Hóa giải nghiệp
Nghiệp là tất cả việc làm tốt, hay xấu và là hành động cố ý. Vì sự cố ý đó mới lưu lại dấu vết ở tâm thức của người tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ luôn luôn chỉ đạo những tạo tác của chính họ. Vì vậy, việc làm nào không xuất phát từ ý đồ thì không phải là nghiệp.
Quả báo có thể là tức khắc, hay kéo dài rất lâu và cái quả đó khi hội đủ nhân duyên sẽ tác động chúng sanh tái sanh trong một hoàn cảnh nhất định, nhưng trong cuộc sống mới đó, những việc làm của họ lại tạo ra nghiệp mới và quả báo mới. Đó là sự chi phối của quy luật nghiệp báo khiến cho con người trôi lăn mãi trong luân hồi sinh tử.
Nguyên lý của luật nghiệp báo là chính mình gieo nghiệp nhân trong đời sống hiện tại, hay quá khứ, tức đã làm việc tốt, mang an vui cho người, hay đã làm những việc ác, hại người để kết thành cuộc sống của mình hạnh phúc hay khổ đau. Vì vậy, theo Phật, không có thượng đế hay thần linh nào quyết định được cuộc sống tốt đẹp hay thấp kém của con người.
Thật vậy, nghiệp nhân phát xuất từ cội nguồn là tâm. Phật dạy trong kinh Pháp cú rằng: “Tâm dẫn đầu mọi hành động. Tâm làm chủ. Tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói, hay làm với tâm ác thì sự đau khổ sẽ theo ta như bánh xe lăn theo dấu chân con bò kéo xe… Và nếu ta nói, hay làm với tâm trong sạch thì hạnh phúc sẽ theo ta như bóng theo hình”. Và “Khi nghiệp nhân đã gieo thì chắc chắn phải lãnh thọ, không thể trốn vào đâu được, dù kẹt núi, biển cả, hay trên hư không”.
Nguồn gốc của nghiệp nhân là vô minh và ái thủ. Vô minh là không hiểu biết đúng đắn về việc làm tốt đẹp, không biết cách sống hướng thượng, an lạc, để rồi khởi tâm tham dục dẫn đến mọi hành động hoàn toàn lệ thuộc vào sự sai khiến của tâm tham ái từ vô số kiếp. Cứ như vậy mà con người tự tạo cuộn dây nghiệp dày đặc để buộc chặt mình vào bánh xe luân hồi sinh tử trong sáu cõi.
Phật dạy rằng việc tạo nghiệp không ngoài ba cửa là thân, khẩu và ý. Tâm phát khởi ý nghĩ xấu ác: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…, hay động niệm, tạo thành ý nghiệp, miệng nói lời không đúng sự thật, nói lời độc ác, lời gây chia rẽ, nói bịa đặt tạo thành khẩu nghiệp, thân làm các việc ác như sát sanh, trộm cướp, tà dâm… tạo thành thân nghiệp.
Mặc dù làm thiện thì được hạnh phúc, làm ác phải gánh khổ đau; nhưng thuyết nghiệp báo theo Phật không có nghĩa là ta bị nghiệp trói buộc như định mệnh, hay số phận an bài mà ta không thể sửa đổi được.
Thật vậy, Đức Phật đã dạy rằng chính ta là người xây dựng vận mạng của ta, chính ta tạo thiên đường cho ta và cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Vì chính những ý nghĩ, lời nói và việc làm của ta tạo thành nghiệp quả tốt hay xấu cho tương lai mình.
Hiểu rõ ý nghĩa của nghiệp, chúng ta có thể hóa giải nghiệp xấu bằng cách giữ gìn năm giới, siêng năng thực hành mười điều lành của thân, khẩu, ý, vì đó là chất liệu rất tốt giúp ta có được cuộc sống yên ổn, thanh tịnh để tiến tu, không bị các nghiệp phá hại.
Thực tế là cần làm các việc phước đức như bố thí, cúng dường, giúp đỡ người về mọi phương diện, phóng sanh, in kinh sách Phật, tùy hỷ với thành quả của người khác, hoặc niệm Phật, Thiền định, áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống mang đến lợi ích cho người khác… Thực hành các việc phước một cách đúng đắn và liên tục, nghiệp ác sẽ được rửa sạch và tích lũy được thiện nghiệp, cho đến khi tu hành đắc đạo, sẽ sống ngoài sự chi phối của nghiệp, hay nói chính xác hơn là không còn nghiệp.
Trong một bài kinh về hạt muối trong Nikaya, Đức Phật đã dạy rằng nếu ta bỏ một vốc muối vào chén nước, thì nước mặn vô cùng, nhưng nếu bỏ vốc muối xuống sông Hằng thì vị mặn không còn. Cũng vậy, nếu liên tục làm nhiều việc ác thì cũng giống như bỏ vốc muối vào chén nước nhỏ. Trái lại, nếu một lần làm nghiệp ác thì cái quả của nó chưa đủ trổ ra, vì tiếp theo đó, tâm ý được nối tiếp với nhiều nghiệp thiện và nếu thiện nghiệp này cứ gia tăng thì giống như nước dòng sông đổ vào khiến cho nghiệp ác bị xóa tan.
- Hãy sống chánh niệm trong từng phút giây Bình Yên
- Thấy Phật Dược Sư bằng tâm HT.Thích Trí Quảng
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy HT. Thích Trí Quảng
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Những điều nam giới bị ràng buộc Quảng Tánh
- Chuyện kể vế Ðức Quan Âm Nam Hải Làng Mai
- Hỏi đáp về nhân quả: Những khuyết tật về chân do nhân gì? Thượng Tọa Thích Chân Quang
- Sát sinh ắt phải chịu nghèo hèn Quảng Tánh
- 12 câu hỏi về cuộc đời Chùa Vạn Đức
- Tu đạo cần có tâm kiên trì không đổi Chùa Vạn Đức
- Hướng đến ánh sáng Thích Nguyên Hùng
- Từ Bi Là Suối Nguồn Yêu Thương Vô Hạn Trong Cuộc Đời Đầy Phong Sương Và Gió Bụi Này Dalai Lama Minh Chánh chuyển ngữ
- Yếu chỉ kinh tụng hằng ngày Chùa Linh Xứng Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Kinh Hoa Nghiêm với sự “Tự do Bình đẳng” trong xã hội Vân Tuyền
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy
- Hãy là phước điền Tăng
- Đại tạng kinh Phật giáo: Kho tàng văn hóa - tri thức của nhân loại
- ĐẠO TỪ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG - ĐỆ NHẤT PHÓ PHÁP CHỦ KIÊM GIÁM LUẬT HĐCM GHPGVN
- Sinh hoạt Phật giáo cần thích nghi với hoàn cảnh xã hội
- Y Phật phát huy giới thân huệ mạng người xuất gia
- Xây dựng mối quan hệ hòa bình & hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới
- Kệ dâng y
- Đền ơn đáp nghĩa đúng Chánh pháp
- Cởi trói thân tâm, giữ chánh niệm - sống trong chánh định
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)