Thiền sư Chân Nguyên với tín ngưỡng Di Đà tại Việt Nam
“Từ xưa đã thế, đến nay còn có thể học, muôn duyên buông xuống, quyết chí lên non, lặng lẽ ngồi Thiền dưới gốc cây tùng lớn, hoặc khỏe khoắn ở ẩn trong hang đá Già lam, công thực hành Bát nhã sâu xa thì quả Bồ đề chứng thành trọn vẹn. Một khi việc làm đã đủ, xuân đến hoa nở, phó chúc yên ổn tốt lành, cùng mặc áo pháp, việc ứng duyên xong xuôi, phản bổn hoàn nguyên, một niệm Di Đà tự nhiên ngồi mà mất. Niết bàn tròn vắng, trơ trơ bốn tướng (sanh, già, bệnh, chết) đều không, pháp tính trong suốt, hóa hiện hoa sen chín tầng một cách tự tại”.




Khi bàn về tác phẩm Tịnh độ yếu nghĩa, tác giả Chân Nguyên Thiền sư toàn tập nhận định rằng: “Một trong những hạn chế đó là Tịnh độ yếu nghĩa, đã sử dụng nhiều tài liệu khác nhau để xây dựng và phát biểu quan điểm của mình nên thực sự không phải là một sáng tác phẩm thuần túy của Chân Nguyên. Bởi vì bốn phần đầu, từ số 1 đến số 4, Chân Nguyên đã trích gần như nguyên văn từ Long thư Tịnh độ văn của Vương Nhật Hưu đời Tống bên Trung Quốc viết vào năm 1160, chỉ có phần 6, phần mà trong đó chủ yếu bao gồm những bài kệ ngộ đạo của Chân Nguyên; có đến những 6 bài kệ hết thảy.
Theo giáo sư Lê Mạnh Thát thì do thế “phát biểu một phần nào những tư tưởng chín chắn của Chân Nguyên về một số vấn đề từng làm ông suy nghĩ. Vì vậy, ta không thể nào bỏ qua Tịnh độ yếu nghĩa một cách dễ dàng, nếu muốn nghiên cứu Chân Nguyên một cách nghiêm chỉnh, dù cho nó đã mang một số giới hạn tư tưởng và văn từ nhất định, chỉ một số bài thơ tứ tuyệt ấy cũng đã nói lên cái độc đáo của tác phẩm ấy”.
Bởi vậy theo tác giả Chân Nguyên Thiền sư toàn tập:
“Ngay sự kiện sau mỗi lần trích dẫn nguyên văn ấy, ông đều đã thêm một bài kệ của chính ông, không nói lên một ý nghĩa nào khác hơn là, ông đã chọn những trích văn ấy một cách có ý thức và có chủ đích. Hơn nữa, Chân Nguyên đã đứng ra in lại Long thư Tịnh độ văn. Do thế, ông không phải cố ý che dấu việc trích dẫn của mình. Có lẽ, ông viết Tịnh độ yếu nghĩa đúng với tiêu đề của nó, vì trong khi đứng ra in Long thư Tịnh độ văn của Vương Nhật Hưu, ông nhận thấy ý tưởng đó tuy rất tốt, nhưng lại quá rườm rà, dài dòng, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, nên cần có một cái gì để thu tóm lại được hết “yếu nghĩa” của tư tưởng Tịnh độ, và cái gì đó là Tịnh độ yếu nghĩa của ông. Nói một cách khác, ông đã tíếp thu có phê phán tư tưởng của Long thư Tịnh độ văn, và sự phê phán ấy không nói rõ bằng văn từ, mà bằng chính hành động.
(…) Hơn nữa, trong bài tựa và hậu tựa, khi đứng ra in lại Long thư Tịnh độ văn, mặc dù Chân Nguyên đã ca ngợi không tiếc lời cái mục đích cùng ý đồ tốt đẹp của Vương Nhật Hưu. Nhưng ta không thấy một lời nào ông dùng để khen thưởng ra mặt Long thư Tịnh độ văn như một tác phẩm. Đến hậu tựa, Chân Nguyên nói thẳng ra sự đánh giá của ông đối với tác phẩm ấy. Theo ông, nó chỉ bao gồm những “thái trích” từ những kinh điển của Phật giáo, không hơn không kém. Một khi đã đánh giá Long thư Tịnh độ văn như vậy, ta tất không có gì ngạc nhiên trước việc “thái trích” của Chân Nguyên để viết lên Tịnh độ yếu nghĩa của ông. Hơn nữa, Chân Nguyên quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Cho nên, ông viết văn, không phải chỉ thuần túy để viết văn, mà nhằm chuyển giải một lập trường, một quan điểm, thể hiện một thái độ, một lương tri. Vì thế, viết sao cũng được hết, miễn trình bày một cách thành công cho người đọc những gì mình nhắm tới, thậm chí ngay cả mình “thái trích” văn ngôn của người khác”.
Đúng là Chân Nguyên không phải viết văn để thuần túy là viết văn, mà ông chỉ quan niệm “văn dĩ tải đạo” mà thôi. Đọc những dòng sau đây trong lời bạt ông viết nhân dịp khắc bản in lại Long thư Tịnh độ văn của Vương Nhật Hưu thì ta sẽ thấy rõ:
“Phàm chân lý thì dứt hết nói năng, không nói năng thì không thể đến được chỗ đạo màu nhiệm. Hễ đạo lý thì để được bước lên sự thật, không bước lên sự thật thì không do đâu mà tới nên quán hạnh tế vi. Nói năng là để xâu lại lời văn. Lời văn là để chuyên chở đạo lý. Ấy là công cụ chung của thiên hạ, làm rung động đến muôn đời sau mà không mòn mất đi được”.
Nhưng đó không phải là trường hợp cá biệt giữa Chân Nguyên và Vương Nhật Hưu, mà trong lịch sử văn học của thế giới cũng đã từng xảy ra như vậy. Tác giả Chân Nguyên Thiền sư toàn tập dẫn chứng:
“Đó cũng là thái độ và quan điểm của nhà văn nhà thơ thiên tài của nền văn học Đức Goethe đối với nhà thơ thiên tài Shakespeare của nền văn học Anh, mà ông có trích dẫn một số câu nguyên văn trong kiệt tác Faust”.
Dù có những giới hạn như vậy, nhưng tác giả Chân Nguyên Thiền sư toàn tập vẫn đánh giá cao tác phẩm và “vẫn coi nó như là một tác phẩm lý luận đại biểu cho lối suy tư và cách đặt vấn đề của tác giả Thiền tông Bản hạnh (một tác phẩm nổi tiếng khác của Chân Nguyên). Nó đã nói lên một phần nào quan điểm và lập trường của Chân Nguyên về một số vấn đề, mà ông đã dành suốt cuộc đời mình để suy nghiệm. Nó đáng được đọc, để hiểu thêm thái độ Phật học của tác giả đối với những tác phẩm Phật giáo Trung Quốc trong những thế kỷ trước, khi mà tinh thần hoài cổ đang còn mạnh và hầu như trở thành một thứ tàn bạo ngự trị trên đời sống văn hóa của nhân dân ta”.
Như vậy, những nhà trí thức của Việt Nam từ những ngày đầu tiếp xúc với văn hóa phương Bắc đến tận cuối thế kỷ 19 vẫn còn bị cái tinh thần hoài cổ này “ngự trị một cách tàn bạo” lên tinh thần và từ đó ảnh hưởng đến tác phẩm của họ chứ đâu phải chỉ một mình Chân Nguyên đã ảnh hưởng?
Nhưng nếu pháp môn Tịnh độ cứ khuyên con người chỉ niệm Phật và suốt đời chỉ trầm tư về cái chết thì hóa ra cái giây phút hiện tại mà mỗi người chúng ta đang hiện hữu đây là thừa thãi và vô tích sự hay sao? Nói một cách khác, khi ta cứ suy nghĩ về cái chết sắp đến thì sự suy nghĩ ấy có giúp ích gì cho đời sống hiện tại của chúng ta hay không?
Đây là lời giải đáp của tác giả Chân Nguyên Thiền sư toàn tập:
“Bởi lý do ấy, mà ngay khi đến giờ phút sắp chết, người niệm Phật tuyệt đối không sợ hãi, không luyến tiếc, không cuống cuồng ghê rợn, mà là bình tĩnh thản nhiên đối với cái chết, coi cái chết là một điều tất nhiên phải đến và vui vẻ chấp nhận. Chính nhờ sự không ghê rợn luyến tiếc đó, họ có thể làm việc ở đời, không ngại đến hiểm nguy, không e khó nhọc, ngay cả không sợ mất tính mạng. Đạt đến một niềm bình tĩnh thản nhiên như thế tức là đã nâng ý thức con người lên một bước, chuẩn bị cho hành động một cách tích cực và hiệu quả.”
Từ lời nhận định trên của tác giả Chân Nguyên Thiền sư toàn tập, khiến tôi liên tưởng đến Pascal, nhà văn nhà tư tưởng lừng danh của nước Pháp ở thế kỷ thứ 17 đã nói về cái chết của con người như thế này:
“Ngay cả khi vũ trụ đè bẹp con người, thì con người vẫn cao cả hơn vũ trụ vì con người biết rằng mình đang chết, còn vũ trụ đâu có biết đến chiến thắng của nó.”[6]
Đúng là như vậy rồi, vì trong tất cả mọi sinh vật đang sống trên mặt đất nàychỉ có con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, nên ngày càng nâng cao ý thức của mình lên. Nếu không nâng cao được ý thức của mình lên thì làm sao con người có thể có được một thế giới văn minh tiến bộ vượt bậc như hiện nay?
Và phải chăng vì những sinh vật khác không hề biết rằng mình sẽ chết nên cả đời chỉ biết dành ăn rồi đến lúc lăn đùng ra mà chết đó sao?
_Thích Phước An_
[1] Các Tông Phái của Đạo Phật, Tuệ Sỹ dịch, Tu thư Đại học Vạn Hạnh 1973, tr.19.
[2] Trần Thái Tông toàn tập của Lê Mạnh Thát, NXB TP.HCM 2004, tr. 366-367.
[3] Tuệ Sỹ dịch, sđd tr.334.
[4] Chân Nguyên thiền sư toàn tập, tập 1, tác giả Lê Mạnh Thát, Tu thư Vạn Hạnh 1980.
[5] Tuệ sĩ dịch, sđd, tr.315-316.
[6] Nguyễn Hiến Lê dịch.
|
- Nguyên nhân vua Lưu Ly thảm sát dòng họ Thích Ca phatgiao.org.vn
- Nhà Sư Và Con Bò Cạp - The Monk And The Scorpion Nguyễn Văn Tiến
- Vài cứ liệu về nguồn gốc Pāli trong kho tàng tiếng Việt Chúc Phú
- Âu Dương Cánh Vô Và Vương Ân Dương Thích Trung Nghĩa
- Biện Chứng Pháp Phật Giáo Thích Trung Nghĩa
- Người Nhật đã biến điều hoang đường thành sự thật Sưu tầm từ trang Trung tâm hộ tông
- Hấp thu quá ít muối cũng gây hại cho huyết áp Trần Trọng Hiếu (theo Medical Daily)
- Thiếu kẽm làm tiêu hóa khó khăn Trần Trọng Hiếu (theo Medical Daily)
- Quả bồ hòn - Nước giặt an toàn đến từ thiên nhiên Sưu tầm
- Câu nói tiếng Anh khuyên sống tốt của Đạo Phật Y Vân
- Viên Tịch và Tân Viên Tịch Trần Việt Long
- Hạ tải logo chính thức của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2014 - Vesak lần thứ 11 Admin
- Mẫu banner - bandrole - biểu ngữ dùng in ấn trang trí mùa Phật đản Quốc Việt
- Phương trị bệnh thần kinh tọa Lương Y Phan Văn Sang
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Thi ca Huyền Không với tuổi thơ học đạo
- Rabindranath Tagore – Thi nhân đi tìm vô hạn trong vòng tay của bà mẹ cát bụi
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông
- Cuộc hành trình cuối cùng của đức Phật với những thống khổ muôn đời của nhân loại
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông
- Cuộc hành trình của đức Phật với những thống khổ muôn đời của Nhân loại
- Buddhaghosa và Lev Tolstoy - Những người đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời
- Thiền sư Chân Nguyên với tín ngưỡng Di Đà tại Việt Nam
- Từ đêm nhìn sao mai mọc nơi rặng hy mã lạp sơn đến những con đường thôn dã của quê hương
Được quan tâm nhất

Phương trị bệnh thần kinh tọa 26/06/2012 23:36:00 |
![]() |
Mẫu banner - bandrole - biểu ngữ dùng in ấn trang trí mùa Phật đản 11/04/2014 05:48:00 |
![]() |
Hạ tải logo chính thức của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2014 - Vesak lần thứ 11 23/04/2014 00:58:00 |
![]() |
Câu nói tiếng Anh khuyên sống tốt của Đạo Phật 29/04/2016 16:50:00 |
![]() |
Quả bồ hòn - Nước giặt an toàn đến từ thiên nhiên 02/10/2016 11:59:00 |
Biện Chứng Pháp Phật Giáo 11/07/2017 09:58:00 |
Người Nhật đã biến điều hoang đường thành sự thật 30/10/2016 21:50:00 |
Âu Dương Cánh Vô Và Vương Ân Dương 11/07/2017 12:36:00 |
Thiền sư Chân Nguyên với tín ngưỡng Di Đà tại Việt Nam 08/11/2016 12:37:00 |
Hấp thu quá ít muối cũng gây hại cho huyết áp 30/10/2016 20:43:00 |
![]() |
Viên Tịch và Tân Viên Tịch 17/04/2016 06:58:00 |
![]() |
Vài cứ liệu về nguồn gốc Pāli trong kho tàng tiếng Việt 29/07/2018 10:39:00 |
Thiếu kẽm làm tiêu hóa khó khăn 21/10/2016 19:02:00 |
![]() |
Nguyên nhân vua Lưu Ly thảm sát dòng họ Thích Ca 17/09/2020 22:45:00 |
![]() |
Nhà Sư Và Con Bò Cạp - The Monk And The Scorpion 24/02/2020 13:10:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)