Thiền Tông - Võ của Người Hiền

Đã đọc: 1551           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đặt vấn đề như thế có thể thấy lấn cấn vì thông thường dân gian đã quen với hình dung khác về võ thuật, đấy là sức mạnh và người có võ chắc không hiền. Quả thật trong thé giới đa sắc màu của võ thuật, các môn phái có điểm gặp nhau ở sức mạnh cơ bắp, tiếng hét, nội công và đổ máu là bình thường, thậm chí phải làm quen với khả năng tử vong trong những trận quyết chiến. Chuyện sinh – tử thắng bại, ai mà hiền?

Nhưng với thiền tông, sức mạnh từ cửa Phật, một tôn giáo ôn hòa nhất lấy cấm  sát sanh làm giới luật tổi thiểu và căn bản, hiền là nguyên tắc cần. Như đã nói hơn một lần, con đường  chinh phục thiền tông phải qua tu rồi mới đến học, hai trong một không rời. Không hiền, không có đạo đức và không thấm nhuần lời Phật dạy về từ bi bác ái và những ràng buộc khắt khe nhất để lọc lấy phần người, bỏ bớt phần con thì làm sao có tâm tịch tịnh mà đi vào thiền tông- một hành trình gian khó? Nguyên tắc là vậy, hiền- mới thiền được, cửa vào cho “võ sinh” thiền tông phải qua cửa thiền. Khác biệt căn bản giưa thiền tông và các môn phái võ thuật khác chính là ở đấy: thay vì rèn luyện cơ bắp, vận công, và rèn ý chí chém giết, thiền tông vào từ cửa đạo đức, hành trình tâm linh đi qua pho gió lý mầu nhiệm và nhân từ của Đức Phật. Cố gắng không đề cập đến tâm linh, một chuyện khó khăn, chỉ nhằm chạm đến khía cạnh võ thuật, người học thiề tông nếu không có xuất phát từ niềm tin tôn giáo thì cũng phải đồng hanh cùng các tu sĩ và phật tử trên hành trình tâm linh, khám phá giáo lý để đạt cảnh giới có thiền có định trong vũ trụ động, khai mở sức mạnh tự thân chẳng những về tinh thần, mà tất nhiên- vì đang nói đến võ thuật- khả năng phòng vệ bằng sức mạnh bằng hệ thống các cơ quan được kích hoạt và vận hành mạch lạc đến mức khó tin. Ứng dụng thiền để điều trị bệnh lý cũng đồng thời nằm ở sự khai mở ấy, cơ thể phức tạp của con người được “giải phóng”, các cơ quan hoạt dộng nhịp nhàng, bệnh lý được giải quyết. Đấy là nhân tiện nói thêm.

Quay lại vấn đề, thiền tông là sức mạnh của người hiền, sức mạnh có tính tự vệ, là chiếc giáp phòng ngự, cho nên người học thiền tông muốn dữ cũng không được, tâm ác khởi động lập tức tự “phế võ công” vì làm sao mà thiền mà định? Đấy cũng là điều kỳ diệu mà trời đất sắp đặt cho một “võ phái” có một không hai. Sức mạnh dựa trên nền tâm lắng lặng tịch tịnh, tâm nổi sóng, sức mạnh không còn. Người ác, dữ, hung hiểm đừng mơ chạm cho dù một chút xíu vào cánh cửa thiền tông.

Các giảng  sư hướng dẫn phật tử đi vào kinh điển nhà Phật thường mượn một cách có hiệu quả hình ảnh sinh động nước và sóng để dẫn đến thiền (và bất thiền). Chúng sinh như nhau, là những mặt nước. Do căn cơ trình độ và hoàn cảnh riêng, độ trong suốt và sự yên tịnh của mặt nước rất khác nhau. Muốn thiền phải lắng lặng tâm tư khiến tâm như mặt nước bình lặng lại, soi rõ trong sáng thấu suốt. Mặt nước dậy sóng đầy bùn bẩn làm sao mà sáng trong thấu suốt được, sao mà thiền? Cũng chỉ là nước thôi, mà như thế…

Thiền tông đích thực là võ của người hiền, của những tâm tịch tịnh trong sáng và thấu suốt…

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập