Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý
Dù rằng, tái sinh làm trời, người hưởng phước và tiếp tục tu học là một trong những mục tiêu quan trọng của người học Phật, nhất là hàng cư sĩ chuyên tâm hộ pháp. Nhưng bốn Thánh quả (Tu-đà hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán) mới chính là đích đến của đệ tử Thế Tôn, nhất là quả vị A-la-hán, chấm dứt luân hồi sinh tử. Nên Thế Tôn không nói đến thọ sinh dù cho đó là thượng, trung hay hạ. Vì “thọ sinh là rất khổ”, “một đời hai đời còn khổ nạn, huống gì lưu chuyển mãi mãi mà có thể cam chịu”.
“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy lui ngồi một bên, giây lát sau rời chỗ ngồi, bạch Phật:
- Thế Tôn thường khen hào tộc cao quý, không nói đến thấp hèn. Song, bạch Thế Tôn, con không khen tôn quý, không nói thấp hèn, chỉ nói với hàng trung lưu khiến được xuất gia học đạo.
Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:
- Thầy tự nói rằng không khen hàng tôn quý, không nói thấp hèn, chỉ nói hàng trung lưu được xuất gia học đạo. Nhưng nay Ta không nói về nơi thọ sinh thượng, trung, hạ. Vì sao thế? Phàm thọ sinh là rất khổ, không đủ mong muốn. Như đống phân kia chút ít còn rất hôi huống gì nhiều; nay sự thọ sinh cũng lại như vậy, một đời hai đời còn khổ nạn, huống gì lưu chuyển mãi mãi mà có thể cam chịu. Do hữu có sinh, do sinh có lão, do lão có bệnh có tử, lo buồn khổ não, có gì đáng tham ưa, bèn thành thân ngũ thạnh ấm. Nay Ta quán sát nghĩa này mà nói như thế. Một đời hai đời còn khổ nạn, huống gì lưu chuyển mãi mãi mà có thể cam chịu.
Này Xá-lợi-phất! Nếu có ý muốn thọ sinh, nên phát nguyện sinh trong gia đình hào quý, không sinh nơi ti tiện. Vì sao thế? Chúng sinh bị tâm ràng buộc lâu dài, chứ không bị hào tộc ràng buộc. Này Xá-lợi-phất! Như Ta ở trong gia đình hào quý, là dòng Sát-lợi Chuyển luân Thánh vương, nếu như Ta không xuất gia học đạo thì sẽ làm vua Chuyển luân. Nay Ta bỏ địa vị Chuyển luân Thánh vương, xuất gia học đạo thành đạo Vô thượng. Còn nếu sinh trong nhà thấp hèn, không được xuất gia học đạo thì trở lại bị rơi trong đường ác.
Cho nên, Xá-lợi-phất! Nên tìm phương tiện hàng phục tâm. Như thế, Xá-lợi-phất, nên học điều này!
Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 51.Phi thường [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.571)
Tâm từ bi của Thế Tôn luôn bình đẳng. Bất cứ ai, dù cho ở hoàn cảnh nào cũng được hóa độ, trở thành đệ tử Phật và có cơ hội tu tập thành tựu giải thoát. Tuy nhiên, trong quá trình học đạo theo giáo pháp của Thế Tôn, không phải ai cũng dự phần vào các Thánh quả. Tùy theo căn cơ, tinh tấn nỗ lực cùng nhiều duyên lành khác trong tu học mà mỗi người có một kết quả khác nhau. Có người sau khi nghe pháp thoại liền chứng đắc, có người sau một thời gian tinh chuyên tu học mới dự vào Thánh quả, có rất nhiều người dù hết sức cố gắng nhưng vẫn chưa thành tựu được gì nhiều, nương vào nhân duyên tu học đời này để tái sinh vào nơi tốt đẹp mà tiếp tục cuộc tu.
Thực tế cho thấy, cũng là người tu, nhưng người nào xuất thân với truyền thống gia đình có nền tảng đạo đức tốt, học vấn cao, kinh tế ổn, vẫn có “chất” hơn. Nói cách khác, phước báo hữu lậu cùng với hạt giống Phật pháp sẽ trợ duyên tích cực cho người tu hướng đến giải thoát.
- Hãy sống chánh niệm trong từng phút giây Bình Yên
- Thấy Phật Dược Sư bằng tâm HT.Thích Trí Quảng
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy HT. Thích Trí Quảng
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Phóng sinh nhiều cách ! Quảng Tánh
- Ý nghĩa "thí thực" Thích Thiện Phước
- Ta là chủ quyết định cuộc đời mình Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Chánh kiến HT. Thích Trí Quảng
- Cúng Dường Tác giả: Thích Chân Tính
- Đạo Phật Nguyên tác: What is Buddhism Tác giả: Geshe Kelsang Gyatso. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Tiềm năng trí tuệ con người Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Suy nghiệm lời Phật: Thân đẹp mà tiếng lại hay Quảng Tánh
- Hạnh kiên nhẫn JAN CHOZEN BAYS Diệu Liên Lý Thu Linh (trích dịch từ How to Train a Wild Elephant)
- Suy nghiệm lời Phật: Bốn pháp căn bổn Quảng Tánh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Từ những trang kinh: Nguyên nhân Đức Phật không thuyết giới cho người bất tịnh
- Vì sao khẩu tạo ác nghiệp đưa đến quả báo khổ?
- Tư duy đúng khiến phiền não rơi rụng
- Cầu an theo tinh thần kinh Phước Đức
- Xuất xứ, tên gọi và đặc trưng của 18 vị La Hán
- Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh
- Thiện tri thức - Gần đèn thì sáng
- Sát sinh chịu quả báo nặng nề
- Quả báo sát sinh
- Bốn pháp mang đến an lạc đời sau cho người cư sĩ
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)