Trùng ngộ cõi "Nguyên Xuân"

Đã đọc: 3074           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hân hoan vẫy gọi là dấu hiệu hiện hữu của ta, của người, của thênh thênh cảnh giới. Có không ngút ngàn quá khứ và mù mịt tương lai? Rồi lối về duy nhất phải chăng là thực tại in dấu bất di và hình hài dịch chuyển biến thiên theo những lát cắt của thực tại trên nền chảy thời gian.

Có những lối về để ngỏ, muôn năm ngự trị, miên trường như uyên nguyên trời đất, gió mây trăng nước,…dần qua và lại quay về nhưng nghiễm nhiên kia hương ngàn một cõi chẳng suy hao, đó chính là cõi Nguyên Xuân của Bùi thi sĩ_người lãng tử tìm quên để nhớ, vào say để tỉnh và tìm thực trong mộng,…

 Hân hoan vẫy gọi là dấu hiệu hiện hữu của ta, của người, của thênh thênh cảnh giới. Có không ngút ngàn quá khứ và mù mịt tương lai? Rồi lối về duy nhất phải chăng là thực tại in dấu bất di và hình hài dịch chuyển biến thiên theo những lát cắt của thực tại trên nền chảy thời gian.

          Xin chào nhau giữa con đường

          Mùa Xuân phía trước miên trường phía sau

Có chào là còn khoảng cách, chao ôi! Ngày đi không giã biệt một lời mà phút giây trở lại niệm trùng phùng như hồi sinh tất thảy, và giao hòa khó tính đếm bao đổi thay chuyển hóa tâm can.

  Nhận ra nhau trên dòng hành trình vô định “ tiền lộ mang mang” :

        Xin chào nhau giữa con đường


 Trông thấy nhau vào một thời điểm không quên:

       Xin chào nhau giữa lúc này


    Và rồi thân mật cùng nhau giữa một cự ly rất gần:

       Xin vhào nhau giữa bàn tay

 

    Rồi tức tưởi vỡ oà cho trút bỏ vô vàn bao nỗi đắng cay bao niềm uất nghẹn_sau cuộc hành trình qua miền dâu bể :

        Xin chào nhau giữa làn môi

       Có hồng tàn lệ khóc đờì chửa cam

 

  Khi cuộc thế đến lúc đã đầy tháng măm dài cuộc vật lộn đa đoan giờ chỉ chờ ngày nhắm mắt xuôi tay, ai tìm ai …rồi cũng là thế giới hoang tàn một thuở, đơn giản chỉ là một nhịp nhỏ khoảnh khắc trong trò chơi thành hoại của tạo hóa:

       Xin chào nhau giữa bụi đây

    Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

Khói, bụi, sương_ mây và còn nhiều nữa những gam màu phôi pha đúng hơn là những đường nét của tác phẩm điêu khắc mang tên VÔ THƯỜNG làm nền phông vạn hữu. Nói như nhạc sĩ tài danh họ Trịnh: “ Thôi về đi, đường trần đâu có gì…”(Phôi pha). Về đâu? Trung niên thi sĩ đã có rồi :

          Hỏi rằng người ở quê đâu

          Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà

 

Quê nhà nơi đâu? Bùi tiên sinh hơn một lần đã trả lời:

          Hỏi tên, rằng biển xanh dâu

          Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa

 

   Thế còn nơi nao từng quá bước, chốn nào là đích đến chờ mong? Không nơi nào cả, đến cũng chằng phải quay về, đi nào đâu phải tha hương!

          Đã đi đến cuối chân trời

          Đã về như vẫn muôn đời đã đi

                                                ( Đã đi)

“Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ”, hóa ra những biên tế hữu hạn chẳng phản chiêú được mảy may cảnh giới của vô biên! Để thi sĩ lần bước theo nhịp đập của thi ca và một ngày chợt nhận ra thoáng đãng một khung trời: cõi Nguyên Xuân. Chốn ấy không nương ngữ ngôn thế gian mà hiện hữu, chẳng lời lẽ phù du lấy đó hiển bày, chỉ cảm nhận và cảm nhận, chỉ có người trong cuộc trực cảm khi vực đáy khôn cùng tri giác đã lùi xa:

          Thưa rằng: nói nữa là sai

          Mùa Xuân đang đợi bước ai đi vào

    Cuộc gặp gỡ là mẫu số chung triệu ngàn bến tương phùng, nơi quy hướng tất nhiên của bao cuộc hành trình đúng hướng:

          Thưa rằng ly biệt mai sau

          Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

 

     Cảm và thấu lẽ trinh nguyên vạn cổ, động lực để đưa thi nhân tiệm cận với thi thái siêu xuất, an trú trong một thị dã mới mẻ, và sau đó là sự xuất hiện những áng thơ hun hút những tầng nghĩa như đánh đố độc giả. Cả trong thi ca và ngoài đời thật, Bùi tiên sinh phiêu bồng thoát tục trong cả lề thói ngao du_từ thuở tam tứ tuần:

Bùi Giáng (trung niên thi sĩ) thuở còn bé ham đọc thơ. Bỏ học về nhà quê chăn trâu. Làm thật nhiều thơ thân tặng chuồn chuồn và châu chấu”

                                      (Đề bìa tập thơ Sa Mạc Phát Tiết)

   Cho đến lúc lão niên gởi mình chốn Sài Thành đô hội :

          Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi

          Đi lên đi xuống đã đời du côn

  Trên trùng điệp ba đào dấu bình địa muôn thuở vĩnh viễn vẫn thường tại. Khi nhân sinh rối rắm loay hoay tìm lối ra, tưởng đã vượt thoát, ai dè ra khỏi giới hạn này bằng cách gò mình vào một giới hạn khác.Để rồi ê chề trước trùng trùng những đợt sóng kháng lực từ hoài nghi và vô vọng.

    Bùi Giáng đã vượt lên trên giới hạn bình thường (tầm thường?) đó, thi giới cuả ông là một khung trời hồng hoang chẳng gợn dấu dị đồng ưu liệt, tứ thời bát tiết. Xuân là sự của muôn xuân, Nguyên là lý của vô vàn. Thơ từ đó bắt đầu hát ca vời vợi trên tầng bình lưu yên ả, nghe ra như tiếng vẳng lại từ chốn phiêu nhiên cảnh giới, hơi thơ trở nên lạ lẫm với bao người. không sao! Thi tứ bàng bạc lung linh hàm súc của Bùi thi sĩ trở nên mục tiêu khám phá, khám phá để nâng tầm hiểu biết, để đưa hồn vào thế giới thi ca thâm huyền, diệu áo và thú vị vô ngần.

          Ngõ ban sơ, hạnh ngân dài

          Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua.

                                        (Ngõ Ban Sơ )./.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập