Ý Nghĩa Tượng Trưng Của Hoa Sen

Hoa sen trong đời thường đã được ca tụng là loại hoa có hương sắc, đẹp đẽ thường nở trong ao hồ, vào mùa hạ, ở những vùng có nhiệt độ thích hợp. Trong khi đó, chúng ta luôn nhìn thấy hình ảnh Đức Phật đứng hoặc ngồi trên tòa sen, hoa sen nở dưới chân Ngài, đi theo Ngài xuất hiện ở khắp mọi nơi, khắp mọi lúc, bất kể thời gian, không gian, và thời tiết. Vì thế, hoa sen là hoa tượng trưng của Đạo Phật, là loại hoa cao quý, và tinh khiết. Hoa sen chính là hoa tâm, hoa tỏa hương thơm ngát trong tâm của mỗi người con Phật, qua tất cả bốn mùa, Xuân Hạ Thu Đông.
Ý Nghĩa Tượng Trưng Của Hoa Sen - Barbara O'Brien
(The Symbol Of The Lotus - Barbara O'Brien)
LỜI NGƯỜI CHUYỂN NGỮ (NCN):
Hoa sen đã và đang là một biểu tượng của sự tinh khiết kể từ trước thời của Đức Phật, cũng như hoa sen nở rộ trong nghệ thuật và văn học Phật Giáo. Gốc rễ của hoa sen là ở trong nước bùn, tuy nhiên, thân cây sen vượt lên trên bùn để nở hoa, cho chúng ta những bông hoa sạch sẽ, và thơm tho.
Trong nghệ thuật Phật Giáo, một bông hoa sen đã nở hoàn toàn là dấu hiệu của sự giác ngộ, trong khi đó một nụ hoa sen chưa-nở tượng trưng cho thời điểm trước khi giác ngộ. Đôi khi bông hoa sen chỉ nở một phần, che dấu tâm điểm của đài sen, là dấu hiệu của sự giác ngộ mà mắt thường không trông thấy được.
Bùn đất nuôi dưỡng gốc rễ cây sen tượng trưng cho cuộc sống hỗn độn, dơ bẩn của kiếp người. Từ đó qua các kinh nghiệm và thử thách, chúng ta tìm cách vượt thoát ra khỏi bùn nhơ, rồi phát triển tốt đẹp, và khỏe mạnh (nở hoa). Tuy nhiên, trong khi hoa sen nhô lên trên bùn, gốc rễ và thân cây hãy còn ở trong bùn, cũng giống nơi chốn (dơ bẩn) mà chúng ta đang sinh sống. Một câu kệ của Thiền Tông nói rằng, "Chúng ta hãy sống trong sạch trong bùn lầy, giống như một đóa hoa sen."
Khi chúng ta vượt ra ngoài bùn để phát triển (để nở hoa), điều nầy đòi hỏi chúng ta cần có một niềm tự tin cao độ về chính bản thân mình, về sự thực hành Phật Pháp, và dựa vào sự giảng dạy của Đức Phật. Do đó, bên cạnh sự tinh khiết và sự giác ngộ, hoa sen cũng còn tượng trưng cho sự tin tưởng.
HOA SEN TRONG KINH PALI
Đức Phật lịch sử (Đức Phật Thích Ca) đã xử dụng biểu tượng hoa sen trong nhiều bài giảng của ngài. Thí dụ như trong bài Kinh Dona (Tam Tạng Kinh Pali, Kinh Tăng Chi Bộ 4,36), khi một vị Bà La Môn Dona đến hỏi Đức Phật là ngài có phải là một vị thiện thần không. Ngài trả lời,
"Cũng giống như một đóa hoa sen mầu đỏ, mầu xanh da trời, hoặc mầu trắng -- sinh ra từ dưới nước, lớn lên từ trong nước, rồi nhô lên khỏi mặt nước -- cây hoa đứng thẳng mà không bị ô uế bởi nước, cũng như thế -- ta sinh ra trong kiếp người, lớn lên trong kiếp người, vượt ra khỏi kiếp người -- ta sống mà không bị ô uế bởi kiếp người. Nầy Bà La Môn, hãy nhớ rằng ta là 'bậc giác ngộ.'" [Người dịch: Thanissaro Bikkhu]
Trong một phần khác của Tam Tạng Kinh, Trưởng Lão Tăng Kệ ("các bài kệ của các vị Thượng Tọa"), có một bài thơ được xem là của vị đệ tử Udayin --
Giống như một đóa hoa sen,
Sinh ra từ trong nước (dơ bẩn),
Khi hoa nở tỏa hương thơm tinh khiết, và làm cho tâm an lạc,
Tuy nhiên, hoa không bị thấm bởi nước (dơ bẩn),
Cũng như thế, Đức Phật sinh ra trong kiếp người,
Ngài tồn tại trong kiếp người;
Và cũng giống như hoa sen mọc lên từ trong nước (dơ bẩn),
Đức Phật không bị dính bụi dơ bẩn của kiếp người. [Người dịch: Andrew Olendzki]
CÁC CÁCH DÙNG KHÁC CỦA HOA SEN NHƯ MỘT BIỂU TƯỢNG
Hoa sen là một trong Tám Biểu Tượng Tốt Lành của Phật Giáo.
Theo truyền thuyết, trước khi Đức Phật ra đời, mẹ ngài là Hoàng Hậu Maya (Ma Da) nằm mơ thấy môt con voi đực mầu trắng, vòi voi cầm theo một bông hoa sen mầu trắng.
Chư Phật và chư Bồ Tát thường được miêu tả là ngồi, hoặc đứng trên đài sen. Đặc biệt hầu như Đức Phật A Di Đà luôn luôn ngồi, hoặc đứng trên tòa sen, và tay ngài cũng thường cầm một bông hoa sen.
Kinh Pháp Hoa (Kinh Hoa Sen, Lotus Sutra) là một trong những kinh điển Đại thừa được đánh giá cao nhất.
Câu thần chú nổi tiếng Om Mani Padme Hum (Án Ma Ni Bát Mê Hồng, liên hệ đến vị Bồ Tát Quán Thế Âm bốn tay, của người Tây Tạng) được tạm dịch là "viên ngọc quý (nằm) trong tâm điểm của đóa hoa sen."
Khi ngồi thiền định, thế ngồi hoa sen đòi hỏi người ngồi gấp đôi chân vào nhau, chân phải để nghỉ ngơi trên đùi trái, và ngược lại.
Theo một văn bản cổ điển Truyền Đăng (hoặc là Trao Truyền Đèn Chánh Pháp, Denkoroku) được xem là viết bởi Thiền Sư phái Soto (Tào Động) Nhật Bản tên là Keizan Jokin (1268-1325), Đức Phật đã có lần giảng bài pháp thoại trong im lặng, không lời, lúc đó tay ngài giơ lên một đóa hoa sen vàng. Tôn Giả Đại Ca Diếp là đệ tử của ngài mỉm cười. Đức Phật nhìn nhận là Tôn Giả Đại Ca Diếp đã đạt được sự giác ngộ, và ngài nói rằng, "Trong đôi mắt trí tuệ của ta có kho báu, đó là trạng thái không thể diễn tả được của tâm Niết Bàn. Kho báu nầy ta giao phó cho Tôn Giả Đại Ca Diếp."
Ý NGHĨA QUAN TRỌNG VỀ MẦU SẮC CỦA HOA SEN
Trong biểu tượng Phật Giáo, mầu sắc của hoa sen truyền tải một ý nghĩa đặc biệt.
HOA SEN MÀU XANH DA TRỜI
Một bông hoa sen màu xanh da trời thường đại diện cho trí tuệ hoàn hảo. Điều nầy có liên hệ đến Bồ Tát Văn Thù. Trong một số trường phái, hoa sen màu xanh da trời không bao giờ nở hoàn toàn, cho nên tâm điểm của đài sen không được nhìn thấy. Thiền Sư Dogen (Đạo Nguyên) đã viết về những bông hoa sen mầu xanh da trời, trong tập sách nhỏ có tên là Những Bông Hoa Trong Hư Không (Kuge), thuộc về tập hợp sách Shobogenzo (Kho Báu Trong Đôi Mắt Chánh Pháp, Treasury Of The True Dharma Eye).
"Thí dụ như, thời gian và nơi chốn để hoa sen màu xanh da trời hé nụ, và nở hoa là lúc hoa đang ở giữa cơn lửa, và lúc ngọn lửa cháy sáng. Những tia lửa và ngọn lửa cháy sáng nầy là nơi chốn và thời gian mà hoa sen màu xanh da trời hé nụ, và nở hoa. Tất cả những tia lửa và ngọn lửa cháy sáng (nằm trong khoảng cùng nơi chốn và thời gian), giống như nơi chốn và thời gian mà bông hoa sen màu xanh da trời hé nụ và nở hoa. Chúng ta hãy biết rằng chỉ cần một tia lửa duy nhất là có hàng trăm ngàn bông hoa sen màu xanh da trời, nở hoa trên bầu trời, nở hoa trên mặt đất, nở hoa trong quá khứ, và nở hoa trong hiện tại. Trải nghiệm được thời gian và nơi chốn chính xác của cơn lửa nầy, là hiểu biết về bông hoa sen mầu xanh da trời. Chúng ta đừng để thời gian và nơi chốn của bông hoa sen màu xanh da trời nầy trôi qua đi." [Người dịch: Yasuda Joshu Roshi và Thầy Anzan Hoshin]
HOA SEN MÀU VÀNG
Một hoa sen màu vàng tượng trưng cho sự hiểu biết rõ ràng về sự giác ngộ của tất cả chư Phật.
HOA SEN MÀU HỒNG
Một hoa sen màu hồng tượng trưng cho Đức Phật, và lịch sử, cùng sự tiếp nối của chư Phật.
HOA SEN MÀU TÍM
Trong Phật Giáo bí truyền, một hoa sen màu tím thì hiếm hoi, huyền bí, và có thể chuyên chở nhiều ý nghĩa, tùy thuộc vào số lượng hoa sen góp chung lại với nhau.
HOA SEN MÀU ĐỎ
Một hoa sen mầu đỏ thì liên hệ đến Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Bồ Tát Của Lòng Từ Bi. Hoa sen đỏ cũng liên hệ đến trái tim, và bản chất nguyên thủy, tinh khiết của chúng ta.
HOA SEN MÀU TRẮNG
Hoa sen màu trắng tượng trưng cho trạng thái tinh thần đã được gạn lọc, cho sạch hết đi các chất độc hại.
-----------------------------------
Source-Nguồn: http://buddhism.about.com/od/eightauspicioussymbols/a/The-Symbol-Of-The-Lotus.htm
The Symbol Of The Lotus - Barbara O'Brien - Source-Nguồn: buddhism.about.com - Updated: 4/23/2016
The lotus has been a symbol of purity since before the time of the Buddha, and it blooms profusely in Buddhist art and literature. Its roots are in muddy water, but the lotus flower rises above the mud to bloom, clean and fragrant.
In Buddhist art, a fully blooming lotus flower signifies enlightenment, while a closed bud represents a time before enlightenment. Sometimes a flower is partly open, with its center hidden, indicating that enlightenment is beyond ordinary sight.
The mud nourishing the roots represents our messy human lives. It is within our human experiences and our suffering that we seek to break free and bloom. But while the flower rises above the mud, the roots and stem remain in the mud, where we live our lives. A Zen verse says, "May we exist in muddy water with purity, like a lotus."
Rising above the mud to bloom requires great faith in oneself, in the practice, and in the Buddha's teaching. So, along with purity and enlightenment, a lotus also represents faith.
THE LOTUS IN THE PALI CANON
The historical Buddha used the lotus symbolism in his sermons. For example, in the Dona Sutta (Pali Tipitika, Anguttara Nikaya 4.36), the Buddha was asked if he was a god. He replied,
"Just like a red, blue, or white lotus -- born in the water, grown in the water, rising up above the water -- stands unsmeared by the water, in the same way I -- born in the world, grown in the world, having overcome the world -- live unsmeared by the world. Remember me, brahman, as 'awakened.'" [Thanissaro Bhikkhu translation]
In another section of the Tipitika, the Theragatha ("verses of the elder monks"), there is a poem attributed to the disciple Udayin --
As the flower of a lotus,
Arisen in water, blossoms,
Pure-scented and pleasing the mind,
Yet is not drenched by the water,
In the same way, born in the world,
The Buddha abides in the world;
And like the lotus by water,
He does not get drenched by the world. [Andrew Olendzki translation]
OTHER USES OF THE LOTUS AS A SYMBOL
The lotus flower is one of the Eight Auspicious Symbols of Buddhism.
According to legend, before the Buddha was born his mother, Queen Maya, dreamed of a white bull elephant carrying a white lotus in its trunk.
Buddhas and bodhisattvas often are portrayed seated or standing on a lotus pedestal. Amitabha Buddha in particular is nearly always sitting or standing on a lotus, and he often holds a lotus as well.
The Lotus Sutra is one of the most highly regarded Mahayana sutras.
The well-known mantra Om Mani Padme Hum roughly translates into "the jewel in the heart of the lotus."
In meditation, the lotus position requires folding one's legs so that the right foot is resting on the left thigh, and vice versa.
According to a classic text attributed to Japanese Soto Zen Master Keizan Jokin (1268-1325), The Transmission of the Light (Denkoroku), the Buddha once gave a silent sermon in which he held up a gold lotus. The disciple Mahakasyapa smiled. The Buddha approved Mahakasyapa's realization of enlightenment, saying, "I have the treasury of the eye of truth, the ineffable mind of Nirvana. These I entrust to Kasyapa."
SIGNIFICANCE OF COLOR
In Buddhist iconography, the color of a lotus conveys particular meaning.
BLUE LOTUS
A blue lotus usually represents the perfection of wisdom. It is associated with the bodhisattva Manjusri. In some schools, the blue lotus is never in full bloom, and its center cannot be seen. Dogen wrote of blue lotuses in the Kuge (Flowers of Space) fascicle of Shobogenzo.
"For example, the time and place of the opening and blooming of the blue lotus are in the midst of fire and at the time of flames. These sparks and flames are the place and time of the blue lotus opening and blooming. All sparks and flames are within the place and time of the place and time of the blue lotus opening and blooming. Know that in a single spark are hundreds of thousands of blue lotuses, blooming in the sky, blooming on the earth, blooming in the past, blooming in the present. Experiencing the actual time and place of this fire is the experience of the blue lotus. Do not drift by this time and place of the blue lotus flower." [Yasuda Joshu Roshi and Anzan Hoshin sensei translation]
GOLD LOTUS
A gold lotus represents the realized enlightenment of all Buddhas.
PINK LOTUS
A pink lotus represents the Buddha and the history and succession of Buddhas.
PURPLE LOTUS
In esoteric Buddhism, a purple lotus is rare and mystical and might convey many things, depending on the number of flowers clustered together.
RED LOTUS
A red lotus is associated with Avalokiteshvara, the bodhisattva of compassion. It also is associated with the heart and with our original, pure nature.
WHITE LOTUS
The white lotus signifies a mental state purified of all poisons.
-----------------------------
- Hãy sống chánh niệm trong từng phút giây Bình Yên
- Thấy Phật Dược Sư bằng tâm HT.Thích Trí Quảng
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy HT. Thích Trí Quảng
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Sự trói buộc của lưỡi Lê Khắc Thanh Hoài
- Cầu nguyện là chánh tín hay mê tín? HT. Thích Thanh Từ
- Tâm linh mầu nhiệm: Biết trước giờ tịch, xá-lợi hiển linh Dã Hạc
- Thiền quán thương yêu - tha thứ Nguyên tác: Loving-kindness Meditation - Fogiveness Ven. Ayya Khema Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Thấy đạo, truyền đạo HT. Thích Trí Quảng (Bài giảng tại tổ đình Thiên Thai, Long Hải)
- Thế Kỷ 21 Đón Mừng Ngày Đức Phật Thành Đạo Nguyễn Văn Tiến
- Làm phước không bao giờ đủ Quảng Tánh
- Thế nào là tiếc phước? Sưu tầm từ Internet
- Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng Thích Nhất Hạnh (Trích Bài giảng tại xóm Thượng, Khóa tu mùa Đông năm Quý Dậu) Nguồn: langmai.org
- Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh & trí tuệ HT. Thích Trí Quảng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)