Kệ dâng y

Con nay thành kính cúi đầu,
Nguyện dâng pháp phục thỉnh cầu chứng minh.
Cửa Thiền đọc tụng chơn kinh,
Tứ sanh lục đạo siêu sinh giác đài.
Ba đời chư Phật Như Lai,
Nương vào y bát hiển ngay thân vàng.
Tam thừa tứ quả chơn tăng,
Ca-sa bình bát hiện thân độ đời.
A Nan, Ca Diếp truyền thừa,
Thần Quang (1), Lục tổ (2) là người thọ y.
Văn Lang (3) từ thuở sơ khai,
Cương Lương(4), Tăng Hội (5)truyền ngay y vàng.
Trúc Lâm Yên Tử Giác Hoàng, (6)
Truyền y phú pháp mở đàng Thiền tông.
Phương Nam nhờ có Thọ Tông, (7)
Tánh Tường (8), Phật Ý(9) ra công phục hồi.
Giác Lâm Hải Tịnh(10) kế ngôi,
Nam kỳ lục tỉnh (11) khắp nơi hoằng truyền.
Ngày nay nước Việt bình yên,
Ba miền thống nhất mở thiên sử vàng.
Con nay mắt thấy rõ ràng
Việt Nam Phật giáo muôn ngàn Tăng Ni
Trải qua những cuộc thạnh suy
Nhờ có y bát đạo này bền lâu.
Nam-mô Ca Sa Tràng Bồ-tát (3 lần)
Tại trường hạ Việt Nam Quốc Tự, PL.2562 HT.Thích Trí Quảng
___________
(1) Thần Quang: là người được ngài Tổ sư Đạt Ma truyền y bát và trở thành Nhị tổ của Thiền tông Trung Hoa.
(2) Lục tổ: là người được ngài Ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát và trở thành Lục tổ của Thiền tông Trung Hoa.
(3) Văn Lang: tên gọi của nước Việt Nam thời xưa.
(4) Cương Lương: là ngài Chi Cương Lương Tiếp, người nước Nhục Chi (Trung Á), là người truyền bá Phật giáo vào Việt Nam sớm nhất và dịch bộ kinh Pháp hoa tam-muội đầu tiên tại Việt Nam.
(5) Tăng Hội: là ngài Khương Tăng Hội, gốc người Khương Cư (Trung Đông), sanh tại Giao Châu, xuất gia tại Trung tâm Luy Lâu (Hà Nội), là người Việt Nam truyền bá Phật giáo vào Trung Quốc sớm nhất.
(6) Trúc Lâm Yên Tử Giác Hoàng: là vua Trần Nhân Tông.
(7) Thọ Tông: là Tổ Nguyên Thiều.
(8) Tánh Tường: nói đủ là Tổ Thật-Thụy, Tánh-Tường thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 35, là người có công truyền bá Phật giáo đầu tiên ở thành Gia Định.
(9) Phật Ý: là Tổ Linh-Nhạc, Phật-Ý, thuộc dòng Lâm Tế gia phổ đời thứ 35, là người có công truyền bá Phật giáo đầu tiên ở thành Gia Định cùng với Tổ Thật-Thụy, Tánh-Tường.
(10) Giác Lâm Hải Tịnh: là ngài Tiên-Giác, Hải-Tịnh (Tế-Giác Quảng-Châu) (chùa Giác Lâm, quận Tân Bình), là người có công truyền bá và phát triển Phật giáo tại Nam Kỳ lục tỉnh.
(11) Từ Phan Thiết đến Cà Mau.
***
_Nguồn: giacngo.vn_
- Chuyện cụ già tu mướn CTV
- Lời dạy của Hòa thượng Thích Thanh Từ về việc điều hòa mâu thuẫn Hòa thượng Thích Thanh Từ
- Phật tánh Tam Tinh
- Kinh Phật là gì? Minh Châu
- Ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai…đều là mộng CTV
- Thế Tôn báo hiếu Phụ vương HT. Thích Phước Sơn
- Khảo về Dị Bộ Tông Luân Luận Thích Trung Nghĩa dịch
- Đạo đức (số 1) Nền tảng đạo đức
- Bản dịch Kinh Phật thuyết báo ân phụng bồn (Đại thừa Ngũ kinh, tập 39, trang 575) Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Các nhà khoa học nói gì về Đức Phật? Phật giáo Thanh Hóa
- Lương hoàng sám và Thủy sám Thích Trung Nghĩa
- Lục độ Ba-la-mật-đa Nguyễn Vĩnh Thượng
- Mười một cửa giải thoát Tâm Tịnh cẩn tập
- Cuộc đời Đức Phật qua ngòi bút Thiền sư Thích Nhất Hạnh Lê Tiên Long
- Đức Phật dạy vua Ba Tư Nặc pháp tu Thanh tịnh thiền Nguyễn Đức Sinh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy
- Hãy là phước điền Tăng
- Đại tạng kinh Phật giáo: Kho tàng văn hóa - tri thức của nhân loại
- ĐẠO TỪ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG - ĐỆ NHẤT PHÓ PHÁP CHỦ KIÊM GIÁM LUẬT HĐCM GHPGVN
- Sinh hoạt Phật giáo cần thích nghi với hoàn cảnh xã hội
- Y Phật phát huy giới thân huệ mạng người xuất gia
- Xây dựng mối quan hệ hòa bình & hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới
- Đền ơn đáp nghĩa đúng Chánh pháp
- Cởi trói thân tâm, giữ chánh niệm - sống trong chánh định
- Gặt hái cho được quả Sa-môn trong mùa an cư
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)