Hạnh Nguyện Và Cứu Cánh Đời Tu

Đã đọc: 1986           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hoằng dương Pháp thoát luân hồi sinh tử            

Giác chu toàn cứu cánh (1) của đời tu 

Cất bước cao ra khỏi chốn ngục tù   

Nhiếp ma quân hướng về nơi Cực lạc

Thiền Tịnh Mật mục đích chung không khác 

Ai hành trì miên mật được nhiếp tâm   

Tạo công đức tinh chuyên cách âm thầm 

Điều phước báu xem như hành tứ nhiếp

Lìa ngũ dục tấn tu theo đạo nghiệp   

Sống giản đơn chia sẻ hiểu và thương  

Một bình bát cơm ngàn nhà dặm trường             

Là bần Tăng nhưng giúp người hướng thượng

Lấy trí tuệ làm sự nghiệp (2) quy hướng  

Giác ngộ rồi hãy phát nguyện độ tha  

Quyết một lòng thoát khỏi chốn Ta bà             

Khi quả chứng mới phát tâm hồi nhập

Cầu Phật đạo dưới chúng sanh độ tận       

Khắp trần gian dùng lục độ hóa duyên           

Trong thân tâm hằng quán chiếu tịnh thiền

Mọi vọng tưởng biệt phân đều định tĩnh

Sống an lạc và trừng tâm đế thính  

Di giáo hành niềm tin mãi nâng cao   

Tin sâu Phật sung mãn rất mạnh giàu  (3)

Long thiên chuyển không cần lo kinh tế

Hành theo Phật đâu phải cần tế lễ 

Sống vị tha phổ độ khắp chúng sanh                        

Lập đạo tràng cho tứ chúng tu hành    

Không nhất thiết phải chùa to Phật bự     

Kinh khu rừng (4) Phật dạy khuyên đệ tử     

Được lạc an thăng tiến hãy nương thân  

Nhiều thị phi phiền não tránh xa dần   

Đừng luyến tiếc dù lợi danh đầy đủ

Diệt ngã chấp (5) là điều nên tranh thủ     

Đạt Niết bàn (6) đích đến của người tu      

Những hình tướng (7) chính thực đám mây mù   

Thoát sinh tử mới là điều cứu cánh

An Lạc thất, những ngày tịnh dưỡng, mạnh xuân Ất Mùi (2015)        

Thích Viên Thành (Hạnh Trung)

GHI CHÚ

(1) Cứu cánh: mục đích cao nhất, mục đích cuối cùng, như: “Viễn ly điênđão mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn”

(2) “Duy tuệ thị nghiệp” người tu lấy trí tuệ làm sự nghiệp, chứ không phải những thành tựu về danh lợi, hình tướng.

(3) “Thâm tín chư Phật giai sung mãn” tin sâu chư Phật đều có đầy đủ trong pháp giới, ta thành tâm quy hướng đảnh lễ cúng dường, hành trìtheo lời dạy của quý Ngài sẽ được sung mãn, vì chư Phật có đầy đủ trítuệ và phước báu vô lượng, vô biên.

(4) Chủ ý kinh này đức Phật khuyến tấn những ai muốn độc cư tu tập tại những nơi nào mà mình cảm thấy thích hợp: nếu thiếu phần tâm linh mà chỉ đầy đủ về vật chất, thì phải rời ngay nơi đó tức khắc. Trong khiđó, nếu vật chất thiếu thốn mà tâm linh được tăng thượng, thì nên bám lấy nơi đó mà tu tập.

(5) Ngã chấp: Chấp ngã luôn đề cao cá nhân, vì quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể. Vì lợi riêng thì khó mấy cũng làm, vì lợi chung thì dễ mấy cũng chối. Lỗi mình thì to mấy cũng bỏ qua, lỗi người thì nhỏ mấy cũng soi cho kỹ

(6) Niết bàn: Trong các kinh điển có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chữ Niết Bàn (Nirvana) không ngoài những nghĩa Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng), Vô sanh (không còn sanh diệt) và Giải thoát v.v... những nghĩa này nhằm chỉ cho người đạt đạo sống trong trạng thái tâm thể hoàn toàn vắng lặng, dứt hết vọng tưởng vô minh.

(7) Trong kinh Kim Cang, Phật dạy: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” tất cả những gì có hình tướng đều là hư vọng, nếu ai lấy đó làm sự nghiệp sẽ là mây mù che mờ tâm trí chúng ta, nên đối với người tu, lấy Trí Tuệ, Từ Bi làm sự nghiệp, chứ không lấy những thành tựu về vật chất, thấy được mà cho đó là thành tựu là sự nghiệp của đời tu.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập