Hòa thượng Bhante Arayawangso Mahathero Guruji, Thái Lan, tới thăm Pakistan

Đã đọc: 1009           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hòa thượng Bhante Arayawangso Mahathero Guruji nổi tiếng thế giới, vị lãnh đạo Cộng đồng Phật tử Thái Lan sẽ viếng thăm Pakistan vào tháng 04 tới, để tham gia vào một sư kiện hòa hợp giữa các tôn giáo.

Trong chuyến viếng thăm, vị lãnh đạo Cộng đồng Phật tử Thái Lan được kính trọng nhất của các Phật tử trên khắp thế giới, sẽ hành hương chiêm bái các Thánh tích Phật giáo cổ đại, đặc biệt là ở thung lũng Sawat (đã từng được xem là một thiên đường của Pakistan, ví dụ như Thụy Sỹ ở châu Á) và Taxila (Thành phố cổ đại Taxila ngày nay chỉ còn lại những hang động, tu viện Phật giáo và nhà thờ Hồi giáo, Thành phố này từng là một Trung tâm giao thương của Trung Đông trong thời cổ đại) và giao lưu với  cộng đồng địa cộng đồng địa phương.

Theo Cư sĩ Imran Shaukat, một nhà hoạt động làm việc để quảng bá du lịch Phật giáo tại Pakistan chuyến viếng thăm của nhà lãnh đọa Phật giáo đang diễn ra để thu hẹp khoảng cách giữa những người theo các tín ngưỡng khác nhau.

Hòa thượng Bhante Arayawangso Mahathero Guruji tới thăm Pakistan

Cư sĩ Imran Shaukat nói thêm rằng, chuyến viếng thăm này sẽ truyền cảm hứng cho chư vị tăng sĩ khác và người dân Phật giáo trong khu vực đến thăm Pakistan và xem các địa điểm tham quan Phật giáo  tại đây.

Với các bước thân thiện với d lịch gần đây được Chính phủ Nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan công bố, các nhà quảng bá du lịch hy vọng một số lượng lớn Phật tử sẽ đến với Pakistan bởi quốc gia này là nơi có nhiều di tích văn hóa lịch sử Phật giáo cổ đại.

Mấy ngày vừa qua trước sự kiện Pulwama, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Shah Mahmoud Quraishi đã tổ chức một cuộc họp với các vị Đại sứ và Thành viên cao cấp của các quốc gia Phật giáo để khám phá tiềm năng chưa được khai thác của quốc gia Hồi giáo trong lĩnh vực đặc biệt này.

Một di tích Phật giáo của Pakistan

Trong cuộc họp này, Quraidhi đã thông báo với các nhà ngoại giao về các di tích Phật giáo ở nhiều nơi tại quốc gia Hồi giáo này, đặc biệt ở Khyber Pakhtunkhwa (KP), Balochistan và Punjab.

Theo Cư sĩ Imran Shaukat, một nhà hoạt động làm việc để quảng bá du lịch Phật giáo tại Pakistan, hiện Nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan là nơi có các di tích Phật giáo và có 1200 đến 1400 di tích lớn nhỏ có một số liên quan đến lịch sử Đức Phật và thời đại của Ngài.

Cư sĩ Imran Shaukat nói: “Thật chẳng may, chúng tôi đã không tận dụng được nó, khu vực này và những lời nói dối lớn chưa được khai thác và chưa được khám phá. Vùng thung lũng Swat của chúng tôi là một trong 8 nơi tôn thờ Ngọc Xá lợi của Đức Phật được mang đến và có một di tích chỉ ra nơi đó trong thung lũng, một pho tượng Phật nhập Niết bàn với tư thế nằm dài 30 mét cũng được phát hiện tại Haripur.

Theo Cư sĩ Imran Shaukat, Phật giáo phát triển mạnh ở Pakistan ngày nay các đây 2.300 năm, khi khu vực này là trung tâm của một nền văn minh Phật giáo bắt nguồn từ sự cai trị của vị minh quân thánh triết Asoka (A Dục vương-Vua Hộ trì Phật pháp, 274-237 trước Tây lịch), người sáng lập ra triều đại Maury (Khổng Tước), để lại một di sản khảo cổ về nghệ thuật và kiến trúc.

Nền văn minh Gandharan (Càn Đà la), tồn tại từ thế kỷ thứ 6 trước kỷ nguyên Tây lịch đến thế kỷ thứ 5 sau kỷ nguyên Tây lịch được cho là đã tạo ra những hình ảnh chạm khắc đầu tiên về cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá, bằng vữa, đất nung và đồng, hầu hết được lưu giữ trong các ngôi già lam cổ tự và bảo tháp trong các khu vực."

Thư ký Hiệp hội Ký túc xá Thanh niên Pakistan (PYHA) khi đối thoại với tờ News News cũng nói rằng là vùng đất có khí hậu đa dạng và các di sản văn hóa, di sản, vùng đất xanh, đồng cỏ, núi phủ tuyết, hồ, thung lũng, sông và biển, và có tiềm năng thu hút khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới.

Tại Sindh, khu vực khảo cổ Mohenjodaro cho thấy tại đây có nền văn minh cổ đại có niên đại 2500BC ở Punjab, Harrapa có dấu vết từ năm 2600BC.

Vân Tuyền (Nguồn: Gulf News Asia)_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập