Phát Triến Phật Giáo Thế Kỷ Mới Cần Dựa Vào Nhân Tài Phật Giáo

Đã đọc: 878           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tùy theo phát triển thời đại mà Phật giáo cũng biến chuyển. Giáo dục Phật giáo từ thế kỷ XX đã trải qua biến đổi. Đại sư Thái Hư là cao tăng thời gần đây, từng dốc sức cực lớn trong việc biến cách giáo dục Phật giáo. Biến cách này, đã trải qua 50 năm, đến nay vẫn thiết thực. Từ 50 năm về sau, cũng không ngừng xoay quanh thảo luận ưu điểm và khuyết điểm trong truyền thống giáo dục tùng lâm và giáo dục Phật học viện. Trên thực tế, giáo dục Phật giáo cũng cần vị trí căn bản để phát triển Phật giáo, đối với vấn đề này, Giáo sư Hoàng Hạ Niên đã đọc tham luận “Phát Triển Phật Giáo Thế Kỷ Mới Phải Dựa Vào Nhân Tài Phật Giáo” trong Hội thảo giáo dục Phật giáo lần I. Tham luận của ông, phân tích giản yếu về ưu điểm hai mô thức, nêu lên bản chất giáo dục là đào tạo những nhân tài, tôn chỉ giáo dục và phương hướng giáo dục sẽ quyết định việc này. Biên tập viên đài truyền hình Phượng hoàng Phật giáo có mặt trong Hội thảo Phật giáo giới thiệu nội dung như sau:

Điểm rất quan trọng trong mô thức giáo dục tùng lâm Phật giáo Trung Quốc cổ đại là liên hệ đến thầy trò, là mô thức căn bản đào tào tăng tài. Trò theo học với thầy, mà thầy có nhiều tài năng trò thì cũng sẽ học được nhiều thứ, nếu thầy dạy không giỏi thì trò cũng có thể đến lạy thầy khác để học. Do đó một vị cao tăng lần lượt cần đến lạy học rất nhiều thầy, sau đó mới trở thành một người danh tiếng. Đại sư Huyền Trang cũng từ quá trình như vầy mà trưởng thành. Ở Trung Quốc lúc đó không đủ trình độ để làm thầy giáo thọ, nên Huyền Trang ra nước ngoài, học tập với thầy ở nước ngoài. Khuyết điểm mô thức giáo dục đào tạo tăng tài lúc đó là quán sát hơi cạn độ rộng và không nhiều độ sâu mặt tri thức. Huyền Trang thông qua học nhiều nơi, cũng là biểu trưng cho tổng hợp hệ thống pháp sư của nhất đại đại đức có đủ toàn tài liệu và thông tài liệu, mỗi một triều đại chỉ có xuất hiện một vị mà thôi.

Mô thức giáo dục Phật học viện hiện đại được tiếp thu ảnh hưởng từ mô thức giáo dục phương Tây. Khóa trình trong học đường xem nặng việc truyền trao tri thức làm chính. Đào tạo nhân tài được kết cấu từ tri thức, nhưng về mặt tu trì thì lại không bằng giáo dục tùng lâm. Học tăng được đào tạo theo mô thức giáo dục tùng lâm sẽ biểu hiện nỗi bật là tăng nhân nghiêm túc. Mà đặc điểm Phật giáo còn nhấn mạnh tu hành làm khung sườn quan trọng phi thường, một mặt phải có tri thức, mặt khác phải có quan hệ tu hành và học tu thật tốt. Thuận lý không tốt và giải quyết không tốt trở thành hai vấn đề khó trong giáo dục Phật học viện thời nay.

Có người nêu lên, giáo dục Phật giáo khác với một thứ giáo dục thế tục. Bởi vì giáo dục Phật giáo là dạy người làm người sao đó, đem lại tinh thần giải thoát cho người, còn giáo dục thế tục là dạy người tri thức, giúp cho người mưu sinh. Do từ giáo dục Phật học viện hiện nay tiếp thu ảnh hưởng từ mô thức giáo dục thế tục, nên nghiêng về truyền dẫn tri thức, học tăng từ đó mà có tăng tiến thêm tri thức, nhưng về mặt tu hành thì lại thoái hóa.

Quan hệ đến tu học, tức là liên quan tôn chỉ giáo dục và phương hướng giáo dục, sau đó từng bước đi đến vấn đề đào tạo tăng tài. Lão nhân Triệu Phác Sơ lúc còn sống từng nêu lên: “Quản lý tùng lâm hóa và tùng lâm học viện hóa đời sống  học tăng” trong Phật học viện, cũng là vẽ lên biểu đồ kết hợp giữa giáo dục tùng lâm và giáo dục học viện, trải qua đời sống hằng ngày của học tăng mà tiếp thu giáo dục mô thức học viện và học tập thanh quy tùng lâm. Một vài trường Phật giáo đã tiếp thu quan điểm của Triệu Phác Sơ, rồi tiến thêm một bước, nêu ra mô thức “Tu học nhất thể hóa, sinh hoạt tùng lâm hóa hoặc Học viện tùng lâm hóa, tùng lâm học viện hóa.” 

Học tu nhất thể hóa là tôn chỉ giáo dục trong rất nhiều Phật học viện thuộc Phật học viện ở Trung Quốc. Trong việc thiết trí chương trình dạy của các Phật học viện, không ngần ngại bao gồm hai nội dung: học, tu. Như Phân viện Linh Nham sơn thuộc Phật học viện Trung Quốc nêu lên “Giáo tuân Thiên Thai, hành quy Tịnh độ” (教遵天台, 行归浄土), tức là hành về tịnh độ, tức là thực hành tu trì, cũng là biểu hiện khác thường mục tiêu giáo dục tư tưởng giáo nghĩa. Phật học viện (ni viện) Phúc Kiến nhấn mạnh “giải hành tịnh tiến” (解行并进), giải là lý giải, là học; hành là hành trì là tu; tu học nhất thể cũng là tổng hòa giữa lý luận và thực tiễn. Học là học thuyết thông thường trong hiện tại, tu là thực tiễn học thuyết thông thường trong hiện tại. Liên hệ tu học cũng là một vấn đề quan trọng liên quan đến lý luận và thực tiễn.

Phật giáo là một tôn giáo nhấn mạnh đến trí tuệ, nhưng mục tiêu sau cuối là mang đến tinh thần giải thoát cho người. Đặc điểm của tôn giáo là có tín ngưỡng, người học phải đi từ lý luận đến hiểu tỏ chân lý nhân sinh, nắm bắt tri thức nhân sinh và xã hội. Những tri thức này, cũng bao gồm một thứ tri thức tính thường thức trong thế gian, cũng bao gồm những học thuyết, lý luận, giáo nghĩa nhân sinh quan và thế giới quan Phật giáo. Nói đến điều này, cũng là vấn đề con người phải làm sao đó, phải làm thế nào đó.

Phật giáo cũng là một tôn giáo xem trọng tu trì, sau đó đem ra dạy cho tín đồ, đề cao thân tâm đầy đủ an ổn, thể hội cảnh giới giải thoát nhân sinh. Tu cũng là trong tự thân phải rõ phương pháp giải thoát thực tiễn, phải làm cái gì, không làm cái gì, tức là con người phải đạt đến trình độ nào đó, khởi lên cảm mến tôn giáo, bồi dưỡng người con Phật gần gũi Phật giáo, giúp tín đồ tín ngưỡng cảm mến tôn giáo, không đi đường tà.

Chúng ta tổ chức Hội thảo liên quan đến giáo dục Phật giáo, thuyết minh việc làm này liên quan mật thiết đến phát triển Phật giáo trong thế kỷ mới. Do đó Phật giáo phải quan tâm và xem trọng việc đào tạo nhân tài Phật giáo trong tương lai. Chúng ta hy vọng thông qua Hội thảo lần này, mà giới Phật giáo tương đối thay đổi nhiều quan điểm xem trọng học tập tri thức, nỗ lực tu trì, đồng thời còn thúc đẩy càng nhiều học giả nghiên cứu Phật học.   

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập