2014, tr.192
- Sen quê màu hạ Nguyễn Đức Sinh
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Mỵ (Mị) Chu, Diễn Chu, bồ cu, bồ câu … Bùi Chu” (phần 39) Nguyễn Cung Thông
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Xem bộ phim “ Đức Phật “ trên truyền hình Dương Kinh Thành
- Thiền Tập Căn Bản Dành Cho Những Người Lính Mỹ Về Hưu (New Orleans,Hoa Kỳ) Trần Đức
- Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng Khuyên Vũ
- Tiếng Việt thời LM de Rhodes - cách gọi ngày,tháng,thời gian (phần 6) Nguyễn Cung Thông
- Hạnh phúc ở đâu Quang Minh
- Chân Lý Nằm Trong Những Điều Giản Dị Quang Minh
- Hạnh Phúc Trở Về Lê Hứa Huyền Trân
- Tha Thứ Và Chấp Nhận Lê Hứa Huyền Trân
- Cha tôi Nguồn từ: Khả Anh
- Tác dụng của việc mỉm cười Quang Minh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Đại Tỳ-bà-sa luận (大毗婆沙论 Abhidharma-mahavibhasa-sastra)
- Quan Hệ Niên Đại Soạn Viết Mâu Tử Lý Hoặc Luận
- Phật giáo có chủ trương và cổ xúy việc tranh luận Phật học không?
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu thành Du-già Sư Địa Luận
- Tên gọi tiếng Phạn Du-già Sư Địa Luận
- Dấu tích nghiên cứu Du-già Luận
- Du-già Luận
- Nhìn lại đôi chút về ngày sinh và năm mất của Đức Phật
- Số 0 và Siêu hình học - Tư duy về hữu, vô trong Toán học, Phật học, Đạo học và Hiện tượng học
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)