Nhà Sư Và Con Bò Cạp - The Monk And The Scorpion

Đã đọc: 1759           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: amiracarluccio.com

Một ngày nọ, có hai nhà sư đang đi dạo dọc theo bờ sông. Vào lúc đó, một trong hai nhà sư nhìn thấy một con bò cạp đang vật lộn dưới nước. Vì con bò cạp không biết bơi, cho nên nhà sư biết nếu không cứu con bò cạp, nó sẽ bị chết đuối. Do đó, nhà sư cẩn thận nhấc con bọ cạp lên, để giải cứu nó khỏi bị chết đuối. Và ngay khi nhà sư định đặt nó xuống đất, con bò cạp liền chích vào ngón tay ông. Trong cơn đau đớn, nhà sư rút tay lại và con bò cạp văng ra, rớt trở lại dòng sông. Ngay khi nhà sư lấy lại sự bình tĩnh, nhà sư lại nhấc con bò cạp ra khỏi nước, lần nầy ông nắm nó chặt hơn, khi đưa nó ra khỏi nước. Một lần nữa, trước khi nhà sư có thể đặt con bò cạp xuống, con vật nầy lại chích ông. Vở kịch nầy kéo dài trong vòng vài phút.

Nhà sư thứ nhì quan sát vở kịch nầy, trong lúc đó nhà sư thứ nhất cẩn trọng, và nhẹ nhàng nhấc con bò cạp ra khỏi nước, và một lần nữa con bò cạp lại bị văng xuống dòng nước. Đồng thời, trong lúc đó tay nhà sư cũng co giật lại, và ông buông tay ra vì đau đớn bởi một vết chích mới. Cuối cùng, không thể giữ được sự im lặng, nhà sư quan sát (thứ nhì) nói với nhà sư thứ nhất, "Nầy sư huynh, tại sao anh cứ cố gắng cứu con bò cạp? Nó cứ chích anh mỗi khi anh đến gần nó."

Nhà sư thứ nhất trả lời: "Nầy sư đệ, con bò cạp chích anh nhưng nó không có ác ý, và không có mục đích xấu xa. Giống như bản chất của nước là làm cho người ta ướt, cũng như thế, bản chất của con bò cạp là chích người. Con bò cạp không hiểu rằng anh đang đưa nó đến nơi an toàn. Rất đơn giản, con bò cạp nghĩ là anh muốn giết nó cho nên nó đã chích anh. Tuy nhiên, giống như bản chất của con bò cạp là chích người, cũng như thế, bản chất của anh là cứu người. Giống như con bò cạp không từ bỏ bản chất của nó, cũng như thế, làm sao anh từ bỏ bản chất của anh được? Phật Pháp dạy chúng ta là cứu giúp mọi sinh vật - con người và loài vật. Không lâu đâu, tay anh sẽ hết cảm giác đau đớn và con bò cạp sẽ được anh cứu, hoặc con bò cạp sẽ ngừng sợ hãi và nó sẽ được anh cứu. Lòng từ bi không thể ngừng lại một cách dễ dàng như vậy.

Đôi khi chúng ta có thể bị tổn thương bởi người khác, do sự si mê, do sự thiếu hiểu biết, do lòng ích kỷ hoặc do sự thờ ơ. Tuy nhiên, chúng ta không nên để lời nói, ý nghĩ, và hành động của chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự tức giận hoặc sự đau khổ, (mà quá trình nầy chỉ làm cho bản thân chúng ta tổn thương nặng nề hơn), chúng ta cũng không nên cho phép bóng tối lấn át ánh sáng trong trái tim và tâm trí của chúng ta.

-----------------------------------

The Monk And The Scorpion - Source-Nguồn: amiracarluccio.com

One day two monks were walking by the river. While doing so, one of them noticed a scorpion struggling in the water. Knowing that scorpions can’t swim, the monk knew if he did not save the scorpion, it would drown. Thus, carefully picking up the scorpion, the monk rescued it from drowning. And as he was just about to set it down, the scorpion stung his finger. In pain, the monk drew back his hand and the scorpion went flying, back into the river. As soon as the monk regained his composure, he again lifted him out of the water, this time with a stronger grip, out of the water. Again, before he could set the scorpion down, the creature stung him. This drama lasted for several minutes.

The other monk was observing this, wherein the monk would carefully and gingerly lift the creature out of the water to yet again fling it back in the water again. While at the same time also convulsing from the pain unleashed by each fresh sting. Eventually, unable to remain quiet the observing monk said to the other one, “Brother, why do you keep trying to save the scorpion? It stings you every time you come near it”

To this the monk replied: “My dear brother, the scorpion is not stinging me out of malice or evil intent. Just as it is the water’s nature to make me wet, so it is the scorpion’s nature to sting. He doesn’t understand that I am getting him to safety. Quite simply, there is a level of conscious comprehension greater than what his brain can accomplish. But, just as it is the scorpion’s nature to sting, so it is my nature to save him. Just as he is not leaving his nature, why should I leave my nature? My dharma is to help every creature – human or animal. Soon, I will stop feeling the pain of the sting and he will be saved, or he will stopped being afraid and be saved. Compassion cannot be stopped so easily.”

Sometimes we may get hurt by others, due to ignorance, lack of understanding, selfishness, or indifference. However, instead of letting our thoughts, words and actions to get influenced by anger or pain, (a process that only injures ourselves more deeply), we should not allow the darkness to overwhelm the light in our hearts and minds.

-----------------------------

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập