CHÙA GIÁC NGỘ: KHÓA TU THIỀN LẦN THỨ 15, NGÀY 25-03-2018

Đã đọc: 1155           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

‘’Khóa tu Thiền’’ Kỳ 15: 25-03-2018 (09-02 Mậu Tuất) với hơn 800 thiền sinh đã về tham dự tại chùa Giác Ngộ. Sau thời thiền tọa buổi sáng do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn là thời pháp thoại được TT. Thích Nhật Từ thuyết pháp với chủ đề: ‘’Những điều cần biết về thiền Vipassana’’.

Trước khi đi vào chủ đề chính, Thượng tọa đã nhắc lại về sự thay đổi về mô hình các khóa tu trong năm 2018 so với năm 2017 đồng thời cũng kêu gọi các bạn trẻ tháng hai lần nên đến tham dự thêm khóa tu thiền tại chùa. Mỗi chủ nhật tất cả các lứa tuổi đều đến chùa tu Phật, học Phật. Thượng tọa cũng thông báo tin vui đến với các thiền sinh về việc năm 2018 Thượng tọa sẽ cho ra các cuốn sách về thiền để các thiền sinh tham khảo. Trong đó có 4 quyển sách căn bản cho người mới tu tập thiền Vipassana đó là: Cẩm nang thiền chỉ và thiền quán; 40 đề mục thiền định; Thiền Vipassana- 4 nền tảng chánh niệm; Hơi thở chánh niệm, hơi thở trị liệu.
Nội dung chính của bài thuyết giảng gồm các điều căn bản sau mà người tu thiền Vipassana cần biết:
Tác giả của thiền Vipassana: Thiền Vipassana được đức Phật là khám phá và thực tập vào thế kỷ thứ IV trước Tây lịch qua Kinh Tứ niệm xứ thuộc Kinh Trung Bộ. Kinh Đại niệm xứ thuộc Kinh Trường Bộ và các bài Kinh Thân hành niệm thuộc Kinh Trung Bộ… 
(ii)Thiền ngồi hay thiền đi: Tông chỉ thiền của đức Phật gồm có Sama Pavana và Vipassana Pavana. Sama Pavana là tu tập tịnh chỉ gọi tắt là thiền chỉ, gọi đúng là thiền định. Đây là pháp tu mà hành giả vay mượn1 trong 40 đề mục thiền được đức Phật thuyết giảng trong các kinh Pali. 40 đề mục được phân thành 4 nhóm.
(iii)ThiềnVipassana có trị được bệnh trầm cảm không: Bệnh trầm cảm có thể điều trị được trong phương pháp thiền này, nhưng lưu ý trong lúc đang bị trầm cảm thì không nên thực tập chuyên sâu (các trung tâm thiền cũng không nhận thiền sinh đang bị trầm cảm) vì thiền Vipassana là hướng vào trong (bên trong thân và tâm), trong khi trị bệnh trầm cảm phải hướng ngoại (hướng ra bên ngoài, phải hoạt động nhiều cả thân và tâm), vì vậy các thiền sinh nên thực tập thiền mỗi ngày trong ít phút để làm chủ cảm xúc. 
(iv) Chỉ tu thiền có đầy đủ không: Câu trả lời là không, vì Vipassaan dựa vào 4 nền tảng của Tứ niệm xứ, Đại niệm xứ, nếu chỉ nó tu thiền mà không làm việc gì hết là một thiên cực. Người tu thiền đúng phải thực hiện con đường Giới- Định –Tuệ. Các trung tâm thiền chuyên sâu chỉ cho phép thiền sinh thực tập các khóa tu chuyên sâu tối thiểu cách 6 tháng 1 lần (không có nơi nào cho phép nhận thiền sinh mỗi tháng 1 lần). 
Có 5 trở ngại trong tu thiền mà đức Phật dạy đó là: Tham, sân, trạo cử, thùy miên và nghi. Người tu thiền phải nỗ lực làm thế nào vượt qua được 5 trở ngại này mới là thành công của người tu thiền.
Kết thúc thời thuyết pháp, Thượng tọa đã nói thêm về kỹ thuật thở qua bài vè của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện để các thiền sinh tham khảo và thực tập. 
Chương trình vấn đáp thiền
Sau giờ thiền tọa và thiền hành là phần giải đáp các thắc mắc của thiền sinh trong quá trình thực tập thiền do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn với các nội dung được đặt ra: Làm sao để chánh được sân giận và bực tức; Làm sao để con dừng suy nghĩ và vọng tưởng; Trong quá trình thiền theo dõi hơi thở phòng xẹp mà vẫn buồn ngủ thì phải làm sao; Làm sao để buông xả; Tu thiền có phải ăn chay không; Tương tác, kết nối trong các mối quan hệ trục trặc thì phải làm thế nào;

Các câu hỏi đã ít nhiều được Đại đức giải đáp làm thỏa mãn người hỏi và người nghe. 
Một ngày thực tập sống trong chánh niệm là một ngày quý giá với các thiền sinh hãy nỗ lực tinh tấn thực tập thiền để sống chánh niệm trong hiện tại, an lạc sẽ có mặt.

Tin & Ảnh: Giác Hạnh Hoa - Trí Thắng





























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập