Học mở rộng tầm nhìn kiến thức vào đời

“Học mà không tu như đãy đựng sách. Tu mà không học cũng như tu mù”.
Cuộc đời chúng ta được sinh ra và lớn lớn theo từng giai đoạn, gia đình có đủ điều kiện thì bắt đầu cho con em mình ăn học, từ lớp mẫu giáo vỡ lòng rồi đến bậc tiểu học, trung học 12 năm.
Chúng ta phải nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ bảo bọc, cấp dưỡng và cộng với ý chí nỗ lực học tập của mình mới có thể vượt qua 12 năm ở học đường.
Một điểm đặc biệt mà chúng ta cần chú ý và quan tâm hơn hết là hầu như số đông các em học sinh ở vùng quê xa xôi hẻo lánh đều bỏ học nửa chừng ở cấp 1 hoặc cấp 2, nếu hay lắm là cấp 3 rồi cũng phải nghỉ học. Nguyên nhân vì sao lại như thế?
Do ảnh hưởng phong tục, tập quán và truyền thống hiếu học ở những vùng này rất kém. Cha mẹ phải làm việc nặng nhọc bằng các nghề lao động tay chân, hệ thống tuyên truyền giáo dục khích lệ tiếp sức học sinh nghèo còn quá yếu kém.
Cơ sở các trường học quá xa chỗ học sinh đi lại cũng là vấn đề chướng ngại lớn, thiếu trường học, thiếu phương pháp giáo dục, thiếu đội ngũ giáo viên giỏi biết hy sinh, tận tuỵ với nghề nghiệp của mình. Đó là chúng ta đang điểm qua một số vấn đề khó khăn của các em học sinh vùng sâu, vùng xa.
Hiện nay chúng tôi có chương trình tiếp sức tài trợ học bổng giúp học sinh nghèo vượt khó tại các huyện Tỉnh Tây Ninh. Và bây giờ chúng tôi đã thành lập Trung tâm nhân đạo Duyên Lành Chùa Linh Xứng Tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ cho các học sinh nghèo vượt khó.
Ngoài các việc làm trên, chúng tôi còn hướng dẫn, khích lệ các em về tinh thần hiếu học, siêng học, học ngoan, học giỏi với tinh thần học lễ nghĩa trước rồi học chữ sau. Với tinh thần đó, chúng tôi còn khuyên dạy các em muốn là học sinh giỏi tốt trước tiên phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và cung kính, nghe lời thầy cô giáo dạy bảo.
Tuy chúng tôi có tấm lòng như thế nhưng khả năng còn giới hạn, kính mong các nhà hảo tâm, những tấm lòng vàng vì tương lai mai sau của các em và sự trưởng thành, tiến bộ của đất nước, chúng ta cùng nhau chung vai góp sức vì sự nghiệp sống còn của nhân loại trong mai sau.
Sau đó, chúng ta còn trải qua 4 năm đại học để lấy bằng cử nhân, 2 năm học thạc sĩ, rồi 3 hay 4 năm học tiến sĩ. Thật sự, đi hết một chặng đường dài trên 20 năm chúng ta rất căng thẳng và mệt mỏi. Nếu ai đầy đủ phúc duyên được sinh ra trong gia đình giàu có, hoặc siêng năng cố gắng vừa học vừa làm vì hoàn cảnh khó khăn mới có thể thành tựu việc học.
Thế cho nên, tất cả các em học sinh đều phải trả một giá rất đắc để hoàn thiện chương trình học của mình. Do đó, tờ giấy tốt nghiệp là cả một quá trình phấn đấu học hỏi liên tục không ngừng nghỉ mới có được kết quả tốt đẹp.
Gia đình chúng tôi gồm có tám anh em, tôi là lớn nhất. Thầy Nhật Từ còn hai đứa em nữa nhưng nhà tôi chỉ có hai người được học tới nơi tới chốn. Một là thầy Nhật Từ đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học ở Ấn độ và cô em gái Trần Thị Ngọc Tâm 44 tuổi vừa mới qua đời trong lúc triển khai kế hoạch công tác cho các phường trong Quận Thủ Đức.
Tôi và những đứa em khác bỏ dỡ việc học nửa chừng, không có đứa nào học tới cấp ba cả. Mẹ chúng tôi thất học hoàn toàn, cha thì học mới cấp 1.
Gia đình chúng tôi như thế đó, tôi may mắn hơn dù dốt nát quê mùa nhưng được xuất gia và tu học tại Thiền Viện Thường Chiếu, nên giờ đây cũng đã viết được vài cuốn sách để kết duyên cùng quý Phật tử gần xa.
Chúng tôi bây giờ mãi đến gần 50 tuổi mới thấy việc học và tu là cần thiết trong cuộc đời, nên tôi có chế tác ra một câu đối dùng để gối đầu nằm, nhằm răn nhắc và cảnh tỉnh mình nhiều hơn:
Học mở rộng tầm nhìn kiến thức
Tu sửa tâm ngày một sáng trong.
Người có đầy đủ phúc duyên và thêm sự nỗ lực của tự thân nên được học hành xuyên suốt và thành đạt một cách dễ dàng; còn những ai không được như vậy cũng chớ nên thất chí, nản lòng mà càng làm thiệt hại cho mình nhiều hơn. Nếu chúng ta không đủ duyên học thầy thì ta sẽ học nơi huynh đệ, bạn bè, hoặc tự học ở sách vở. Ngoài đời còn có câu: “học, học nữa, học mãi”. Tại sao ta không cố gắng kiên trì, bền bỉ với việc học của mình để rồi phải chịu ngu dốt hơn người. Người Phật tử thì phải càng học hỏi nhiều hơn nữa để thấm nhuần lời Phật dạy mà áp dụng tu hành cho có được an lạc, hạnh phúc cho bản thân mình và người.
Thực tập giáo dục theo lý nhân quả
Học và tu không thể thiếu trong đời sống của chúng ta, không phải việc tu học chỉ dành riêng cho người xuất gia mà người tại gia cũng có phần, ta chớ vì bận bịu công việc mà lãng quên việc tu học của mình, đến khi gần chết cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè, người thân cũng không sao giúp được.
Đường ta ta đi, ta đi nếu hiện đời làm được những điều nhân nghĩa thì đường đi rộng lớn, thênh thang; và ngược lại, ta sẽ đến chỗ tối tăm mờ mịt hay giỏi lắm là được sinh ra vùng biên địa không thể nào biết được Phật pháp.
Con người cần phải có ý chí, siêng năng, cố gắng, nỗ lực không ngừng mới có thể đạt được thành công như ý muốn. Sự thành công của chúng ta chỉ có 10% thông minh, phần còn lại 90% là sự cố gắng, chuyên cần, kiên trì, bền bỉ trong từng phút giây.
Sư tổ chúng tôi chỉ dạy:
“Học mà không tu như đãy đựng sách.
Tu mà không học cũng như tu mù”.
Chuyện tu trong chùa cũng giống như chuyện học ở đời. Trong nhà Phật luôn nói đến tính siêng năng, tinh tấn, cần cù, kiên chí, bền gan mới có thể có chút ít hiểu biết để có dịp cùng chia sẻ với tất cả mọi người. Bất cứ ai cũng vậy, nếu không siêng năng, chuyên cần, nỗ lực thì khó mà trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh.
Chính vì sự tai hại quá lớn do lòng tham nên chúng ta cần có nền giáo dục đạo đức, nhằm giúp cho giới trẻ có nhận thức tốt trong cuộc sống.
Giáo có nghĩa là sự chỉ dạy của người đi trước hướng dẫn cho chúng ta bắt chước làm theo, nhưng chúng ta phải biết suy xét, chiêm nghiệm để nhận ra lẽ đúng sai.
Dục giúp chúng ta nuôi dưỡng điều tốt lành, để lánh xa các việc xấu ác. Mục đích của giáo dục là giúp cho con người phát triển toàn diện về nhận thức sống, biết được lẽ thật của cuộc đời để chúng ta làm chủ bản thân, không lệ thuộc vào một đấng quyền năng nào đó.
Nói theo cách khác, chúng ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc; nhưng ta tiếp thu và làm theo các điều xấu ác cũng giống như loài cỏ dại, không cần chăm sóc nhưng chúng vẫn mọc lan tràn; sự duy trì và thực hiện các việc làm tốt đẹp giống như chúng ta lăn trái banh lên núi, sơ hở một chút thì nó rơi xuống chân núi trở lại. Thế cho nên, ta làm việc tốt phải kiên trì, bền bỉ, dũng cảm, dài lâu, mới đủ khả năng chế ngự các việc làm xấu ác.
Có một vị Tiến sĩ ngành giáo dục đã thành công trong nghề dạy học của mình, nhưng đến khi lớn tuổi, ông khép mình vào chốn thiền môn mong sống đời bình yên, hạnh phúc ở tuổi già.
Một học sinh biết được muốn đến thỉnh cầu để nhờ ông chỉ dạy. Sau khi gặp thầy, cậu học trò mới hỏi “Dạ thưa, tiên sinh có bí quyết gì mà ngài thành công trong việc học và giảng dạy, giúp cho nhiều người được thành đạt và có tiếng tăm? - Ta cũng đâu có bí quyết gì, ngoại trừ chăm chỉ, siêng năng, tinh cần, bền chí và cố gắng”.
Cậu học trò như nửa tin, nửa ngờ. Lão tiên sinh mới dẫn cậu học trò ra ngoài cánh đồng ruộng và chỉ vào một bụi lúa. “Này con ạ, con hãy xem cây lúa đang lớn dần theo ngày tháng”. Cậu học trò cứ chăm chú nhìn mãi mà không thấy cây lúa cao thêm chút nào.
“Cũng vậy, việc học cũng lại như thế. Mới đầu cây lúa chỉ là tép mạ còn nhỏ nhưng nó lớn dần theo thời gian, nên mới có những bụi lúa chín nặng trĩu, thơm ngát cả cánh đồng. Việc học cũng lại như thế, ta cứ siêng năng, chăm chỉ, cần cù và học có phương pháp logic đàng hoàng, thì tương lai cậu sẽ là người học trò giỏi để làm việc đóng góp lợi ích cho xã hội”.
Cho nên, ai muốn có tờ giấy tốt nghiệp cao nhất thì hãy nên theo sự chỉ dạy của tiên sinh mà cố gắng phát huy việc học của mình cho được vuông tròn, tốt đẹp.
- Sen quê màu hạ Nguyễn Đức Sinh
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Mỵ (Mị) Chu, Diễn Chu, bồ cu, bồ câu … Bùi Chu” (phần 39) Nguyễn Cung Thông
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Tờ giấy tâm linh khai sáng cuộc đời Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Nghịch cảnh là cơ hội tốt để ta rèn luyện và lớn lên Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Miệng đời Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tài năng và sự khác biệt Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Người Phật Tử Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Phật dạy La Hầu La cách thức buông xả Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tôi ơi đừng tuyệt vọng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Con người sợ nhất thứ gì? Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tiếp Cận Kiến Thức Địa Lí Qua Thơ, Ca Dao – Tục Ngữ TỔ SỬ - ĐỊA - NGOẠI NGỮ
- Nhân quả không phụ người tốt Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Nhân quả không phụ người tốt
- Tu như cứu lửa cháy dầu
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện
- Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh
- Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp
- Đừng ỷ lại vào một ai?
- Cơ Hội Và Thách Thức Về Những "Biến Dạng" Trong Văn Hóa Tâm Linh Các Lễ Hội Đền Chùa Phủ Miếu Ở Việt Nam
- Sáu Điều Cần Biết Đạo Đức Phật Giáo Việt Nam
- Đạo Đời Tính Sao Cho Phải Lẽ?
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)