Khoảng Trống Chưa Gặp Nhau

Đã đọc: 1413           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật nhấn mạnh niềm tin Phật giáo đặt trên nhận thức nhân – quả, có căn cứ, dựa vào chính mình, đó là khoa học.

Người vô thần hoàn toàn, duy lý và – tất nhiên- không chia sẻ niềm tin tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, tư duy lý luận dựa duy nhất vào những gì được giảng dạy ở các bậc học, thoe ngón tay chỉ của các nhà khoa học- chỉ đến đâu thấy và tin đến đấy, cũng có thể và hoàn toàn có thể nhậ thức vai trò Phật giáo như một CỔ HỌC TINH HOA ở khía cạnh học thuật thuần túy, và các tu sĩ cũng như Phật tử không lấy làm phiền về điều đó vì Đức Phật đã nhấn mạnh từ rất lâu về CĂN CƠ khác nhau của mọi người, sự đa dạng của nhân sinh và đề ra PHƯƠNG TIỆN mềm mại, tùy duyên trong cuộc giáo hóa chúng sinh.

Nếu chỉ coi Phật học như một cổ học thuần túy thì nền cổi học ấy thực sự hoàn bị, chặt chẽ và khoa học đến mức cỏ thể khiến những nhà khoa học ngày nay

và mai sau kinh ngạc. Vấn đề khó khăn nằm ở phần “kỹ thuật” khi phương tiện ngôn ngữ rất đặ thù của Phật giáo trong một Ấn Độ cổ đại, những khái niệm triết học đặc biệt được chỏ tải bởi biệt ngữ không dễ hiểu, nhất là với chúng ta ngày nay, đấy – như đã nói- là một vấn đề.

“Cổ học” ấy chứa bên trong hệ thống lý luận minh triết cung cấp cho con nhà Phật, từ thời cổ đại, một nhân sinh quan và thế giới quan sâu rộng trùm khắp vũ trụ- nhân sinh, trong một chiều không gian- thời gian vĩ đại. Cổ học ấy phân tích, lý giải và kiến giải, cung cấp cái nhìn- quan trọng hơn- cũng cấp thái độ đúng, theo Đức Phật, để nhân sinh có cuộc sống xứng  đáng nhất, đúng đắn nhất, không chỉ ở đời kiếp này mà theo một trục thời gian xa xôi...

“tứ diệu đế” là một cách mạng xã hội và một công trình xã hội học to lớn- theo ngôn ngữ ngày nay, nhìn nhận đânhs giá phân tích khúc triết đời sống tinh thần, xã hội con người và con đường đúng cần phải đi, giải một bài toán quá lớn lao về đích HẠNH PHÚC mà nhân loại khao khát. Và, chỉ mới nói đến một mảnh nhỏ trong pho lý luận Phật giáo.

Phật hầu như nói đến mọi vấn đề, không lẩn tránh, bàn sâu nói kỹ theo cách riêng. Khoa học cũng nói đến mọi vấn đề, bàn sâu nói kỹ cũng thoe cách riêng. Nhưng cứ như hai đường thẳng song song cùng chuyển động, với nhiều người, sự gặp gỡ giữa Phật và khoa học, trong họ, thực khó khăn, và có khi là không thể, đấy cũng là một vấn đề, thậm chí một nan đề to lớn, với nhân loại. Người ta có quyền hỏi: tại sao ai cũng nói hướng đến chân lý, lẽ thực, phục vụ nhân sinh, mà không có thể chia sẻ cái nhìn, hành động cũng nhau, biết tin ai? Chân lý chỉ có một và chỉ một mà thôi, bất chấp anh nghĩ thế nào và phát ngôn ra sao, A chỉ có thể là A, và B – cũng thế- chỉ có thể là B.

Có những nhà triết học “vĩ đại” mà bước chân tư tưởng của họ khuynh đảo thế giới, học cao hiểu rộng, cũng nghĩ đến mọi vấn đề và bàn đến mọi thứ, chỉ ra con đường, nhiều người theo, được tôn thờ, vậy mà nói thẳng bằng giấy trắng mực đen “tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng”, tôn giáo- bao hàm phật giáo, “thuốc phiện”- rõ ràng không phải chuyện chơi. Đấy là cách ám chỉ rất đáng sợ, vậy mà triệu người vỗ tay! Có lẽ, cái vỗ tay đáng sợ hơn?

Những tu sĩ Phật giáo, ngay từ thời Đạo Phật khai mở, chưa bao giờ được coi là người ít hiểu biết, và ngay ngày nay, tu sĩ chuyên cần, vẫn đương nhiên là những  người có trí tuệ cao trong cộng đồng, nói một cách khiêm cung. Họ không hề liên quan đến “thuốc phiện”.

Phật nghiên cứu và chỉ ra một con đường bằng hệ thống lý luận chặt chẽ, khoa học, hoàn bị, ngay từ thời những nhà phát kiến địa lý Châu Âu chưa tìm ra Châu Mỹ, Đac- Uyn chưa ra đời để hoàn thành công trình nguồn gốc các loài, Ê – Đi- Xơn chưa có mặt... Vậy mà Đức Phật nói về tất cả với một sự chân xác khó tin, nếu không coi đấy là “nhà bác học” tiên phong, vĩ đại thì gọi là gì?

Ở khía cạnh y học thuần túy, lý luận về định- huệ rất OK. Người thực hành lời Phật dạy để có tâm mạnh mẽ và trong sáng, thiền định – một sự tập trung tinh thần cao đọ mà các nhà thần kinh, tâm thần học ngày nay có lấy kính hiển vi để soi từng dấu chấm phẩy cũng chỉ có thể đồng tình về phương pháp, qui trình, hiệu quả tích cực, đó không phải khoa học ư?

Lý luận nhân – quả đặt nền tảng biện chứng, lô – gich cho pho học thuyết Phật giáo. Phật nhấn mạnh niềm tin Phật giáo đặt trên nhận thức nhân – quả, có căn cứ, dựa vào chính mình, đó là khoa học.

Từng có những bài bác, xuyên tác, đả phá Phật giáo  rất nực cười theo “lập trường” THẤY MỚI TIN, SỜ MÓ ĐƯỢC MỚI TIN của người nguyên thủy thời kinh tế hái lượm rất xa xưa. Kiếp trước ở đâu, ai thấy, và kiếp sau sau nữa? Người ta đã lập luận rất đau: anh có thấy làn sóng điện chằng chịt trong không trung hay không, và có cho ra-đi- ô hay ti8 vi, điện thoại di động..hoạt động là “mê tín” hay “không có căn cứ “ hay không? Những nhà thiên văn học tiền phong klhams phá sự tồn tại cũng như qui luật hoạt động của vũ trụ, các hành tinh và hệ hành tinh  trước rất lâu khoi loài người sở đắc các phương tiện khám phá không gian như phi thuyền, vệ tinh, kính viễn vọng tối tân... Họ căn cứ trên phép phân tích khoa học, suy luận lô – gich và thực nghiệm trên mặt đất để kết luận về những vấn đề không nhìn thấy, như mặt trawnmg chuyển động quanh trái đất và hệ mặt trời gồm bao nhiều hành tinh, họ có thấy hay sờ mó được đâu?

Đức Phật thấy biết, ngộ về mọi vấn đề- giác ngộ viên mãn- và chuyển tải một phần sự giác ngộ ấy cho nhân sinh theo cách riêng. Căn cơ mỗi người khác nhau, sự thấy biết đương nhiên không đồng, nhưng không phải vì anh không thấy mà “đủ căn cứ” cho rằng người ta thấy sai hay bắt mọi người “không thấy” như anh mới là hợp lẽ. Đạo Phật- một con đường- tồn tại cho đến bây giờ và mãi mãi là bằng chứng thuyết phục về sự đúng đắn, khoa học, tính chân lý của con đường ấy, nói điều này không khó nghe?

Đạo Phật, như người ta nói nhiều không bài bác các ngành khoa học. Các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực đã đóng góp quyết định vào tiến bộ của nhân loại dù là làm cho giống lúa này tăng năng suất hay khám phá phương pháp trị liệu bệnh nan y kia, hay sáng chế công cụ liên  lạc hữu dụng nọ.. . lao động khao học vô cùng đáng trân trọng và những nhà khoa học chân chính được tôn thờ như Thánh là điều bình thường. xứng đáng. Có những nhà khoa học cao siêu, những trí thức đã tìm thấy sự sẻ chia chân lý Phật giáo trong quá trình nghiên cứu, nhưng có nhiều nhà khoa học, trí thức không thấy sự sẻ chia ấy, có một khoảng trống, sự không gặp nhau, điều đó rất đáng tiếc.

Một ngày đẹp trời nào đó, đủ nhân duyện, các nhà khoa học và tu sĩ Phật giáo, các trí thức và Phật tử chia sẻ niềm tin vào chân lý? Có, chắn chắn có cho dù chưa phải hôm nay. Trong cái nhìn hữu hạn ta thấy hai đường thẳng song song nhưng với một cái nhìn khoáng đạt nhất, chúng gặp nhau ở một điểm nào đó, có hay không khả năng này? Có.

Chó nên nếu hôm nay, ngày mai chưa có sự sẻ chia thì không có nghĩa là mãi mãi, CHỈ LÀ KHOẢNG TRỐNG CHƯA GẶP NHAU VỚI MỘT SỐ NGƯỜI. Nhận thức là một quá trình.

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập