Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 16, ngày 08-04-2018 (23-02 Mậu Tuất)

Đã đọc: 898           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng nay ‘’Khóa tu Thiền’’ Kỳ 08-04-2018 (23-02Mậu Tuất) với hơn 700 thiền sinh đã về tham dự tại chùa Giác Ngộ. Sau các thời tụng kinh, tọa thiền, thiền hành là thời khóa thuyết giảng. Trong khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ 16, các thiền sinh đã có duyên lành được gặp Thiền sư Trưởng lão Aggann.

Ngài Aggann tốt nghiệp ngành toán học với bằng BSc đại học Rangoon. Ngài đã từng dạy thiền ở Srilaka và nhiều trung tâm thiền nổi tiếng trên thế giới như Singapore, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Nepal, Myanmar, hiện Trưởng lão đang dạy thiền tại Trung tâm thiền Dhammavijaya Dengkil Malaysia.
Thiền sư Trưởng lão Aggann chia sẻ đề tài ‘’ Những khó khăn thường gặp khi hành thiền Vipassana’’.
Trong khi ngồi thiền bạn sẽ gặp khó khăn là một phần không thể tách rời khỏi sự thực tập. Thiền sinh nào cũng vậy. Những khó khăn sẽ đến dưới mọi hình thức, đủ mọi mức độ. Điều duy nhất bạn có thể biết chắc là thế nào bạn cũng sẽ gặp một số khó khăn nào đó. Cách khôn ngoan nhất để đối trị những chướng ngại này là có một thái độ thích ứng. Thiền sinh không phải tránh né. Những khó khăn ấy có thể mang lại cho ta những bài học vô giá. 
Trưởng lão đã lấy câu chuyện Cư sĩ Na Na Putan bạch trình đức Phật với những câu hỏi về những khó khăn khi thực hành thiền để phân tích: Thân già ốm đau làm sao hành thiền: ‘’Nếu có ai cho rằng thân này là luôn khỏe mạnh thì người đó chỉ là người ngu. Hãy tập cho tâm luôn suy nghĩ như thế này dù thân có bệnh nhưng tâm ta không có bệnh’’. Chính vì vậy mà đức Phật đã chỉ cho chúng ta những đề mục để đối trị với những căn cơ của từng người khác nhau. 
Sự thay đổi sanh diệt trong cơ thể mỗi con người nó diễn ra nhanh chóng chỉ trong từng sát na. Ai cũng biết thân người được hình thành từ tứ đại - Đất- Nước- Gió- Lửa. Người thực tập thiền cần phải phá vỡ các tưởng về danh sắc ở trong thân và tâm. Chỉ có những hành giả thực tập Vipassana liên tục và lập đi lập lại nhiều lần mới phá vỡ được các tưởng về danh, sắc. Nhờ sự thực hành liên tục này thì Trí sẽ đi theo và phát sanh để phá được cái tưởng về đối tượng. Trong mỗi con người đều có tâm thiện và tâm bất thiện khi thực tập liên tục thì trí phát triển sẽ làm cho ta nhận biết được tâm nào là tâm thiện và bất thiện. 
Sau thời pháp thoại ngắn là phần trả lời các câu hỏi của các thiền sinh với các nội dung sau: Khi đang tập trung tâm tìm hơi thở ở vùng bụng làm thế nào để chuyển tập trung hơi thở nên vùng mũi để tìm hơi thở tự nhiên; Các pháp để hỗ trợ cho việc hành thiền liên tục; Làm cách nào để thiền định có thể dẫn đến tuệ giác; Có cần phải tìm hơi thở chỉ định ở hai ống mũi hay phải theo dõi hơi thở đi lên xuống ở vùng bụng; Khi ngồi quán thân thì nên ngồi trong bao lâu; Làm thế nào để dừng được các vọng tưởng trong quá khứ hoặc dừng được các tâm sanh khởi trong quá trình ngồi thiền; Khi hành thiền thấy được khổ và vô ngã như thế nào; Khi ngồi thiền hay bị nhức đầu vì sao.
Các câu hỏi đã được Ngài trả lời rất hay, đúng trọng tâm làm thỏa mãn người hỏi. Tuy nhiên các câu trả lời này chỉ thích hợp cho những ai đã thực tập thiền chuyên sâu về Vipassana mới hiểu hết ý nghĩa.
Một ngày thực tập thiền sống trong chánh niệm tỉnh giác sẽ mang đến cho bạn những cảm giác an lạc. Hãy nỗ lực tinh tấn thực tập thiền để quân bình thân và tâm.

Tin: Giác Hạnh Hoa, Ảnh: Trí Thắng



















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập