Nepal: Quốc vương Phật giáo Lo Manthang băng hà
Kathmandu – Vị Quốc vương Phật giáo Lo Manthang vùng Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) cô lập đã băng hà tại thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal, vào hôm thứ Năm, ngày 15/12/2016 (17/11/Bính Thân), tám năm sau khi Ngài mất tước hiệu Hoàng gia của mình khi chế độ Quân chủ từ nhiều thế kỷ đã bị bãi bỏ.
Quốc vương Phật giáo Lo Manthang, Jigme Bista Palbar 87 tuổi, trị vì Vương quốc khô cằn trên cao nguyên Tây Tạng hơn nửa thế kỷ trước khi rời ngai vàng vào năm 2008 khi Nepal bãi bỏ chế độ quân chủ của quốc gia này.

Nepal đã thôn tính Vương quốc Lo Manthang vào thế kỷ 18, nhưng vẫn cho phép nhà vua giữ lại danh hiệu của mình.
Jigme Dorje Palbar Bista ủng hộ như một chiến dịch du kích CIA tài trợ để lật đổ thế lực bành trướng Bắc Kinh tại Tây Tạng, sau cuộc nổi dậy vào năm 1959, cho phép Upper Mustang được sử dụng như một cơ sở.
Phần lớn cuộc sống của Jigme Dorje Palbar Bista ở thủ đô tường thành Lo Manthang có từ thời trung cổ, nhưng Jigme Dorje Palbar Bista đã chuyển đến thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal một năm khi Ngài bệnh tim và thận.
Jigme Dorje Palbar Bista đã hành động như một nhà lãnh đạo tinh thần đối với cộng đồng địa phương Loba, những người nói thứ ngôn ngữ biến thể của tiếng Tây Tạng và gần gũi với văn hóa Tây Tạng hơn Nepal.
Vương quốc Phật giáo Lo Manthang được xem là địa danh cuối cùng chứa đựng những gì thuộc về Văn hóa Phật giáo Tây Tạng sót lại tại Nepal, Lo Manthang là vùng đất bị cô lập lâu nhất trong khu vực châu Á, nằm phía Bắc Nepal, giữa biên giới Trung Quốc trên cao nguyên Tây Tạng và hai tỉnh của Nepal là Dolop và Mustang.
Nhiều thế kỷ trôi qua, mảnh đất này với sự liên kết ngôn ngữ rất gần với văn hóa Tây Tạng. Mustang, một thời từng là Vương quốc độc lập, kiểm soát hàng hóa giao thương giữa Hy Mã Lạp Sơn với các vùng đồng bằng Ấn Độ. Do được mệnh danh là Vương quốc bị lãng quên, nên những năm gần đây Mustang đã thu hút sự quan tâm của thế giới bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Bành trướng Bắc Kinh hiện đang thực hiện một chiến lược quan trọng, họ sử dụng Mustang làm trung gian gây ảnh hưởng sang Nepal làm rào cản chặn đứng làn sóng người dân Tây Tạng tỵ nạn và mở cửa trở lại “Tuyến đường Tơ lụa” dẫn đến biên giới Ấn Độ. Kế hoạch “Một mũi tên trúng ba đích”, bành trướng Bắc Kinh đã toan liệu cách đây hàng chục năm, nhất là khi hệ thống giao thông được mở mang xây mới.
Ngay khi vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma tỵ nạn sang Ấn Độ vào năm 1959, nhiều người Tây Tạng đã sử dụng con đường này để buôn bán muối, hàng hóa và trốn bỏ quê hương trước sự cai trị hà khắc của cầm quyền Trung Quốc.
Gần nửa thế kỷ qua, nhóm chiến binh Khampa kiêu hùng được tổ chức bởi người Mustang, được Hoa Kỳ hỗ trợ để tiến hành những phi vụ tấn công binh lính Trung Quốc tại Tây Tạng, nhưng nhóm chiến binh Khampa duy trì thời gian ngắn và phải tỵ nạn sang Nepal và Ấn Độ. Năm 2000, một nhân vật thuộc đẳng cấp Lạt Ma thứ ba cũng đã tỵ nạn sang Ấn Độ thông qua đường Mustang.
Từ đây bành trướng Bắc Kinh đã đóng cửa đường biên giới làm cho người Tây Tạng và người Mustang gặp nhiều khó khăn trong việc viếng thăm qua lại, nhất là sang Tây Tạng để chiêm bái các Thánh tích Phật giáo và thực hành Mật tông. Năm 2008 cùng với việc Nepal từ bỏ chế độ Quân chủ, Mustang đã mất luôn quyền Vương quốc và trở thành khu vực hành chính dưới quyền Kathmandu thân Trung Quốc.
Hiện tại cuộc sống người dân Mustang gắn liền với Phật giáo, kinh tế chủ yếu nhờ vào du lịch, chăn nuôi và thương mại bị ảnh hưởng rất lớn từ các lực lượng bên ngoài. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập vào Tây Tạng, kể cả thực phẩm. Thậm chí đồng Nhân dân tệ Trung Quốc cũng rất thịnh hành.
Theo nghiên cứu của Đại học Westminster, thủ đô Luân Đôn, Anh Quốc, Mustang được Trung Quốc quan tâm bởi vùng đất này rất nhiều khoán sản như ở Tây Tạng. Trong khi đó, Nepal lại thờ ơ hoặc chưa có điều kiện khai thác.
_Vân Tuyền (The Nationmul Timedia)_
|
- Hội thảo "Phật giáo - Tầm nhìn lịch sử và thực hành" tại Đại học Sharda, Ấn Độ Thích Nữ Giới Hương
- Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Kiều Đàm Di Tại Miền Bắc California, Hoa Kỳ Thích Nữ Giới Hương
- Chúc Thánh Dương Kinh Thành
- Chùa Liên Hoa Vạn Phật Quá Trình Xây Dựng & Khánh Thành Mặc Phương Tử
- Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Chánh Điện Của Chùa HƯƠNG SEN ở Perris Kiều Mỹ Duyên
- Nga: Sự phát triển của các trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa Vân Tuyền
- Thăm Đại học Rissho Tokyo, Nhật Bản Tokyo, đầu thu 2016 Thích Lệ Đức (Tu viện Cát Trắng, Hoa Kỳ)
- Tổng thống Sri Lanka và Quốc vương Malaysia viếng chùa lễ Phật Vân Tuyền
- Chùm ảnh: Trang nghiêm lễ xuất gia tại Làng Mai N.D (tổng hợp từ langmai.org)
- Chư tăng cầu nguyện hòa bình giữa biên giới Trung Quốc - Myanmar Vân Tuyền
- Ấn Độ: Phát triển Thánh tích di sản Phật giáo Vân Tuyền
- Trung Quốc: Di vật cổ Phật giáo tiết lộ lịch sử Thượng Hải Vân Tuyền (Nguồn: Chinese Museums Association)
- Cư sĩ Ban Ki-moon kết thúc nhiệm kỳ Tổng Thư ký LHQ Vân Tuyền (Nguồn: The Telegraph Media)
- Harvard Mở Khóa Học Phật Giáo Trực Tuyến Miễn Phí Việt dịch: Mây Trắng World Religion News - Alison Lesley
- Thanka - nghệ thuật Phật giáo truyền thống của vùng Himalaya Nguồn: Du lịch thể thao văn hóa
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Quốc lễ Waisak 2019 cộng đồng Phật giáo Walubi Indonesia khám bệnh phát thuốc miễn phí
- Sắp khánh thành Trung tâm Phật giáo Jamyang Leeds tại Anh
- Afghanistan quyết định phục hồi tượng pho tượng Phật Salasala cổ đại khổng lồ
- Thành phố Ghent của Bỉ trở thành thành phố thuần chay của Châu Âu
- Hòa thượng Bhante Arayawangso Mahathero Guruji, Thái Lan, tới thăm Pakistan
- Tìm hiểu Huyền thoại Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur được xây dựng bởi Tăng thân
- Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch Hành hương tới Thánh tích Phật giáo Pakistan
- Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc Tân niên Tây Tạng 2146
- Cư sĩ Joseph Jarman, Nhà soạn nhạc, Giáo thọ Phật giáo về cõi Phật
- Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại với phái đoàn sinh viên Hoa Kỳ và Isreal
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)