Giọng Nói Trong Chiếc Hộp Điện Thoại

Đã đọc: 1591           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Source-Nguồn: rd.com (The Voice In The Box - Paul Villiard)

Hình Của Họa Sĩ: Gérard DuBois

 

Lúc tôi còn bé, gia đình tôi là một trong những nhà có chiếc điện thoại đầu tiên, trong khu phố nầy. Tôi nhớ rành rành, chiếc hộp bằng gỗ sồi được đánh bóng gắn trên tường, ở bên trên chỗ-đứng của cái cầu-thang-thấp. Cái ống nghe bóng loáng, treo bên cạnh hộp gỗ. Tôi hãy còn nhớ số điện thoại là 105. Tôi còn bé quá, để với tay tới cái điện thoại, nhưng tôi thường say mê lắng nghe mẹ tôi nói điện thoại. Có một lần, mẹ tôi nhấc tôi lên, để tôi nói chuyện với bố tôi, bố đi làm thương mại, xa nhà. Quả là một điều kỳ diệu!

 

Tôi biết rằng trong chiếc điện thoại tuyệt vời nầy, có một người kỳ diệu tên là "Làm ơn, Thông tin", và không có gì là bà ấy không biết. Mẹ tôi có thể hỏi bà ấy cho biết, bất cứ số điện thoại của ai; và khi cái đồng hồ nhà tôi bị hỏng, "Làm ơn, Thông tin" lập tức cho chúng tôi biết thời giờ chính xác.

 

Kinh nghiệm đầu tiên của tôi với vị-thần-trong-ống-nghe, là vào một ngày mẹ tôi đến thăm người hàng xóm. Đang vui đùa ở băng ghế dài trong tầng hầm, tôi đập búa trật vào ngón tay. Tôi cảm thấy đau đớn kinh khủng, nhưng tôi không có lý do gì để khóc, vì không có ai ở nhà để an ủi. Tôi đi chung quanh nhà, mút ngón tay có mạch máu đập thình thịch, rồi cuối cùng tôi đi đến cầu thang. Rồi tôi thấy, chiếc điện thoại! Tôi chạy thật nhanh, kiếm chiếc ghế-kê-chân trong phòng khách rồi kéo nó đến chỗ-đứng của cái cầu-thang-thấp. Leo lên, tôi nhấc ống nghe để vào tai. "Làm ơn, Thông tin!" Tôi nói vào ống nghe, mà phần-nói-của-ống-nghe cao quá đầu tôi.

 

Sau một, hai tiếng lách cách, một giọng nói nhỏ, nhưng rõ ràng, nói vào tai tôi: "Thông tin".

 

"Con bị đau tay...yyy" Tôi rền rĩ vào điện thoại. Dòng nước mắt chảy thật dễ dàng, vì lúc nầy tôi có người nghe.

 

"Mẹ con không có nhà sao?" bà hỏi.

 

"Con ở nhà một mình," Tôi khóc sướt mướt.

 

"Tay con có bị chảy máu không"?

 

"Không," tôi trả lời. "Con đập búa trật vào ngón tay, con đau quá."

 

"Con biết mở tủ lạnh không?" bà hỏi. Tôi nói, tôi biết. "Con dùng cây-đâm-nước-đá đâm đá vỡ ra một mảnh-đá-nhỏ, rồi con kềm vào ngón tay. Con sẽ thấy hết đau. Con hãy cẩn thận khi con dùng cây-đâm-nước-đá nhé," giọng bà khuyên nhủ tôi. "Con đừng khóc nữa. Con không sao đâu."

 

Sau đó, tôi gọi "Làm ơn, Thông tin" cho tất cả mọi thứ. Tôi nhờ bà giúp cho tôi môn học địa lý, rồi bà cho tôi biết vị trí của tỉnh Philadelphia ở đâu, rồi bà nói về giòng sông thơ mộng Orinoco, mà tôi nên đi khám phá khi tôi khôn lớn. Bà giúp cho tôi môn toán học. Bà còn cho tôi biết con sóc-đất, mà tôi bắt được ở ngoài công viên ngày hôm trước, nó ăn trái cây và những loại hạt - thí dụ như lạc, đậu phộng vân vân ...

 

Và, đã có lúc con chim hoàng yến, con thú cưng của tôi mất. Tôi gọi "Làm ơn, Thông tin", rồi báo cho bà hay tin buồn. Bà lắng nghe, rồi bà nói những điều thông thường mà người lớn hay nói, để xoa dịu trẻ em. Cho nên, tôi không cảm thấy an ủi hoàn toàn. Tôi hỏi bà, "Tại sao những con chim hát thật hay, mang lại niềm vui cho tất cả mọi người, lại nằm chết trong lồng, giơ chân lên trời, chỉ còn lại một đống lông rũ rượi, như vậy?"

 

Bà cảm thấy tôi quá lo lắng, cho nên bà nói nhỏ, "Paul, con luôn luôn nhớ rằng, còn có những thế giới khác để ca hát."

 

Nghe xong, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

 

Một ngày khác, tôi lại dùng điện thoại. "Thông tin," một giọng nói, bây giờ, đã trở nên quen thuộc.

 

"Bà chỉ con cách đánh vần chữ "sửa chữa"?" Tôi nói.

 

"Con hỏi bà, sửa chữa, một cái gì đó hả? s-ư-a-hỏi-sửa, c-h-ư-a-ngã-chữa."

 

Ngay lúc đó, em gái của tôi, vì vui vẻ, và tinh nghịch nên em dọa tôi, em nhảy từ cầu thang xuống người tôi, rồi em giả ma hét lớn, "Yaaaaaaaaa!" Mất thế, tôi ngã ra khỏi chiếc ghế kê-chân, rồi tôi kéo luôn ống nghe, ra khỏi hộp, cùng với tất cả dây nhợ. Chúng tôi đều cảm thấy sợ hãi - "Làm ơn, Thông tin" không còn ở phía bên kia nữa, và tôi không hiểu, liệu tôi có làm tổn thương đến bà không, khi tôi kéo ống nghe ra khỏi hộp.

 

Vài phút sau đó, có một người đàn ông đi đến trước cửa nhà tôi. "Chú là người thợ sửa điện thoại," ông nói. "Chú đang làm việc, khúc phía dưới con đường nầy, và người thông tín viên cho chú biết, căn nhà nầy có thể đang gặp rắc rối." Ông đưa tay ra, cầm lấy ống nghe từ tay tôi. "Chuyện gì đã xảy ra, vậy cháu?"

 

Tôi kể ông, câu chuyện vừa xảy ra.

 

"Cháu đừng lo, chú có thể sửa chữa trở ngại nầy trong vòng một, hoặc hai phút." Ông mở hộp điện thoại, phơi bày ra một đám dây nhợ chằng chịt, rồi ông cuốn dây, rồi ông sửa chữa một lúc ở khúc cuối của sợi dây, nơi gắn vào ống nghe, rồi ông vặn chặt mọi thứ, với một cái tuốc-nơ-vít nhỏ. Ông kéo cái-móc lên xuống một vài lần, sau đó, ông nói vào điện thoại. "Chào bà, tôi là Pete đây. Bây giờ, tại số điện thoại 105, mọi chuyện đều tốt đẹp. Cậu bé sợ hãi, vì em cậu dọa ma, rồi cậu bé kéo dây điện thoại, đứt rời ra khỏi hộp."

 

Ông cúp máy điện thoại, mỉm cười, và ông vỗ nhẹ vào đầu tôi, rồi ông bước ra khỏi cửa.

 

Tất cả những điều nầy xẩy ra tại một thị trấn nhỏ, ở phía Tây Bắc, Thái Bình Dương. Sau đó, lúc tôi lên 9 tuổi, chúng tôi di chuyển thật xa, xuyên bang, đến tỉnh Boston - và tôi nhớ bà thầy của tôi, nhiều ghê lắm. "Làm ơn, Thông tin" với tôi, bà chỉ sống ở trong chiếc hộp gỗ cũ kỹ, nơi quê cũ, và chẳng hiểu sao, tôi chẳng bao giờ nghĩ đến, thử gọi bà bằng chiếc điện thoại mới, cao, và gầy, đặt trên cái bàn nhỏ ở hành lang.

 

Khi tôi trở thành thiếu niên, tôi chẳng bao giờ quên, những kỷ niệm của những buổi chuyện trò, thời thơ ấu; rồi, trong những phút nghi ngờ và bối rối, nhiều lần tôi nhớ lại cảm giác an toàn, và thanh thản, mà tôi đã có sau khi gọi điện thoại "Làm ơn, Thông tin", rồi tôi được bà cho tôi câu trả lời đúng đắn. Giờ đây, tôi trân quý bà với tấm lòng kiên nhẫn, với sự hiểu biết, và với lòng tử tế, bà đã bỏ thời giờ giúp cậu bé như tôi, thời bấy giờ.

 

Một vài năm sau đó, trên đường bay về hướng tây đến trường đại học, máy bay của tôi phải dừng lại tại Seattle. Tôi có khoảng nửa giờ, chờ sự kết nối giữa hai chuyến bay. Tôi đã dành khoảng 15 phút, trên điện thoại với cô em gái tôi, cô đang sống một đời làm vợ, và làm mẹ, êm đềm, và hạnh phúc nơi đây. Sau đó, tôi chẳng cần suy nghĩ về chuyện tôi sắp làm, tôi gọi điện thoại cho người thông tín viên của tỉnh nhà tôi, và tôi nói, "Làm ơn, Thông tin."

 

Kỳ diệu thay, tôi nghe một giọng nói nhỏ, nhưng rõ ràng, giọng nói mà tôi đã rất quen thuộc: "Thông tin".

 

Không dự định trước, nhưng tôi nghe tôi nói, "Bà làm ơn cho con biết, cách đánh vần chữ, 'sửa chữa'".

 

Đường dây ngừng, một lúc lâu. Sau đó, là câu trả lời nhỏ nhẹ, "Bà đoán ngón tay con, đến giờ đã lành lặn hẳn rồi."

 

Tôi cười. "Đúng là bà, thật rồi," tôi nói. "Con tự hỏi là bà có biết, bà đã ảnh hưởng đến con biết dường nào, trong suốt thời gian đó ..."

 

"Bà cũng tự hỏi," bà trả lời, "nếu con biết những cú điện thoại của con, ảnh hưởng đến bà biết bao nhiêu mà kể. Bà chẳng có con cái, và lúc đó bà cứ ngóng trông, những cú điện thoại của con. Bà thật là ngớ ngẩn, phải không con?"

 

Tôi lại chẳng thấy bà ngớ ngẩn gì cả, tuy nhiên, tôi không nói ra điều nầy. Thay vào đó, tôi nói với bà, trong vòng bao nhiêu năm nay, nhiều lần tôi đã nghĩ đến bà, và tôi hỏi bà là tôi có thể gọi điện thoại cho bà lần nữa, khi tôi trở lại thăm em gái tôi, sau học-kỳ đầu tiên kết thúc.

 

"Con làm ơn gọi cho bà. Con chỉ cần hỏi bà Sally."

 

"Con chào bà Sally". Tôi cảm thấy là lạ, khi "Làm ơn, Thông Tin" của tôi, lại có một cái tên. "Bà ạ, nếu con gặp những con sóc-đất, con sẽ bảo chúng ăn trái cây, và các loại hạt."

 

"Con hãy làm như thế," bà nói. "Và một ngày nào đó, bà hy vọng con sẽ đi du hành, xem giòng sông Orinoco. Thôi nhé, bà chào tạm biệt con."

 

Chỉ ba tháng sau, tôi trở lại sân bay Seattle, một lần nữa. Một giọng nói khác trả lời, "Thông tin," và tôi hỏi thăm về bà Sally.

 

"Anh là bạn của bà?"

 

"Vâng, một người bạn rất xa xưa", tôi trả lời.

 

"Thế thì, tôi xin lỗi phải nói với anh điều nầy. Bà Sally đã làm việc bán-thời-gian vài năm qua vì bà bị bệnh. Bà qua đời cách đây năm tuần." Trước khi tôi cúp máy, bà nói, "Chờ một phút. Có phải, anh nói tên anh là Villiard?"

 

"Dạ phải."

 

"Bà Sally có để lại cho anh lời nhắn. Bà đã viết xuống tờ giấy."

 

"Bà viết gì ạ?" Tôi hỏi lại, mặc dù, tôi đã đoán biết trước, bà sẽ viết gì.

 

Nầy nhé, để tôi đọc cho anh nghe - 'Nói với anh ấy, tôi vẫn muốn nói rằng, còn có những thế giới khác để ca hát. Anh ấy sẽ hiểu tôi muốn nói gì.'"

 

Tôi cảm ơn bà, và cúp máy. Tôi hiểu rõ ràng, bà Sally muốn nói gì.

 

 

-----------------------------------

Source-Nguồn:

http://www.rd.com/true-stories/inspiring/boy-telephone-operator-friendship/

 

The Voice In The Box - Paul Villiard - Source-Nguồn: rd.com

 

When I was quite young, my family had one of the first telephones in the neighborhood. I remember well the polished oak case fastened to the wall on the lower stair landing. The shiny receiver hung on the side of the box. I even remember the number: 105. I was too little to reach the telephone, but I used to listen with fascination when my mother talked to it. Once she lifted me up to speak to my father, who was away on business. Magic!

 

Then I discovered that somewhere inside that wonderful device lived an amazing person - her name was “Information Please,” and there was nothing that she did not know. My mother could ask her for anybody’s number; when our clock ran down, Information Please immediately supplied the correct time.

 

My first personal experience with this genie-in-the-receiver came one day while my mother was visiting a neighbor. Amusing myself at the tool bench in the basement, I whacked my finger with a hammer. The pain was terrible, but there didn’t seem to be much use crying, because there was no one home to offer sympathy. I walked around the house sucking my throbbing finger, finally arriving at the stairway. The telephone! Quickly I ran for the footstool in the parlor and dragged it to the landing. Climbing up, I unhooked the receiver and held it to my ear. “Information Please,” I said into the mouthpiece just above my head.

 

A click or two, and a small, clear voice spoke into my ear. “Information.”

 

“I hurt my fingerrrr -” I wailed into the phone. The tears came readily enough, now that I had an audience.

 

“Isn’t your mother home?” came the question.

 

“Nobody’s home but me,” I blubbered.

 

“Are you bleeding?”

 

“No,” I replied. “I hit it with the hammer, and it hurts.”

 

“Can you open your icebox?” she asked. I said I could. “Then chip off a little piece of ice, and hold it on your finger. That will stop the hurt. Be careful when you use the ice pick,” she admonished. “And don’t cry. You’ll be all right.”

 

After that, I called Information Please for everything. I asked her for help with my geography, and she told me where Philadelphia was, and the Orinoco, the romantic river that I was going to explore when I grew up. She helped me with my arithmetic, and she told me that my pet chipmunk - I had caught him in the park just the day before - would eat fruit and nuts.

 

And there was the time that my pet canary passed away. I called Information Please and told her the sad story. She listened, then said the usual things that grown-ups say to soothe a child. But I was unconsoled: Why was it that birds should sing so beautifully and bring joy to whole families, only to end as a heap of feathers, feet up, on the bottom of a cage?

 

She must have sensed my deep concern, for she said quietly, “Paul, always remember that there are other worlds to sing in.”

 

Somehow I felt better.

 

Another day I was at the telephone. “Information,” said the now familiar voice.

 

“How do you spell fix?” I asked.

 

“Fix something? F-i-x.”

 

At that instant, my sister, who took unholy joy in scaring me, jumped off the stairs at me with a banshee shriek - ”Yaaaaaaaaa!” I fell off the stool, pulling the receiver out of the box by its roots. We were both terrified - Information Please was no longer there, and I was not at all sure that I hadn’t hurt her when I pulled the receiver out.

 

Minutes later, there was a man on the porch. “I’m a telephone repairman,” he said. “I was working down the street, and the operator said there might be some trouble at this number.” He reached for the receiver in my hand. “What happened?”

 

I told him.

 

“Well, we can fix that in a minute or two.” He opened the telephone box, exposing a maze of wires, and coiled and fiddled for a while with the end of the receiver cord, tightening things with a small screwdriver. He jiggled the hook up and down a few times, then spoke into the phone. “Hi, this is Pete. Everything’s under control at 105. The kid’s sister scared him, and he pulled the cord out of the box.”

 

He hung up, smiled, gave me a pat on the head, and walked out the door.

 

All this took place in a small town in the Pacific Northwest. Then, when I was nine years old, we moved across the country to Boston - and I missed my mentor acutely. Information Please belonged in that old wooden box back home, and I somehow never thought of trying the tall, skinny new phone that sat on a small table in the hall.

 

Yet, as I grew into my teens, the memories of those childhood conversations never really left me; often in moments of doubt and perplexity, I would recall the serene sense of security I had when I knew that I could call Information Please and get the right answer. I appreciated how very patient, understanding, and kind she was to have wasted her time on a little boy.

 

A few years later, on my way west to college, my plane put down at Seattle. I had about half an hour between plane connections, and I spent 15 minutes or so on the phone with my sister, who lived there now, happily mellowed by marriage and motherhood. Then, really without thinking what I was doing, I dialed my hometown operator and said, “Information Please.”

 

Miraculously, I heard again the small, clear voice I knew so well: “Information.”

 

I hadn’t planned this, but I heard myself saying, “Could you tell me, please, how to spell the word fix?”

 

There was a long pause. Then came the softly spoken answer. “I guess,” said Information Please, “that your finger must have healed by now.”

 

I laughed. “So it’s really still you,” I said. “I wonder if you have any idea how much you meant to me during all that time … ”

 

“I wonder,” she replied, “if you know how much you meant to me? I never had any children, and I used to look forward to your calls. Silly, wasn’t it?”

 

It didn’t seem silly, but I didn’t say so. Instead I told her how often I had thought of her over the years, and I asked if I could call her again when I came back to visit my sister after the first semester was over.

 

“Please do. Just ask for Sally.”

 

“Goodbye, Sally.” It sounded strange for Information Please to have a name. “If I run into any chipmunks, I’ll tell them to eat fruit and nuts.”

 

“Do that,” she said. “And I expect one of these days, you’ll be off for the Orinoco. Well, goodbye.”

 

Just three months later, I was back again at the Seattle airport. A different voice answered, “Information,” and I asked for Sally.

 

“Are you a friend?”

 

“Yes,” I said. “An old friend.”

 

“Then I’m sorry to have to tell you. Sally had been working only part-time in the last few years because she was ill. She died five weeks ago.” But before I could hang up, she said, “Wait a minute. Did you say your name was Villiard?”

 

“Yes.”

 

“Well, Sally left a message for you. She wrote it down.”

 

“What was it?” I asked, almost knowing in advance what it would be.

 

“Here it is; I’ll read it - ’Tell him I still say there are other worlds to sing in. He’ll know what I mean.'”

 

I thanked her and hung up. I did know what Sally meant.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập