Lễ Phật Đản và Lễ Giáng Sinh

Đã đọc: 1565           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Lễ Phật đản và lễ Giáng sinh đều là ngày lễ tôn giáo. Lễ Phật đản là kỷ niệm đản sinh người khai sáng Phật giáo rồi trở thành một ngày lễ quan trọng, lễ Giáng sinh là kỷ niệm người khai sáng Cơ-đốc giáo Chúa Jesus rồi trở thành một ngày lễ quan trọng.

Một người là sản vật của văn hóa phương Đông, một người là sản vật của văn hóa phương Tây, hai người này biểu đạt tương đồng phương thức truy cầu, nhưng về ảnh hưởng thì cũng không tương đồng nhiều. 

Tắm Phật là nghi thức điển hình trong lễ Phật đản. Trong kinh điển Phật giáo Ấn Độ cũng hay nói đến tắm Phật, như Phật Thuyết Quán Tẩy Phật Hình Tượng Kinh của sa-môn Thích Pháp Cự thời Tây Tấn dịch và Dục Phật Công Đức Kinh của sa-môn Thích Nghĩa Tịnh thời Đại Đường dịch, lời kinh ghi công đức sau khi tắm Phật, nội dung lời kinh cũng rốt cuộc thuyết minh “Tắm hình tượng Phật như lúc Phật ở đời, được phước vô ngần không thể nói hết”, “Khéo dùng các món hương hoa để tắm hình tượng Phật thì sẽ được như ý, chư thiên long thần thường theo ủng hộ, đều sẽ thành Phật”.

Tóm lại, “Tắm hình tượng Đức Phật như Phật ở đời sẽ được sở nguyện. Muốn cầu thế độ đạt đạo vô vi và chấm dứt sinh tử thì sẽ được; muốn cầu tinh tấn dõng mãnh như Thích-ca Văn Phật thì sẽ được; muốn cầu như Văn-thù-sư-lợi hoặc Bồ-tát bất thoái chuyển thì sẽ được; muốn cầu chuyển luân thánh vương bay lượn giáo hóa thì sẽ được; muốn cầu A-la-hán hoặc Bích-chi Phật thì sẽ được; muốn cầu ra khỏi ba nẽo ác thì sẽ được; muốn cầu sinh lên cõi trời hoặc ở nhân gian giàu có thì sẽ được; muốn cầu có trăm con ngàn cháu thì sẽ được; muốn cầu sống lâu không bệnh thì sẽ được”.  

Như vậy, tín đồ đón nhận những điều tốt lành thì sẽ hưởng ứng rộng rãi. Trên thực tế, kỷ niệm Phật-đà cũng là mang lại mối liên hệ lợi ích tự thân mỗi người, còn mang lại  liên quan lợi ích mỗi người trong nhà. Vui vậy thì cớ gì không làm.

Lễ Phật đản không phải bắt đầu có từ thời Tây Tấn Trung Quốc, mà ngày lễ này do Ấn Độ truyền qua, nhưng chưa xác định ngày năm xuất hiện lễ Phật đản. Bởi vì hai vị Đại sư thời Đường là: Huyền Trang, Nghĩa Tịnh lúc ở Ấn Độ đã thấy được tổ chức và nghi thức lễ Phật đản. Trong kinh điển Hán dịch, từ sớm vào thời Tây Tấn đã có lễ này, như tăng nhân thời Tây Tấn là Thích Pháp Cự dịch kinh này.

Tiếp chiếu sử thư Trung Quốc Hậu Hán Thư, Đào Khiêm Truyện, quyển 73 của nhà sử học Phạm Diệp có ghi, thứ sử Từ Châu thời Đông Hán là Đào Khiêm từng tụ tập hơn trăm người ở cùng quận Tạc Dung, xây tháp lớn trong thành Hạ Bì quận Quảng Lăng, “Trên xây tháp cao, dưới làm tầng lầu, còn bọc quanh điện các, chứa được hơn ba ngàn người, đúc tượng Phật bằng vàng, đắp ca-sa hoa mỹ. Mỗi lúc tắm Phật, dọn nhiều món ăn uống, bày bố khắp đường, có hơn vạn người đến chiêm bái Phật và ăn uống.”

Cho đến sau đó, lễ tắm Phật đã hình thành vào thời Ngũ đại và cũng có ảnh hưởng, trở thành chính thức trong lễ Phật đản. Đến năm Long Hưng thứ 3 thời Hậu Tống thì “Mồng 8 tháng 4 là ngày Phật đản. (Vua) tuyên nạp mời 50 vị Tăng, vào trong Quán đường, hành trì ‘nghi sám Tam muội Kim quang minh’ hộ quốc. Tăng thọ thực xong rồi nói pháp. Vua phấn khởi phong Pháp sư hiệu Tuệ Quang làm Tả vệ Tăng lục, ban tặng vải gấm cho các Tăng. Từ đó mỗi năm thường lệ đến ngày Phật đản thì vua ban gấm cho 50 vị danh Tăng.

Đến chùa Thiên Trúc, thực hành việc Phật”. Tỉ-khưu Thích Giác Ngạn người huyện Điểu Trình, hiệu Bảo Châu ở chùa Bảo Tướng viết Thích Thị Khể Cổ Lược, quyển 4 và trong Thích Thị Khể Cổ Lược Tục Tập của Thích Huyễn Luân viết đều ghi đến thời Bắc Tống thì đã trở thành định chế. Sa-môn Chí Bàn ở Đông Hồ huyện Tứ Minh viết Phật Tổ Thống Ký, quyển 33 vào năm Cảnh Định thời Tống ghi: “Lễ tắm Phật ngày 8 tháng 4 là ngày sinh Đức Phật. Nhân dân niệm Phật, tắm hình tượng Phật”. Trong Ma-ha Sát Đầu Kinh và Dục Phật Kinh ghi lúc tắm Phật đọc bài kệ: “Con nay tắm gội các Như Lai, tụ công đức trang nghiêm tịnh trí. Khiến dứt dơ chúng sinh năm trược, xin chứng pháp thân tịnh Như Lai”.    

Đến nay, lễ tắm Phật là đặc điểm trong lễ Phật đản và đã trở thành ngày lễ rất quan trọng trong chùa. Mỗi năm đến ngày này, chùa sẽ thỉnh tượng Phật ra rồi dùng hương hoa nước rưới tắm, kết hợp với nghi thức hoặc tiết mục diễn xuất, hoạt động cao trào hấp dẫn. Có những nơi cũng cử hành nhiều hoạt động và tổ chức lễ Phật giáo trong ngày này. Có thể nói, lễ Phật đản đã dung hòa trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, trở thành một ngày lễ nổi tiếng sâu sắc của Phật giáo Trung Quốc.    

Lễ giáng sinh (圣诞节 Christmas Day) là nói gọn từ chữ “Julius Caesar Cơ-đốc” của phương Tây, là tín ngưỡng chúc mừng ngày Chúa giáng sinh cứu thế của tín đồ Cơ-đốc giáo. Mùa giáng sinh cũng như mùa Phật đản, cũng là thời gian rất dài, nhưng chưa có năm tháng chính xác về ngày giáng sinh, hiện nay vẫn tồn tại tranh luận về ngày sinh Chúa Jesus. Ngoài Tân Ước Thánh Kinh, không có sách nào ghi lại đề cập đến Chúa Jesus. Mãi đến năm 354, Thiên Chúa giáo La Mã chỉ định Hệ thống lịch ngày 25 tháng 12 là ngày giáng sinh Chúa Jesus.

Đến năm 440, mới do Giáo triều Rôma định ngày 25 tháng 12 là ngày Giáng sinh. Năm 1607 sau Tây lịch, lãnh đạo Giáo hội của các nước trên thế giới đến tụ họp tại Bethlehem, rồi tiến thêm một bước xác định, từ đó đại đa số tín hữu Cơ-đốc trên thế giới đều lấy ngày 25 tháng 12 làm ngày Giáng sinh. Đến thế kỷ XIX, xuất hiện Ông già Noel, lưu hành ngày lễ tặng quà lễ Giáng sinh cũng bắt đầu lưu hành rộng rãi. Do từ ngày Giáng sinh là ngày chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời nên ban ngày rất ngắn, nên đúng ra ngày Giáng sinh cũng là ngày ‘đông tiết’ (冬节) của phương Tây.

Người dân phương Tây chú trọng lạ thường về  hoạt động lễ Giáng sinh. Người dân châu Âu đều trở về đoàn tụ với gia đình rồi đi chơi đây đó. Hoạt động chúc mừng đêm Giáng sinh cũng là tụ tập, nên không thể thiếu. Đại đa số thành viên trong gia đình ở Âu Mỹ đều sum vầy trong nhà, cùng nhau ăn uống no say, sau đó ngồi xúm xít bên bếp lửa rồi đốt lửa cháy ngùn ngụt, gãy đờn xướng hát, già trẻ cùng nhau vui nhộn; hoặc là sáng tạo ra cách thức xã giao mang diện mạo mới, thâu đêm suốt sáng chúc mừng đêm giáng sinh là đêm hạnh phúc, đêm đoàn viên, đêm bình an, an tường, nhộn nhịp. Vào đêm Giáng sinh, cha mẹ, mọi người thầm lặng chuẩn bị cho những trẻ em phẩm vật dép màu đỏ hoặc màu trắng.

Rất nhiều nội dung lễ Giáng sinh như ngoài việc tặng quà Noel, còn có những trang sức khác như cây thông Noel, mũ Noel. Truyền thuyết Ông già Noel sẽ giáng lâm ngày này, đó là những nguyện vọng tốt đẹp và mong chờ được lễ phẩm và chúc phước của con người. Đêm Giáng sinh (silent Night / Christmas Eve) còn gọi là đêm bình an (平安夜), trước đêm giáng sinh (ngày 24 tháng 12) thì đại bộ phận trong xã hội Cơ-đốc giáo xem là một ngày lễ mừng Giáng sinh. Nhưng hiện nay do từ ảnh hưởng văn hóa phương Tây, lễ Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ mang tính thế giới.

Văn hóa ngày lễ là hiện tượng văn hóa bao gồm cộng đồng loài người trên cả thế giới, nhưng do bất đồng về tín ngưỡng tôn giáo giữa phương Đông và phương Tây, nên hình thức và nội dung biểu hiện văn hóa ngày lễ tôn giáo cũng không đồng dạng. Bởi vì trong tôn giáo, lễ Phật đản và lễ Giáng sinh đều là chúc mừng ngày sinh đấng Giáo chủ rồi trở thành ngày lễ tôn giáo, nhưng khẳng định hai tôn giáo cũng có rất nhiều điểm chung nhất. Như ngoài điểm giống là ngày lễ kỷ niệm đấng giáo chủ, trong nội bộ hai tôn giáo cũng từ đó mà có xuất hiện kiến giải nhiều khác nhau về kỷ niệm ngày tháng.

Trong Phật giáo, Phật giáo Đại thừa Trung Quốc nói Đức Phật đản sinh vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, Phật giáo Nhật Bản nói Đức Phật sinh ngày 8 tháng 4 dương lịch, Phật giáo Nam truyền ở khu vực Đông Nam Á nói Đức Phật sinh ngày 15 tháng 4 âm lịch-ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch. Trong Cơ-đốc giáo, Thiên Chúa giáo La Mã, Anh giáo thuộc Kitô giáo nước Anh và Cơ-đốc tân giáo đều nói Chúa Jesus giáng sinh ngày 25 tháng 12 âm lịch, Chính thống giáo Đông phương nói Chúa Jesus giáng sinh ngày 7 tháng 1 âm lịch, Giáo hội Tông truyền Armenia nói Chúa Jesus giáng sinh ngày 6 tháng 1 âm lịch. 

Lễ Phật đản cử hành chủ yếu vào ban ngày, quá lắm thì qua khỏi giờ ngọ. Hàng tăng sĩ phải tổ chức pháp hội long trọng, phải niệm tụng kinh điển để khen ngợi Đức Phật, sau đó còn dùng hương hoa nước rưới lên tượng Phật. Lễ giáng sinh cũng phải khánh chúc long trọng, đêm Giáng sinh mọi người đi quanh cây Noel ca hát nhảy múa, hết lòng thỏa thích. Giáo đồ Cơ-đốc giáo của Giáo hội truyền thống ở các nơi trên thế giới tổ chức tụ tập ban đêm và trong đêm bình an cầu nguyện trong giáo đường để biểu hiện mở đầu cho ngày Giáng sinh. Một vài Giáo hội thì cử hành sùng bái thắp nến vào buổi xế chiều, thông thường sẽ có biểu diễn ca hát việc giáng sinh Chúa Giêsu, còn có ăn uống linh đình, dọn gà Tây hoặc dăm bông làm thực đơn. Sắc thái truyền thống nước Đức thì dọn cá chiên.     

Lễ Phật đản và lễ Giáng sinh cũng có rất nhiều điểm khác nhau. Lịch sử lễ Phật đản sớm hơn so với lịch sử lễ Giáng sinh. Lễ Phật đản chủ yếu tổ chức nội bộ trong chùa, cũng có những nước và dân tộc xem lễ Phật đản là một ngày lễ rất trọng đại của dân tộc. Như nước Phật giáo nước Thái Lan, dân tộc thiểu số tộc Thái và tộc Tây Tạng thuộc Trung Quốc, thì cả tộc đều tín ngưỡng Phật giáo, cũng tổ chức lễ tắm Phật cho đến triển khai việc rước xe trên đường để mừng Phật đản. Như lễ Rưới nước (泼水节) của xã hội tộc Thái cũng do phát triển từ lễ tắm Phật mà ra. Hoặc là tổ chức vẽ khắc tượng Phật lên tảng đá trên núi là ngày lễ Sái đại Phật (晒大佛)  của xã hội tộc Tây Tạng.

Lễ Giáng sinh ở phương Tây cũng mang nhiều ý nghĩa dân gian, không những người các nước phương Tây phải trở về nhà sum vầy với người thân, ăn mừng rầm rộ, mà còn phải lấy ba màu: đỏ, xanh, trắng làm màu sắc Giáng sinh, mỗi nhà mỗi hộ đều phải dùng màu sắc Giáng sinh để trang sức. Đóa hoa màu đỏ, cây Thánh giá màu đỏ và cây thông màu xanh, trên cây thông treo lủng lẳng phẩm vật, đèn chớp và kết hoa màu sắc rực rỡ, còn thắp nến Giáng sinh, nó cấu thành không khí ngày lễ đặc thù trong lễ Giáng sinh. Ông già Noel mặc đồ xen lẫn màu đỏ và màu trắng trở thành hấp dẫn, là nhân vật rất được đón nhận vui nhộn trong hoạt động lễ Giáng sinh. Hình thức Ông già Noel đã trở thành một thứ tập tục. 

Nhìn chung, đồng nhất là giữa lễ Phật đản, lễ giáng sinh và lễ của các tôn giáo khác là cùng thuộc lễ tôn giáo, và còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người phương Đông và phương Tây. Nhưng về tư tưởng giữa phương Đông và phương Tây thì khác rất lớn, đặc biệt tư tưởng phương Tây ảnh hưởng đến xã hội phương Đông. Lễ Phật đản tuy vẫn có địa vị rất quan trong trong giới Phật giáo, nhưng về ảnh hưởng xã hội thì rõ ràng lễ Phật đản bị lạc hậu so với ảnh hưởng lễ Giáng sinh. Nói cách khác, ảnh hưởng lễ Giáng sinh đã vượt trên lễ Phật đản, và lễ Giáng sinh cũng trở thành một ngày lễ sinh hoạt của người dân các nước phương Đông. 

Trong xã hội truyền thống phương Đông, ảnh hưởng lễ Giáng sinh vượt trên ảnh hưởng lễ Phật đản. Điểm rất trọng yếu đó là lễ Giáng sinh đã siêu việt phạm vi tôn giáo, trở thành một ngày lễ có đủ ý nghĩa phổ biến dân gian. Bởi vậy, không phải giáo đồ Cơ-đốc giáo ở trên thế giới cũng mừng lễ Giáng sinh, tạo thành ăn mừng ngày lễ văn hóa thế tục, ăn mừng ngày lễ tôn giáo. Thông thường, tập tục xã hội phương Tây, mỗi năm tới thời gian lễ Giáng sinh thì các nhà buôn bán phải tiến hành hoạt động chương trình khuyến mãi, cả xã hội đều xuất hiện không khí ngày Giáng sinh, từ đó dẫn đến tác dụng ảnh hưởng quan trọng trong việc quảng bá lễ Giáng sinh.

Đương nhiên chúng ta cũng không thể bỏ qua việc chính quyền của một vài nước đã ảnh hưởng lễ Giáng sinh làm ngày nghỉ công cộng. Ngoài một vài nước và khu vực hành chính ở phương Tây, như Hồng Kông thuộc Trung Quốc, nước Malaysia,  nước Singapore và các nước thuộc khu vực châu Á cũng liệt vào lễ Giáng sinh là ngày nghỉ công cộng. Những việc này như đã sắp sẳn, nên không chút nghi ngờ lễ Giáng sinh đã tác động mang tính quyết định, dẫn đến ảnh hưởng xã hội phương Đông.

Mặt khác, như Hồng Kông, Malaysia, Singapore từng là thuộc địa chịu sự cai trị của nước Anh, thuộc từ Khối Thịnh vượng chung Anh và tin chắc giữa chính phủ thực dân nước Anh và văn hóa phương Tây có mở rộng liên hệ quan trọng, nên lễ Giáng sinh được liệt vào ngày lễ chung những nước này. Do đó lễ Giáng sinh ảnh hưởng đến khu vực và xã hội phương Đông. Sức ảnh hưởng tiềm tàng văn hóa Cơ-đốc giáo phương Tây mang đến tác dụng quan trọng, đó là một nguyên nhân chủ yếu mà không thể xem nhẹ, vì vậy chúng ta cũng không thể đơn giản mà quy kết Giáng sinh mang tác dụng văn hóa thế tục. 

Phật giáo được tổ thành một bộ phận văn hóa truyền thống Trung Quốc, đã dung nhập văn hóa truyền thống Trung Quốc. Lễ Phật đản tuy cũng là ngày lễ rất quan trọng trong giới Phật giáo, nhưng lễ Phật đản trước sau chưa có rời khỏi chùa, vẫn thuộc từ hoạt động văn hóa tự viện. Từ những nguyên nhân đó, tạo thành lễ Phật đản chỉ có thể là ngày lễ tôn giáo mà không thể trở thành nội dung ngày lễ văn hóa thế tục. Như tộc Tây Tạng và tộc Thái là những dân tộc mà toàn dân tin phụng Phật giáo, tuy đã nạp nhập lễ Phật đản là ngày lễ truyền thống nhưng ảnh hưởng có giới hạn, cũng thuộc từ ngày lễ dân tộc và không thể tách rời Phật giáo, nhưng không có đủ hiện tượng ngày lễ tính thế tục rộng rãi.

Ngoài ra, Trung Quốc đất đai rộng lớn, do tổ thành đa văn hóa và thể tập hợp văn hóa Trung Quốc, mỗi khu vực và mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa riêng mình. Xưa nay lấy văn hóa tôn giáo Trung Quốc làm dòng chảy chính, và còn có tình huống du nhập tôn giáo ngoại lai nên hoàn toàn bất đồng với tình huống văn hóa xã hội phương Tây lấy tôn giáo Cơ-đốc làm dòng chảy chính. Phật giáo không phải là địa vị dòng chảy chính trong xã hội Trung Quốc, nhưng lễ Phật đản đã khiến cho trở thành ngày lễ quan trọng. Phật giáo trước sau thuộc từ thuộc tính văn hóa ngoại lai, nên lễ Phật đản quyết định chỉ tổ chức trong chùa, mà không thể ra khỏi chùa và phát triển ảnh hưởng nhiều.        

Trải qua nhiều thời đại, nhiều người nỗ lực mới hoàn thành và ngày lễ được mọi người tiếp nhận. Bất đồng văn hóa trong ngày lễ tôn giáo là phạm vi xoay quanh khả năng chuyển đổi trở thành ngày lễ thế tục, trong giới tôn giáo có khả năng một mạch tạo ra ngày lễ tôn giáo và phổ biến. Giới tôn giáo phải làm sao đó để tăng mạnh ảnh hưởng ngày lễ tôn giáo, phải khéo lợi dụng sức ảnh hưởng từ văn hóa thế tục để thúc đẩy ngày lễ tôn giáo đi vào xã hội, quan trọng là chủ đề truyền bá và phương tiện thúc đẩy, tính đa dạng phương tiện và phương thức. Chỉ có phù hợp đón nhận yêu cầu của quần chúng thì ngày lễ tôn giáo mới được người thế tục tiếp thu.

Trong đó, kế sách và truyền bá văn hóa là phương thức rất quan trọng để gặt hái thành công. Lễ Giáng sinh sở dĩ truyền bá thành công trên thế giới, nguyên nhân căn bản là trong tự thân của họ có đủ tính thế tục, nói rõ ra, cũng là thông qua hoán chuyển mô thức vai trò quan hệ giữa cá nhân xã hội mà thành công trong công việc, tăng thêm càng nhiều nội dung sinh hoạt hóa thế tục, gắn kết thân tình và triển khai văn hóa sẽ thành tựu việc quan trọng trong ngày lễ, đồng thời mượn nhờ tổ chức xã hội và bối cảnh ủng hộ của chính quyền khiến cho ảnh hưởng đến một bước tăng vọt. Như trước ngày lễ Giáng sinh là hoạt động đêm yên tĩnh, là hình thái vận động tự thân biến động trong lễ Giáng sinh, rồi phô diễn sôi nổi trong lễ Giáng sinh.

Lễ Phật đản do bởi thiếu khuyết những phô diễn này, thiếu khuyết cao trào chuẩn bị, nên không thể có tiến trình duy trì liên tục. Phải triển khai được một vài nội dung hoạt động phong phú văn hóa lễ Phật đản, đặc biệt là triển khai một vài diễn xuất văn hóa làm mục chủ yếu trong lễ Phật đản để mọi người hướng đến, đồng thời tận sức khả năng khai triển đủ tiết mục mang tính hỗ tương và tính tham gia, khiến mọi người hiểu rõ Phật giáo, nhất là chú ý lợi dụng thời gian rảnh rỗi của mọi người và còn phải điều chỉnh một vài vấn đề. Trong khẩu hiệu và nội dung truyền bá, phải dùng ngữ ngôn thông tục, rèn luyện sâu sắc một vài quan điểm, lời lẽ chân thật thích ứng với mọi người, đáp ứng yêu cầu quần chúng, chỉ cần giới Phật giáo làm được điều đó, thì ảnh hưởng lễ Phật đản sẽ tiến đến một bước lan rộng, sẽ ăn sâu vào xã hội. 

_Hoàng Hạ Niên_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập